‘Cả lớp được giấy khen vô tình làm tổn thương đứa trẻ’

Theo dõi VGT trên

Chị Minh Nguyệt – giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội – cho rằng việc chụp ảnh khoe thành tích cả lớp diễn ra phổ biến, vô tình làm tổn thương đứa trẻ không nhận được giấy khen.

Nhìn bức ảnh “cả lớp nhận giấy khen, chỉ mình em lẻ loi”, tôi thoáng nghĩ, đó không còn là chuyện hiếm.

Cả lớp được giấy khen vô tình làm tổn thương đứa trẻ - Hình 1

Đối với chị Minh Nguyệt, học tập không chỉ trong nhà trường mà còn bên ngoài cuộc sống. Ảnh: N.M.

Phát giấy khen thành phong trào

Tôi không phủ nhận hoàn toàn tác dụng việc khen thưởng ở trường. Bởi, giấy khen là công cụ khích lệ, từ đó tạo động lực cho con tiến bộ.

Sẽ tuyệt hơn nếu thầy cô thấy được sự nỗ lực mọi mặt của đứa trẻ để khen, chứ không chỉ dừng ở điểm số. Thầy cô có thể khen con hay giúp đỡ bạn, chăm đọc sách… Tuy nhiên, chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo vì muốn làm được như vậy không dễ, phụ thuộc trình độ nhận thức, sự tận tụy của giáo viên.

Nhìn vào thực tế, điều này khó thực hiện ở hệ thống giáo dục công lập nước ta vì giáo viên thông thường phải quản lý nhiều học sinh và công việc hành chính khác.

Vậy nhà trường nên trao giấy khen thế nào cho hợp lý? Với lứa tuổi nhỏ như cấp 1, giấy khen, bằng khen, khi in nhiều, sẽ thành lãng phí, nặng thành tích. Giấy khen có thể thay thế bằng các phần thưởng nhỏ mang tính giáo dục như sách truyện, đồ chơi.

Giấy khen có thể phân theo điểm mạnh của từng cá nhân. Có bạn đạt thành tích học tập nhưng có người thêm giải thưởng thể thao, âm nhạc hay đơn giản là thể hiện lòng tốt. Điều này có thể ghi nhận trong học bạ song song điểm số các con đạt được.

Với các cấp lớn hơn, nhà trường có thể duy trì hình thức giấy khen vì các con cần sự ghi nhận. Còn ở cấp bậc mầm non, tôi cho rằng không cần thiết trao giấy khen. Bản thân các con chưa biết chữ, mang giấy khen về cũng không làm gì cả, lại lãng phí, trở thành phong trào.

Điều này làm giấy khen mất giá trị. Thế hệ chúng tôi, mỗi lớp chỉ có 8-10 bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi, đạt điểm 8 trong lớp không hề dễ. Ngày ấy, sự phân hóa về học lực của học sinh rõ rệt, không phải phần lớn đều giỏi và xuất sắc như bây giờ.

Cả lớp được giấy khen vô tình làm tổn thương đứa trẻ - Hình 2

Chị Minh Nguyệt nhắn nhủ đừng để giấy khen gây áp lực lên con trẻ. Ảnh: N.Y.

Trẻ em cần có tuổi thơ hạnh phúc

Tôi không coi trọng thành tích, giấy khen mà gây áp lực lên con. Tôi để con hiểu học tập ở trường là nhiệm vụ quan trọng nhưng thành tích tốt, dẫn đầu lớp không phải mục tiêu cuối cùng cần đạt được.

Tôi cũng chẳng quan tâm con đứng thứ mấy trong lớp, mà chỉ hỏi con đi học có vui không? Tôi quan tâm việc học của con theo cách khác, con tự giác học thế nào, giải quyết chuyện trên lớp ra sao.

Tôi không can thiệp, không nhắc việc con hoàn thành bài tập hàng ngày, bản thân con tự ý thức việc đó.

