Cả làng sống trong ác mộng vì ‘bệnh ngủ li bì’ bí ẩn
Hàng trăm người dân ở làng Kalachi, Kazakhstan đang phải sống trong ác mộng khi họ ngủ li bì suốt ngày, thậm chí cả tuần lễ do một căn bệnh bí ẩn được gọi là ‘bệnh ngủ li bì’ trong vòng hai năm qua. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân căn bệnh này.
Một y tá chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh ngủ li bì ở làng Kalachi, Kazakhstan – Ảnh chụp màn hình video của Russia Today (Nga) trên Youtube
Dân làng Kalachi có thể ngủ bất kỳ lúc nào, ngủ li bì, nằm bất động trong vòng nhiều ngày liền, theo Telegraph ngày 26.3.
“Có lúc tôi đang nói chuyện, bỗng dưng tôi buồn ngủ và ngủ nhiều ngày liền”, bà Lyubov Bilkova, một người dân ở làng Kalachi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga Vesti.
“Lúc tôi không ngủ, tôi có cảm giác giống như bị say rượu”, bà Bilkova nói.
Cứ bốn người thì có một người bị chứng bệnh ngủ li bì tại Kalachi với tổng số dân tại đây là 600 người. Họ đã phải chịu đựng căn bệnh bí ẩn này kể từ tháng 3.2013.
Những triệu chứng của căn bệnh này là mệt mỏi trong người, ít nói, hay quên, khi “lên cơn” khiến một người có thể ngủ liên tục vài tiếng, cả ngày, cả tuần hoặc hơn, theo Telegraph.
Căn bệnh này tấn công người bệnh bất kỳ lúc nào, khi họ đang làm việc hay đang đi bộ trên đường…, cứ lên cơn là họ lăn ra ngủ. Bệnh nhân tỉnh giấc thường bị mất định hướng và một số trường hợp ảo giác. Và căn bệnh này ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong làng, già trẻ bé lớn, nam cho đến nữ, thậm chí cả động vật.
Vào tháng 1.2015, một phụ nữ sống trong làng cho biết con mèo mà bà nuôi cũng bị bệnh ngủ li bì và khi thức dậy nó trở nên hung hãn, tấn công con chó của ông hàng xóm.
Các chuyên gia y tế, bác sĩ, người dân địa phương đang chật vật tìm ra câu trả lời và biện pháp điều trị căn bệnh ngủ li bì bí ẩn này, họ phát hiện bệnh nhân “lên cơn” theo đợt.
Ông Amanbek Kalzhanov, một quan chức địa phương, tuyên bố “đợt lên cơn” vào đầu tháng 3.2015 sau khi một người phụ nữ và một người đàn ông nhập viện với triệu chứng của bệnh ngủ li bì.
Video đang HOT
Không thể lý giải nguyên nhân căn bệnh bí ẩn
Các bác sĩ và nhà khoa học từ Kazakhstan cho biết họ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh ngủ li bì này. Dựa vào kết quả xét nghiệm các bệnh nhân, họ cũng đã loại trừ khả năng bệnh nhân bị bệnh trùng mũi khoan, có triệu chứng gần giống căn bệnh ngủ li bì.
Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân căn bệnh này là do phóng xạ. Kalachi tọa lạc sát Krasnogorsk, một thị trấn chuyên khai thác sản xuất uranium phục vụ cho chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô. Những quặng uranium ở Krasnogorsk bị đóng cửa vào cuối thập niên 1980, nhưng một số người dân địa phương và các nhà khoa học tình nghi những quặng này gieo rắc bệnh tật cho người sống xung quanh.
“Nồng độ khí phóng xạ rađon trong không khí tại đó cao gấp 4-5 lần mức bình thường và có quặng uranium. Đây có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ngủ li bì”, chuyên gia Artem Grigoriev, Viện trưởng Viện nghiên cứu an toàn hạt nhân thuộc Trung tâm Hạt nhận Quốc gia Kazakhstan, nhận định.
Mặc dù có hàng chục nghiên cứu được tiến hành, nhưng vẫn chưa thể kết luận liệu rằng phóng xạ có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh ngủ li bì hay không.
Người dân làng Kalachi hiện phải đem túi ngủ (dùng cắm trại) bên mình khi họ rời khỏi nhà vì lo sợ họ có thể ngủ bất cứ lúc nào. “Mọi người sợ hãi. Mọi người sợ ngủ”, bà Bilkova chia sẻ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hàng không mẫu hạm Pháp - ác mộng mới của IS
Tàu sân bay Charles de Gaulle mà Pháp vừa điều động để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq là tàu chiến lớn nhất còn được triển khai ở Tây Âu, từng tham gia nhiều cuộc tập trận và một số hoạt động can thiệp quân sự.
