Cá kho của Mẹ
“Cấn” cá kho nhừ tuy chứa nhiều vị, song không hỗn tạp, mà mộc mạc đơn sơ, mang lại cho ta một cảm xúc mạnh mẽ.
Cuối tuần mình thường về quê. Mẹ biết mình thích ăn món gì nên hay đặt trước với những chị bán hàng ở chợ.
Hôm nay mẹ luộc thịt nạc má, nước luộc thì mẹ dùng để sốt cà chua ăn với rau diếp, rau diếp đầu mùa tươi ngon và ngậy. Thịt má lợn có vị ngọt thanh khiết, mềm, mịn và thơm, chấm nước mắm chắt. Thỉnh thoảng đệm một gắp rau sống nhúng ngập nước sốt cà chua. Ngon cái miệng lắm! Thằng bé ăn liền một chập không nghỉ.
Mẹ không gắp món ngon mà cứ bới bới gắp gắp ăn cái gì đó trong một cái đĩa nhỏ bằng bàn tay, ẩn phía sau rổ rau sống, mình kéo rổ rau qua một bên, trong đĩa là những miếng lụn vụn nâu nâu, vài miếng bằng đầu ngón tay, quánh đặc, dính vào nhau, mình đoán ngay là cấn cá kho.
Mẹ bảo: “Con cứ ăn đi, mẹ thích ăn cá diếc kho!”.
“Này mà mẹ bảo là cá kho sao? Mẹ ăn uống đầy đủ chứ, mẹ ăn như vậy sao mà khoẻ được! Để con ăn thử miếng xem thế nào!”.
Công bằng mà nói, món mà mẹ đang ăn gây tốn cơm vô cùng. Nhớ hồi bé, một mẩu “cấn” cá thôi cũng tải được 1 bát cơm, còn cái nồi dù đã được cạo sạch đến xước cả đáy mà vẫn còn trộn được thêm một bát nữa. Mẹ bảo: “Tinh hoa đấy, bao nhiêu cái ngon của cá là đọng hết xuống đáy”.
Đáng lẽ phải gọi nó là “cao cá”, chứ gọi là “cấn” thì ta lại tầm thường hoá nó mất. Vì ở tận dưới đáy nên được quyện vào nó là đủ cả các thứ: Vị ngọt bùi của cá diếc, vị ngậy của thịt lợn ba chỉ được thêm vào, vị mặn của mắm muối, hơi có vị chát của trà xanh, vị ngọt thơm nhằng nhặng của kẹo đắng trưng non… “Cấn” cá kho nhừ tuy chứa nhiều vị, song không hỗn tạp, mà mộc mạc đơn sơ, mang lại cho ta một cảm xúc mạnh mẽ. Ai mà hồi bé từng lùa vài bát cơm một bữa với món ăn “nhà nghèo đơn sơ” này thì sẽ thấy nó như chất keo đã thấm dính mãi vào ký ức tuổi thơ.
Video đang HOT
Trong cuộc sống, chỉ khi đã nhiều thăng trầm, ta mới muốn sống đơn sơ nhỏ bé, muốn ẩn dưới “đáy”, và khi ấy ta mới có thể sống có ý nghĩa cho ta và cho người. Hồi trẻ, ta muốn ở đỉnh cao vinh quang, thế rồi ta thấy nó mang lại sự bất an chứ đâu phải niềm vui. Ta lăn lộn để kiếm được nhiều của cải, nhưng mặc dù có được hay không thì hẳn là ta có một cuộc đời đầy lo toan.
Khi ta mất ăn mất ngủ vì thèm khát vẻ đẹp của một mỹ nhân, nhưng sau đó ta phát hiện ra nhan sắc chỉ là một lời hứa hẹn hạnh phúc; Cũng vậy, khiêm hạ không phải là thấp hèn mà là nguồn gốc của bình yên. Bình yên là mẹ của hạnh phúc!
Thấy thằng con trai xới thêm bát cơm nữa để ăn với “cấn” cá, mẹ chuyển sang ăn món “ngon” kia. Mẹ lại nhường! Mẹ của ai cũng vậy cả! Mình thấy nhỏ bé trước tấm lòng của mẹ, và thấy bình yên!
Có Xiêm Lo không lo ớn ngán
Món canh thanh đạm này thường lọt vào mắt xanh của các quý bà/cô cần giữ eo; lẫn "mắt đục" của không ít dân biết "đưa cay" ở miền tây.
Còn lạ đời ở chỗ, người ta dùng phần đầu và xương cá khô cỡ lớn, nặng tầm 1-7kg/con, làm đạm chủ lực cho món canh cộng cư này. Mặc dù miền tây Nam bộ trước nay, ngoài vựa lúa lớn nhất cả nước còn có các túi cá đồng, cá biển khá đáng kể.
Chính mùi thơm tưng bừng của món canh đặc trưng đó, đã làm vài ba người trong nhóm chúng tôi chép miệng khan, hôm ghé nhà một người bạn ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Muỗng nước canh ngả màu trắng đục, do có khá nhiều bắp (hoa) chuối sứ tham giam. Vị nước chua thanh, ngọt đậm thật cuốn hút. Càng húp càng trỗi dậy cảm giác thèm ăn.
Rau bắp (hoa) chuối vừa giúp khử tanh vừa làm nước canh ngọt thơm.
Đặc biệt, trong tô canh không thấy có một giọt dầu hoặc mỡ nào. Đồng thời, còn có khá nhiều loại rau vườn tràn đầy nhựa sống góp mặt, như: rau lang, đậu bắp (bắp tây), bạc hà (dọc mùng)... Bởi vậy, món canh bao rau này rất hợp với nhu cầu giảm cân của nhiều người hoặc dân ngồi văn phòng ít vận động.