Đi họp phụ huynh, thấy con không nằm trong top đầu, tôi không lo lắng. Điều quan trọng con cần hiểu yếu điểm của chính mình là gì, cải thiện như thế nào?

Tôi không hướng con đến việc phải đứng trong top của lớp. Nếu con đạt được, đó là vinh dự nhưng không phải mục tiêu cuối cùng.

Nếu con không nhận được giấy khen, tôi tìm hiểu nguyên nhân, sau đó giải quyết tâm lý để con không bị tự ti, mặc cảm. Tôi muốn con hiểu mỗi người là một cá thể đặc biệt.

Nhiều cha mẹ hiện nay đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái, âu cũng là vì lo lắng cho tương lai của trẻ. Tôi cũng mong con cái sống hài hòa, vui vẻ, phát huy được thế mạnh, cân bằng với cuộc sống.

Video đang HOT

Tôi từng lo lắng, thử nghiệm nhiều nhưng sau đó lại nghĩ mình không thể kiểm soát được mọi thứ trong tương lai, vậy làm sao phải đảm bảo con nhất định thành đạt, thành công?

Trẻ em cần có một tuổi thơ hạnh phúc. Con được dạy, cảm nhận và quý trọng các giá trị như yêu thương gia đình, sống hài hòa với thiên nhiên. Con cần có cuộc sống cân bằng, khỏe mạnh về trí lực, lành mạnh về lối sống.

Ví dụ, bạn út nhà tôi tên Gấu, 8 tuổi, tập bóng bàn mệt, bảo “Con chán rồi”. Nhưng, cháu vẫn cố gắng vượt qua, tiếp tục tập luyện, như vậy là đáng khen. Hay khi chép chính tả thơ Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, bạn ấy mắc 8, hôm sau còn 1 lỗi. Như vậy, con đã đáng được ghi nhận và khen rồi.

Con gái 11 tuổi của tôi vừa kết thúc lớp 6. Cháu học yếu môn Toán trong học kỳ I nhưng có tiến bộ rõ rệt ở kỳ II. Song song việc học trên lớp, con theo chương trình online phổ thông của Mỹ vào buổi tối. Ngoài ra, cháu tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, học hỏi kỹ năng như thuyết trình, quay dựng phim, học làm slide…

Quan điểm giáo dục của tôi thiên về trải nghiệm. Kết thúc năm học, phần thưởng gia đình dành cho các con là chuyến trekking 10 km tại Rừng quốc gia Cát Bà. Các con mất 5 giờ để đi xuyên rừng nguyên sinh, leo 4 ngọn núi, trải nghiệm hành trình kéo dài 6 giờ. Đây là hành trình rất đáng động viên.

Con học tiếng Anh cũng vậy, tôi không ép vội phải thi chứng chỉ, bằng cấp quốc tế, mà giúp con biến tiếng Anh thành công cụ trong đời sống. Hai con hoàn toàn có thể đọc truyện, xem phim tiếng Anh và giao tiếp với người nước ngoài.

Tôi luôn quan tâm sự tiến bộ và nỗ lực của bản thân con trẻ, chứ không so sánh thành tích với các bạn xung quanh vì mỗi bạn có một năng lực khác nhau. Tôi không bắt con phải có năng khiếu như bạn. Tại sao con mình không phải là thiên tài mà bắt con phải làm được như vậy?

Vì vậy, tôi cho rằng giấy khen chỉ như công cụ để khích lệ học sinh, bên cạnh đó có rất nhiều công cụ khác.

Đề xuất xóa bỏ hình thức giấy khen cần tìm hiểu kỹ. Bởi, việc động viên học sinh vẫn rất cần thiết, ghi nhận nỗ lực của trẻ là vô cùng quan trọng. Điều chúng ta cần làm là tìm được công cụ nào không mang tính thành tích.

Bài viết của chị Minh Nguyệt (giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) thể hiện góc nhìn và quan điểm riêng của một phụ huynh sau những tranh luận trên mạng xã hội về bức ảnh trong lớp chỉ một học sinh không nhận giấy khen.