Một nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm qua cho biết Paris điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến Vùng Vịnh để tham gia chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu, nhằm tiêu diệt IS ở Iraq. Tàu sân bay này là tàu nổi năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle bắt đầu được chế tạo vào năm 1987. Ngân sách hạn chế vì khủng hoảng kinh tế từng làm quá trình đóng tàu phải tạm dừng 4 lần trong thập niên 90, cho đến khi hoàn thành vào năm 1994. Trong ảnh, hải quân Pháp đứng gác, bảo vệ tổng thống Pháp và các lãnh đạo khác trong lễ khánh thành tàu sân bay tháng 5/1994. Ảnh:Reuters
Trong cuộc kiểm tra khả năng đi biển cuối cùng tại Tam giác Bermuda (Tam giác Quỷ) tháng 11/2000, một cánh của chân vịt tàu bị hỏng. Telegraph gọi vụ việc là "một bước phát triển nữa" trong "chuỗi đáng xấu hổ nhất của lịch sử hàng hải Pháp".
Pháp mất nhiều tháng để sửa chữa hỏng hóc. Các nhà phê bình dự án chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Paris không còn tàu sân bay có thể hoạt động. Trong ảnh, tàu được sửa chữa tại căn cứ hải quân Toulon tháng 12/2000. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle bắt đầu được hải quân triển khai tới Ấn Độ Dương vào năm 2001, cùng với một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một tàu khu trục nhỏ. Trong ảnh, Charles de Gaulle đi qua kênh đào Suez, gần thành phố Ismailia. Người Ai Cập đứng xem con tàu trên một boong phà tháng 12/2001. Ảnh: AP
Trong 6 tháng sau đó, tàu đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Thuyền viên Pháp (ảnh trên) nói chuyện trước chiến đấu cơ Super Etendard trên tàu sân bay ở biển Arab, cách Afghanistan khoảng 2.500 km vào tháng 2/2002. Trước khi Charles de Gaulle lần đầu tiên được triển khai, hải quân Pháp quyết định thiết lập một hạn ngạch, đảm bảo có nữ quân nhân trong thủy thủ đoàn. Ảnh: AFP
Hải quân Pháp năm 2004 tổ chức diễn tập, kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Dragoon, khi quân Đồng minh đổ bộ bờ biển Địa Trung Hải của miền nam Pháp, nơi bị Phát xít Đức chiếm đóng. Ảnh: AFP
Charles de Gaulle đóng vai trò trung tâm trong loạt tập trận định kỳ Varuna giữa Pháp và Ấn Độ. Trong ảnh, chiến đấu cơ Super Etendard cất cánh từ boong Charles De Gaulle trong một hoạt động thuộc Varuna, ngoài khơi bờ biển Goa, tháng 4/2004. Ảnh: AFP
Năm 2005, Charles de Gaulle cùng tàu từ 35 quốc gia tập hợp tại cảng Portsmouth, Anh, để kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar, trận đánh mang tính quyết định trong các cuộc chiến của Napoleon. Ảnh: Reuters
Charles de Gaulle năm 2007 cập cảng Toulon để đại tu trong vòng 15 tháng. Tàu được trang bị động cơ hạt nhân, một bước cần thiết sau 6 năm hoạt động, có thể lênh đênh 900 ngày trên biển, di chuyển tương đương 12 vòng quanh thế giới và thực hiện 19.000 lần phóng máy bay. Một số bộ phận như chân vịt và kho vũ khí, bảo trì phi cơ được thay mới và cải tiến. Ảnh: AFP
Pháp điều tàu sân bay đến ngoài khơi bờ biển Libya để hỗ trợ chiến dịch ném bom của liên quân quốc tế, góp phần lật đổ Tổng thống Libya Muammar Gaddafi năm 2011.
Trong ảnh, tên lửa Mica được cài đặt trên một chiến đấu cơ Rafale tại boong bay của tàu Charles de Gaulle tháng 3/ 2011. Theo Defense News, hạm đội trên tàu sân bay xuất kích 1.350 lần trong hoạt động can thiệp quân sự ở Libya. Charles de Gaulle sau đó rút về để bảo trì vào tháng 8/2011. Ảnh: Reuters
Thông số kỹ thuật của tàu khi được triển khai làm nhiệm vụ tại Libya. Charles de Gaulle có khả năng phóng một máy bay trong 30 giây. Đồ họa: Reuters
Các chiến đấu cơ trên boong tàu tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hồi tháng một. Trong nhiệm vụ của Charles de Gaulle tại Iraq, chiến đấu cơ Rafale đầu tiên xuất kích khi con tàu ở cách bờ biển phía bắc Bahrain 200 km về hướng Iraq. Việc sử dụng tàu sân bay này sẽ giúp giảm một nửa thời gian cho chiến đấu cơ tới Iraq, tấn công các mục tiêu IS so với việc xuất kích từ căn cứ ở UAE. Ảnh: Reuters
Phương Thảo
Theo Business Insider
Phong tước cho Hoàng thân Anh: Cơn 'ác mộng' của Thủ tướng Úc Abbott Câu chuyện 'ác mộng tước Hiệp sĩ' giờ đã thành cơn 'ác mộng' thực sự cho Thủ tướng Úc Tony Abbott. Nhiều cơ quan truyền thông nước này đồng loạt nhắc đến chuyện phế truất ngôi vị lãnh đạo của ông. Đảng Tự do ở Úc đang "đẩy mạnh các phương án thay thế lãnh đạo" trong bối cảnh Thủ tướng Tony Abbott...