Cá lẹp mà kẹp rau mưng
Một vài cây mưng đã rộ lộc, từng lá non nhú lên màu đo đỏ bắt mắt. Mùa mưng rộ cũng là mùa cá lẹp được nước. Nhờ vậy những người dân ven biển mới có một món ngon, dân dã: Cá lẹp kẹp với rau mưng.
Cá lẹp vàng hươm đậm đà hơn khi kết hợp với đọt mưng
Người dân miền Trung hiền hòa còn lạ gì những cây mưng quen thuộc ở hàng hiên, trong vườn nhà, đến mùa thả những chùm bông đỏ rực. Hoa mưng rụng lả tả, nhuộm đỏ cả một góc sân. Cũng chẳng kém cạnh, hoa mưng rời đi thì lại nhường chỗ cho chùm quả mưng lủng lẳng. Quả nào quả ấy y chang chiếc lồng đèn tí xíu, cũng đu đưa khi gió nhẹ vuốt ve.
Lộc mưng là thức ngon với hương vị riêng biệt. Một chút chát đắng, một xíu vị chua, mùi thảo mộc thoang thoảng. Vì thế lá mưng non trở thành loại rau ghém ngon miệng, dành để ăn kèm với thịt, cá. Nhất là sự kết hợp tuyệt vời với cá lẹp (nghe cái tên là đã tưởng tượng được hình thù con cá ra làm sao).
Video đang HOT
Cá lẹp vốn như tên gọi, có thân rất mỏng, chưa đến mức lép kẹp như cá thờn bơn, song cũng chẳng úc núc hơn bao nhiêu. Được cái cá lẹp sạch ruột, lại rất béo thơm, gần bờ. Vì vậy nhiều người cảm tạ lộc biển đã ban cho loài cá “nhỏ mà có võ”, ngon không kém chi thức cá đắt tiền.
Rửa sạch đất cát, quạt lửa than thật đượm là có thể nướng cá lẹp. Than củi dương đỏ rực, phả sức nóng đều nên những chú cá sớm đổi màu. Mùi thơm của biển, của cá sực nức. Vỏ cá vàng hươm, cháy sém bắt mắt. Cá lẹp nhanh chóng chín đều, gỡ nhẹ tay thì lớp thịt trắng bong đã hiện ra.
Pha nước mắm chua ngọt thật đậm đà. Vắt chanh mạnh tay, giã tỏi, thêm nạm ớt tiêu cay xè, nhúm đường, rót nước mắm ruốc thơm sực nức. Thế là ta có ngay thức chấm tuyệt vời. Ngắt một vài đọt mưng, ngồi nhâm nhi với cá lẹp, kể chuyện ông cha ra khơi đánh cá, lèo lái con thuyền vượt những cơn sóng dữ. Lời cảm ơn những ngư dân dũng cảm mang lại cho mọi người con tôm, con cá chân tình nhất là trân trọng sản phẩm lao động mà họ đánh bắt được.
Cái thú của cá lẹp và rau mưng là phải gói ghém lại với nhau. Bởi ăn riêng cá thì quá béo, nhấm nháp suông rau mưng thì chát xít, đăng đắng rất khó ưa. Ấy vậy mà khi cuốn chút thịt cá vào chiếc lá đo đỏ ấy, chấm chấm vào chén nước mắm, khi cho vào miệng thì một cảm giác ngon lành khó tả chợt bùng lên. Vị đắng chát không còn, cái béo ngậy quá mức cũng lặn mất. Cá lẹp kẹp rau mưng hài hòa cái ngọt của thịt cá, cái the cay của ớt, cái tươi non của lộc cây, vị chua thật dịu, thật đặc biệt. Ăn tới miếng thứ hai mà cứ ngỡ mình chưa ăn, nhìn xuống đĩa rau cá sạch bách mà trong bụng vẫn thòm thèm hương vị.
Quê tôi ở vùng bãi ngang ven biển, mùa hè gió Lào cát trắng bỏng rát, mùa mưa dai dẳng sụt sùi. Vậy mà dịu hiền trên vùng cát, những tán mưng vẫn lặng thầm thả hoa, buông quả. Rồi đến mùa, chúng nhú những lộc non, để những người dân xứ biển lại cảm tạ lộc trời, nhâm nhi món ngon cùng cá lẹp, rau mưng.
Bữa tiệc... bún mắm
Những người ăn được và "lỡ ghiền" mắm cái thì chỉ cần hàng xóm giở nắp hũ mắm ra họ đã xuýt xoa "chu cha, mắm đâu mà thơm dữ".