Bạn có ý kiến gì về chủ đề “ai cũng được giấy khen” mỗi khi kết thúc năm học? Hãy chia sẻ quan điểm của mình bằng cách gửi bài viết về địa chỉ toasoan@zing.vn hoặc để lại bình luận dưới bài viết.

Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích

Tâm lý trẻ em rất nhạy cảm, giáo viên khoe nhưng cái sự khoe ở đây không khéo thành ra phản tác dụng, nó ảnh hưởng rất lớn lâu dài đến tâm lý của các em học sinh.

Nhiều chuyên gia đã phân tích về sự tổn thương tâm lý của lứa tuổi học sinh nhất là các em bậc Tiểu học, đây là lứa tuổi đang hình thành nhân cách.

Xã hội nhiều lần lên án việc chạy theo thành tích của ngành giáo dục cũng như cư xử thiếu tính giáo dục của một vài giáo viên.

Có nhiều quan điểm cho rằng những em học sinh chưa được điểm cao, chưa nhận giấy khen hàng năm thì cũng chưa hẳn nói lên được điều gì về tương lai của các em sau này.

Nhưng ngay thời điểm hiện tại cách khen ngợi trẻ không có tính sư phạm lại dễ làm trẻ bị tổn thương tâm lý, thậm chí nó ám ảnh theo em đó suốt những năm ngồi ghế nhà trường.

Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích - Hình 1

Cô Lê Thị Nếp: " Giáo dục rất cần sự yêu thương". Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Nếp - Giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình, chia sẻ:

"Cán bộ giáo viên trường chúng tôi thật sự không đồng tình, bất bình và cảm thấy ái ngại sau khi xem bức ảnh cả lớp giơ giấy khen nhưng một học sinh lại không có gì với nét mặt rất buồn.

Tâm lý trẻ em rất nhạy cảm, giáo viên khoe nhưng cái sự khoe ở đây không khéo thành ra phản tác dụng, sự không khéo đó nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của em học sinh đó.

Đừng nghĩ rằng các em chưa nhận thức được mà ngược lại các em hiểu rất rõ, các em được nhận giấy khen thì tâm trạng rất vui trong khi một mình em đó ngồi thu lu ở góc bàn thì quả là đáng thương và tủi thân.

Mình không thiếu gì cách khen và cũng không thiếu gì cách để khoe, nhưng với kiểu khoe như vậy thì với tư cách là giáo viên Tiểu học tôi hoàn toàn không tán thành. Bản thân người lớn cũng sẽ buồn nếu bị như vậy mà ở đây là là trẻ em.

Trong giáo dục đại trà hiện nay thì chúng ta đang lạm dụng giấy khen có thể nói là quá mức, khen quá nhiều và khen không đúng, khen không trúng, không thực chất.

Ngay lớp tôi đang dạy có 34 học sinh nhưng cuối năm vừa qua chỉ có 7 học sinh được xếp loại tiên tiến xuất sắc, có 8 em được đi dự thi Trạng nguyên qua mạng, Toán trên Internet...đã đạt giải và nhận giấy khen.

Vậy cả lớp có 15 em được nhận giấy khen trên tổng số 34 học sinh, tôi thấy việc khen ngợi các em như vậy rất trúng và thực chất, có thế thì học sinh mới tâm phục khẩu phục mặc dù những em học sinh còn lại không phải là học kém, cũng chỉ thua các bạn được bằng khen một khoảng cách rất ngắn".

Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích - Hình 2

7 em học sinh lớp 1C Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình, được xếp loại tiên tiến xuất sắc trong năm học 2020 vừa qua trên sĩ số lớp 34 học sinh. Ảnh nhân vật cung cấp.

Theo cô Nếp: "Nói như vậy không phải chúng tôi tiết kiệm sự khen ngợi học sinh mà hàng ngày trong mỗi giờ lên lớp, trong mỗi hoạt động thì tôi vẫn khen học sinh bằng lời.