Thế nhưng như đã nói, linh hồn của món canh tập tàng nêm chua này là mớ đầu và xương cá khô cỡ lớn. Hôm đó, bạn dùng mớ xương khô cá bè trang với vài phần má đầu khô cá hồng để nấu canh. Khi chất ngọt của chúng giao hòa cùng vị chua thanh của nước cốt trái me xanh và vài muỗng canh nước mắm cá đồng, thì mùi chua thơm lẫn hậu vị ngọt bùi cũng lay động "lòng người" lắm lắm.
Lạ miệng món canh Xiêm Lo kiểu Việt.
Cũng có người khoái nêm cơm mẻ thay cho chùm me xanh hoặc nhúm lá me non vào canh, như anh Cao Trung Kiên, ở Bạc Liêu. Riêng tôi thì không. Bởi vị chua của mẻ, nó gay gắt hơn. Thêm nữa, khi ăn xong món nấu/ nhúng mẻ, độ tinh nhạy của lưỡi thường sẽ bị sụt giảm do độ thanh tẩy của gia vị cơm mẻ quá mạnh bạo. Cho nên, nếu ăn tiếp món khác sẽ mất ngon. Nhưng me thì không chua "đoản hậu" như vậy.
Còn có người thích chọn nấu loại đầu, xương cá "khô ốp" để dậy mùi vị mắm trong canh. Đó là, dạng cá khô muối vùi của người Khmer. Họ sẽ để cá tươi (lóc, trê...) hơi ươn, mới ướp muối vào.
Phần thịt má đầu khô cá hồng chắc ngọt, lâu ngán.
Cá khô dùng nấu canh Xiêm Lo, đúng điệu thường là nhóm cá: gúng, gộc, thiều, dứa... hoặc lóc, trê, sặt rằn...; tùy vào chỗ ở người nấu - họ sống gần biển hay sát đồng.
Và khâu khó nhất vẫn là, phần khử tanh cá khô. Thông thường, cá khô sẽ được ngâm qua nước ớt hiểm nấu sôi, khoảng 7-10 phút để xả tanh và giảm mặn. Cao tay hơn, có người còn nêm vào canh 3 - 4 muỗng nước cốt trà đậm, nhằm khử tanh triệt để và tạo thêm hậu vị mượt mà cho muỗng canh.
Và phải công nhận rằng, món canh Xiêm Lo hôm đó thật lâu ớn ngán. Càng húp càng tươi tỉnh, lúc nhâm nhi "đường dài" cùng bạn bầu.
Phần thịt má đầu cá khô dai ngọt, lẫn thoảng nhẹ hương khô muối vùi thật lạ miệng. Do, ít nước mắm cá đồng đã len sâu vào từng sớ thịt khô cá hồng biển, tạo nên mối giao hòa thật ấn tượng. Cặp thêm một vài vụn ớt hiểm tươi (trong chén muối ớt), cảm giác thật hài hòa hương vị và kích thích thèm ăn làm sao!
Nhiều loại xương, đầu cá khô lớn, từ biển hay trong đồng đều nấu được món Xiêm Lo.
Thật ra, trong những lúc trà dư tửu hậu ở miền Tây, không ít người đã thắc mắc món canh lạ miệng này có nguồn gốc từ đâu. Có vị nói, người Việt mình "mượn" của người Khmer Nam bộ. Nhưng một số người khác rành món Hoa, lại nói nó có gốc gác từ lưu dân Triều Châu, họ gọi là "Xiâm Lô".
Còn thú vị ở chỗ, món gần giống canh tập tàng này cũng có phiên bản chay.
Ông Bình Nguyên Lộc, đã từng ghi nhận về nguyên liệu chính của món Xiêm Lo chay, ở miền Đông Nam bộ như sau: "Mạnh làm thinh, đếm thử bằng mắt và thấy các món sau đây: đậu đũa, bông bí, bắp hột, mướp, dưa chuột, khoai lang, mồng tơi... Tiếng Triều Châu "Xiâm Lô" là canh rau, chớ không có gì lạ hết." (Lược trích từ truyện Đa Canh, trong tập Hương Quê của Bình Nguyên Lộc, trang 405, NXB Trẻ).
Và ngay cả ở Campuchia, món canh Xiêm Lo thập cẩm (Xiêm Lo lò cô), đôi khi cũng thấy nấu với: cá khô (lóc hoặc trê), đậu đũa, trái thốt nốt, đọt bìm bát dây... và đậm mùi vị mắm bò hóc.
Như vậy, món Xiêm Lo có nhiều biến thể chay và mặn. Ban đầu, có thể do người Triều Châu hoặc Khmer sáng chế. Song trong tiến trình cộng cư, dân Việt cũng có tham gia chấm, múc và họ đã tự tạo ra một phiên bản hợp khẩu vị khác, chẳn hạn như món canh vừa kể.
Nhờ giao thoa nên danh mục các món canh Việt, thêm phong phú và có phần độc đáo riêng.
Trời lạnh vào bếp làm ngay món cá kho kiểu này thì không còn gì tuyệt vời bằng Cá kho tiêu hạt rất hợp ăn lúc trời lạnh nên chị em nhớ thử nha. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Cá ba sa hoặc cá rô 1kg 2. Mỡ heo 100gr 3. Rau củ 20gr tiêu xanh hoặc tiêu đen, 3-4 quả ớt (không bắt buộc), 1 củ tỏi, 2 củ hành tím, 3-4 nhánh hành lá, 2 quả chanh 4. Rượu...