Ngoài hai món chính bún và mắm, những món bày biện thêm cũng gợi nhiều "cảm xúc" ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN
Bún mắm có thể gọi là bạn... chí tình chí cốt của sinh viên nghèo, của gia đình đông con, của giới lao động mưu sinh vất vả. Bởi chỉ một ít tiền lẻ là có thể bưng trên tay một tô bún mắm đầy đặn, đáp ứng cho cái sự ăn chắc mặc bền.
Bún mắm là món ăn dân dã. Những làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi thường có món này. Thoạt tiên, bún mắm chỉ có... bún và mắm. Bún ở đây là bún tươi. Còn mắm là mắm cái, thường được muối bằng cá cơm, khi ăn người ta hay thả những lát thơm (còn gọi là khóm) xắt mỏng vào. Những người không ăn được mắm cái vì nhiều lý do khác nhau thì miễn bàn. Còn những người ăn được và "lỡ ghiền" mắm cái thì chỉ cần hàng xóm giở nắp hũ mắm ra họ đã xuýt xoa "chu cha, mắm đâu mà thơm dữ". Giới trẻ hào phóng chữ nghĩa hay nói đó là mùi thơm... thần thánh.
Khi phố xá ngày thêm bóng nhoáng, gánh bún mắm có lẽ biết người biết ta nên đã lùi vào hẻm nhỏ. Vậy mà khách sang vẫn tìm tới. Nhiều cô cậu ăn mặc rất "mốt" vẫn cứ rủ nhau đi ăn bún mắm. Từng đũa bún mắm quê mùa bình thản "lướt" qua những cặp môi đỏ mọng. Nói vậy để thấy bún mắm cũng có sức "mê hoặc" chứ đâu phải dạng vừa!
Mức sống lên cao kéo theo ẩm thực cũng đa dạng. Bún mắm thoát xác, không còn đơn giản "chan mắm vào bún" là xong mà đã trở nên thịnh soạn với những món ăn kèm rất thú vị.
Số là bữa lên thành phố gặp nhóm bạn cũ, cũng là "hội bún mắm" ngày xưa. Chuyện đông chuyện tây đã đời rồi cũng lắng xuống. Đúng lúc đó, một đứa nhắc "bún mắm". Một đứa vỗ tay reo lên, nói đúng rồi, "thần chú" là đây chớ đâu nữa? Vậy là kỷ niệm cái thời ngồi đòn tre ăn bún mắm trở về cựa quậy. Và cái dạ dày... động đậy. Nhưng mà trưa rồi. Với lại cũng nên ủng hộ cái "trạng thái bình thường mới" sau những ngày giãn cách xã hội, cả nhóm quyết định không tới quán quen mà đi chợ mua đồ về làm tiệc bún mắm tại nhà.
Phụ nữ thật tuyệt! Mấy chị em con nhà phố đã "làm mới" món bún mắm của dân làng chài, đã "sang trọng hóa" bún mắm từ bao giờ vậy? Tôi cứ tưởng chỉ là bún chan mắm truyền thống ngày xưa chứ đâu nghĩ phong phú như thế này. Ngoài hai món chính bún và mắm, những món bày biện thêm cũng gợi nhiều "cảm xúc".
Này nhé! Đĩa rau với nhiều lát dưa leo xinh tươi, vừa thấy đã... nghe giòn. Đĩa đậu chiên vàng ươm, nhìn thật hiền nhưng không kém phần hấp dẫn. Đĩa rau thơm dịu ngon lành. Đĩa thịt ba chỉ vừa "nghĩ" tới thôi cũng đã nghe béo ngọt. Nói thật, nếu chỉ riêng bún - mắm cũng đủ "đằm" cái lưỡi rồi. Giờ thêm các món vừa kể đã tạo sự ăn ý giữa hương và vị, khiến cái món ăn xưa nay có tiếng thô mộc, bình dân bỗng trở nên "thanh thoát", hấp dẫn lạ kỳ.
Nói, đây đích thị là bữa tiệc "hoành tráng". Mấy bạn cười, hỏi "cơ bản" là có ngon không? Trả lời, chỉ đánh giá là "ngon" thôi thì có vẻ thiệt cho bún mắm quá. Phải nói là "đỉnh" của ngon, hay còn gọi là... ngon có ngọn! vẫn giữ nguyên mùi vị
Ngọt mát bát canh cá cháo Cá cháo (còn gọi là cá khoai) là loại cá biển có thân hình thon dài, không vảy, thịt trắng muốt, xương mềm. Đây là loại cá ít xương, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, khi chế biến có hương vị rất độc đáo. Cá cháo (cá khoai) và cải cúc ẢNH: NGÔ MÃ THIÊN Vì cá có thịt...