Với những năng lực, kỹ năng, phẩm chất... các con đã đạt được trong giờ học thì tôi khen ngay lập tức và tôi cũng không bao giờ tiết kiệm lời khen.

Nhưng đến cuối năm học để có một tờ giấy khen đúng nghĩa ghi nhận sự cố gắng chăm chỉ của học sinh, được phụ huynh tôn trọng và cảm thấy đúng, xứng đáng thì tờ giấy khen đó mới có ý nghĩa.

Chứ mình cứ phát giấy khen đại trà với số lượng quá nhiều như hiện nay thì tờ giấy khen đó không còn giá trị gì.

Cũng như chúng tôi, nếu một giáo viên đứng lên nhận bằng khen đại trà của cấp huyện, cấp tỉnh... thì chưa chắc đã được các đồng nghiệp tâm phục, mất đi ý nghĩa.

Một tờ giấy khen có ý nghĩa, được tôn vinh từ những việc mình đạt xuất sắc nhất và chỉ mình mình đạt được.

Còn nếu cứ phát giấy khen cho đủ bộ, rồi nhìn mặt phụ huynh để phát, nhìn ông nọ bà kia để nhận xét kết quả học tập thì tôi thấy hoàn toàn không được.

Trong các buổi họp phụ huynh của lớp tôi chủ nhiệm, tôi nói rõ khi dạy và đánh giá các em thì phụ huynh phải thông cảm rằng tôi sẽ đánh giá thực chất.

Không phải nhìn mặt các bậc phụ huynh để tôi đánh giá các em, còn khi đã đánh giá thì đó là kết quả đúng và trúng.

Xin phép các bậc phụ huynh đừng lấy việc đó để mà giận vì tôi không làm được những điều phụ huynh mong muốn, tôi thấy năng lực của các em thế nào thì tôi đánh giá như thế, không thiên vị hay chạy theo thành tích".

Cô Nếp cho biết: "Trong trường tôi việc khen thưởng được quy đinh rõ ràng, bản thân Hiệu trưởng cũng rất tâm lý và nghiêm khắc.

Không bao giờ chúng tôi khen quá nhiều trong một tập thể lớp vì việc đó sẽ mất đi ý nghĩa, không mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Với những em có học lực yếu trong lớp, tôi sẽ chọn một điểm nổi bật gì đó của các em để mà khen ngợi trước lớp, có thể là về năng lực thể thao, vẽ đẹp, tin học hoặc đầu tóc gọn gàng...

Chả lẽ những em học sinh đó không thể có điểm gì đáng được khen hay sao? Với những em như vậy thì giáo viên phải bám vào một đặc điểm gì đó để khuyến khích các em cố gắng.

Mình sẽ khen từng mặt mạnh của em đó để làm sao cho em đỡ tủi thân trong một tập thể lớp, hơn nữa đó sẽ là động lực giúp em tiến bộ và cố gắng hơn trong học tập".

Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích - Hình 3

8/34 em học sinh lớp 1C Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình, được đi dự thi Trạng nguyên qua mạng, Toán trên Internet...đã đạt giải và nhận giấy khen. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Phụ huynh suy nghĩ gì?

Chị Ngọc Trâm, Cầu Giấy, Hà Nội nêu quan điểm: "Theo tôi thì phụ huynh họ không thể tự vào lớp học để chụp những tấm ảnh như vậy, mà ở đây là có sự sắp đặt của giáo viên.

Tấm ảnh này thể hiện thành tích của giáo viên chứ không phải là mục đích để tuyên dương học sinh giỏi.

Mọi hành động của giáo viên trên lớp đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, làm sao để khi các con nhìn vào phải tự mình thấy cần phải cố gắng hơn, đấy mới là điều cần thiết chứ không phải để các con thấy tự ti, tủi thân.

Nếu tôi là mẹ cháu học sinh kia thì thực sự tôi thấy rất rất buồn và thương con vô cùng. Vẫn biết con mình có thể yếu mặt nào đó không được như giáo viên mong muốn nhưng cháu không đáng bị đối xử như thế, không hề có tính giáo dục trong một hoàn cảnh như vậy.

Tôi cũng trách cô giáo vì tại sao lại chụp tấm ảnh như đó? Trong khi cô quá rõ có một vài học sinh trong lớp không theo kịp các bạn về khả năng.

Nếu như sự việc cứ im lặng trôi qua thì không nói làm gì, đằng này còn đưa lên mạng xã hội và bàn tán thì thật sự hành động đó không thể nào chấp nhận được.

Thật xót xa khi thấy con mình trở nên lạc lõng giữa "rừng" giấy khen của cả lớp. Hình ảnh đó cho thấy sự phản cảm, phản giáo dục, thể hiện sự phô trương, thích hình thức.

Tôi nghĩ việc học ở đây ngoài kiến thức ra thì điều quan trọng nữa là học làm người, vậy nên con mình không được như các bạn thì mình vẫn phải dạy dỗ làm sao cho cháu tiến bộ.

Nay lại chụp con mình như vậy thì quá là xúc phạm danh dự một đứa trẻ và phụ huynh của cháu, cho dù giáo viên vô tình hay cố ý. Tôi thấy thương con mình nhiều hơn và cũng cảm thấy mất niềm tin vào giáo dục.

Có thể nghĩ hơi bi quan nhưng là tôi thì tôi sẽ chuyển trường cho cháu, cứ để cháu ở lại lớp đó thì chắc cháu cũng không học được sau sự việc chụp ảnh kia, rồi rất nhiều những bình luận, còn các bạn cháu nghĩ sao về việc này?".

Nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích - Hình 4

Cô Lê Thị Nếp và các em học sinh lớp 1C Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đồng tình với những quan điểm trên khi trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, Tiến sỹ Lê Thị Túy - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên, chia sẻ quan điểm:

"Tổn thương hay chấn thương tâm lý của những đứa trẻ là quá rõ ràng, trẻ bị tổn thương là khi có sự bỏ rơi về mặt tâm lý, thiếu quan tâm.

Điều quan trọng nữa sẽ làm tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần cho em học sinh này là khi về nhà mà không có tờ giấy khen để khoe với bố mẹ.

Nếu những hành động kiểu như tặng giấy khen tràn lan, chụp ảnh kiểu này vẫn còn tiếp diễn thì trẻ sẽ có những thái độ tiêu cực, thiếu tự tin hoặc ngược lại sẽ trở nên lỳ lợm, chống đối.

Sang chấn tâm lý hay tổn thương về cảm xúc không hề đơn giản, trẻ con giàu cảm xúc nhưng cũng dễ bị tổn thương nếu như trẻ cảm thấy mình bị cô lập, tách biệt trong lớp học".

Bà Túy nói: "Hiện nay tôi thấy lớp học gần như em nào cũng được nhận đủ loại giấy khen, như vậy là quá dễ dãi trong việc khen thưởng.

Chính điều này gây ra hiệu ứng ngược về tâm lý, nếu giấy khen là thứ dễ dàng đạt được thì nó không còn trở nên đáng quý trọng và sẽ không khiến cho các em học sinh nỗ lực phấn đấu để đạt được.

Bệnh thành tích có lẽ đã trở thành một vấn nạn, càng đáng suy ngẫm hơn khi các em học sinh được sống trong một nền giáo dục đang lấy những tờ giấy khen làm thành tích. Giáo dục mà đề cao giấy khen hình thức, bằng cấp, sẽ tạo ra những máy học vẹt".

Bà Túy nhấn mạnh: "Thực tế xã hội đã cho thấy, việc tốt nghiệp đại học và những sinh viên có bằng cấp cao giờ đây không còn là hiếm.

Sinh viên ra trường đa số đạt bằng tốt, nhưng ngược lại thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn khá cao vì các em thiếu kỹ năng thực tiễn, kỹ năng mềm?

Đó mới là điều quan trọng và đáng phải suy nghĩ một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ chạy theo những bệnh thành tích, những tờ giấy khen vô nghĩa".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũiXuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi
16:04:52 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Thông tin mới nhất vụ cô gái bị bắt cóc đòi chuộc 150 triệu đồngThông tin mới nhất vụ cô gái bị bắt cóc đòi chuộc 150 triệu đồng
19:49:21 27/01/2025
Không thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổiKhông thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổi
17:30:52 27/01/2025
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?
15:11:36 27/01/2025
Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?
18:36:56 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện một đối tác tiềm năng của TikTok

Lộ diện một đối tác tiềm năng của TikTok

Thế giới

21:20:10 27/01/2025
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua cho biết ông đang đàm phán với nhiều người về việc mua lại TikTok và có thể sẽ đưa ra quyết định về tương lai của ứng dụng này trong 30 ngày tới.
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại

Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại

Tin nổi bật

21:17:29 27/01/2025
Liên quan đến việc 2 chị em theo bố lên rẫy rồi mất tích, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể người em trai trên sông Ba, cách vị trí tìm thấy thi thể chị gái khoảng 300m.
Cosplay nhân vật game quá xinh, hot girl bỗng nổi tiếng không ngờ, liên tục tung ảnh gợi cảm

Cosplay nhân vật game quá xinh, hot girl bỗng nổi tiếng không ngờ, liên tục tung ảnh gợi cảm

Cosplay

21:00:47 27/01/2025
Theo đó, ban đầu cô nàng hot girl này dường như vẫn còn là cái tên khá xa lạ với cộng đồng game thủ trên toàn thế giới.
Khám phá bản đồ Free Fire trong sự kiện hợp tác đặc biệt với Naruto Shippuden

Khám phá bản đồ Free Fire trong sự kiện hợp tác đặc biệt với Naruto Shippuden

Mọt game

20:48:48 27/01/2025
Có rất nhiều điểm mới lạ đang chờ game thủ khám phá trong sự kiện hợp tác IP anime lớn nhất từ trước đến nay của Free Fire.
Những 'cái đầu nóng' tham gia giao thông và 'đánh được người mặt vàng như nghệ'

Những 'cái đầu nóng' tham gia giao thông và 'đánh được người mặt vàng như nghệ'

Pháp luật

20:20:47 27/01/2025
Chỉ va chạm nhỏ nhặt khi tham gia giao thông nhưng nhiều kẻ lại hung hăng lao vào hành hung người khác. Hậu quả, có người đã mất mạng, còn những kẻ côn đồ cũng phải trả giá bằng sự tự do.
Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Sao thể thao

19:22:29 27/01/2025
Neymar đồng ý trở lại Santos và Al-Hilal cũng chấp nhận các điều khoản. Thương vụ sẽ chính thức hoàn tất trong tuần sau.
Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Netizen

18:28:58 27/01/2025
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có mặt tại nhà cha vợ ở thị xã Sơn Tây để chuẩn bị đón tết.
Hương Baby: "Tôi tin Tuấn Hưng không bao giờ làm điều gì sai với tôi"

Hương Baby: "Tôi tin Tuấn Hưng không bao giờ làm điều gì sai với tôi"

Sao việt

18:21:46 27/01/2025
Hương Baby khẳng định cô không thay đổi Tuấn Hưng. Trong hôn nhân, mỗi người đều tự rút ra điều gì quan trọng để giữ tổ ấm hạnh phúc.
Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Hậu trường phim

17:19:58 27/01/2025
Thị trường điện ảnh Việt năm 2024 có một số bước tiến so với năm 2023, về cả doanh thu lẫn sự đa dạng trên thị trường.
9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

Sức khỏe

17:03:47 27/01/2025
Thay vì chế biến sinh tố trái cây cùng đường hay sữa đặc, bạn nên ăn tươi hoặc kết hợp với sữa chua không đường để tăng hương vị mà không làm tăng lượng calo.
Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.