Cá chua của đồng bào Thái Tây Bắc – món ngon dân dã mà lạ miệng
Ẩm thực của đồng bào Thái Tây Bắc rất phong phú, trong đó có các món ăn chế biến từ cá, đặc biệt là món cá chua vừa dân dã mà lạ miệng.
Đồng bào Thái Tây Bắc có câu: “Pày kìn pà, ma kìn lảu”, nghĩa là: “Đi ăn cá, về uống rượu” thể hiện món cá là món ăn rất được coi trọng trong văn hoá ẩm thực của đồng bào Thái. Từ cá, đồng bào có thể chế biến cá thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó phải kể đến món cá chua, một món ăn dân dã mà lạ miệng, được nhiều người ưa thích.
Cá được thái miếng rồi rửa sạch để ráo nước
Để làm được món cá chua thơm ngon, thì việc lựa chọn cá và cách chế biến là rất quan trọng. Bà con thường chọn cá đánh bắt ở sông, hồ, hoặc cá được nuôi theo phương pháp truyền thống, không dùng thức ăn tăng trọng. Nguyên liệu làm món cá chua gồm cá diếc, cá chép nhỏ, tầm bằng 2, 3 ngón tay hoặc cá trắm to, thường thì làm từ cá to thịt sẽ chắc và ngon hơn, cùng với các gia vị như riềng, tỏi, muối, thính.
Cá to sau khi thái miếng vừa ăn, có thể lọc xương, đem ra rửa sạch cho vào rổ để ráo nước, cá không rửa sạch sẽ có mùi tanh làm cá chua sẽ không được ngon. Đối với món cá chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu. Gạo nếp thơm ngon được đem rang đến khi chuyển sang màu vàng, thơm lên thì bắc ra để nguội đem xay mịn làm thính.
Video đang HOT
Sau khi chuẩn bị xong, bột thính được trộn đều với các gia vị vừa đủ gồm riềng xay nhỏ, một ít tỏi đập dập băm nhỏ, muối, rồi mới trộn với cá. “Gia vị đem trộn đều với bột thính rồi mới đem trộn với cá, như vậy gia vị sẽ ngấm vào cá đều hơn. Muốn để cá chua lên men nhanh hơn có thể cho thêm một ít đường đảo đều”, ông Lường Văn Muôn, ở bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết.
Cá trộn đều với thính cùng gia vị
Sau khi trộn cá với bột thính và gia vị xong, bà con cho cá vào chum. Trước khi cho cá vào chum bà con thường dùng một phần hỗn hợp bột thính trộn gia vị lót bên dưới đáy để cá không bị ẩm, mốc. Khi cho cá vào chum dùng tay ấn chặt, nếu không ấn chặt cá sẽ không lên men đều và ăn sẽ không thơm.
Cá sau khi cho vào chum ủ tầm một tuần là ăn được, lúc đó cá lên men chua và không còn vị tanh nữa. “Ngày xưa bà con làm để hàng tháng rồi ăn dần, vì càng để lâu cá chua càng có vị thơm ngon hơn. Muốn để cá chua được lâu phải chú ý đến lượng muối trộn với cá. Nếu ít muối thì cá nhanh chua không để lâu được, nên phải cho lượng muối vừa đủ”, Ông Lường Văn Muôn cho biết thêm.
Ngày xưa, thịt, cá không có sẵn như bây giờ. Mỗi khi tháo ao, hoặc đánh bắt được con cá ở sông, hồ, bà con người Thái thường làm cá chua để làm thức ăn dự trữ. Ngày nay, món cá chua của đồng bào Thái Tây Bắc không chỉ là món ăn phục vụ cho gia đình, mà bà con còn làm theo nhu cầu khách đặt.
Vì thế, món ăn này ngày càng được nhiều người biết đến và rất thích ăn. Thường món cá chua có thể lấy ra ăn luôn vì đã được ủ chín, ăn kèm với rau sống như lá sung, lá nhội, lá chát, lá ổi rất hợp. Hoặc lấy cá chua đem rán hoặc nướng lên khi ăn có vị thơm, ngậy của cá quyện với hương của gia vị.
Chị Trần Thị Hiệp, quê ở Hà Tĩnh lên sống ở Sơn La đã nhiều năm cảm nhận khi được ăn món cá chua: “Tôi lên đây sống đã nhiều năm, và được ăn rất nhiều món ăn làm từ cá của đồng bào Thái. Mỗi món đều có một hương vị riêng rất thơm ngon. Riêng món cá chua ăn có vị ngọt béo của cá trộn với vị thơm của thính, riềng, rất lạ miệng và ngon”.
Đến với các bản làng đồng bào Thái vùng cao Tây Bắc, du khách đừng quên khám phá ẩm thực làm từ cá, trong đó có món cá chua của đồng bào nơi đây.
Cơm lam thịt nướng thơm lừng núi rừng Tây Bắc
Đối với những người sống nơi phố thị, một ngày đông ngồi bên bếp than với cơm lam thịt nướng giữa dãy Hoàng Liên Sơn lững lờ mây trắng là một giấc mơ đẹp nhưng lại có phần xa xôi, khi họ đang phải vùi mình trong những bộn bề của năm cũ, năm mới.
May mắn hơn số đông, tôi đã được trải nghiệm giấc mơ "xa hoa" này.
Đôi khi, ẩm thực là sự tình cờ. Chuyện kể rằng, trong những lần lên nương vào rừng, người dân Tây Bắc phải tìm cách thuận tiện nhất để nuông chiều bao tử. Tiện có cánh rừng nứa thiên nhiên ban tặng, vừa hay có dao mang theo đi rẫy, tình cờ ruộng bậc thang lại đang trĩu hạt. Vậy là họ nghĩ ra cách tận dụng những gì có sẵn để tạo ra món cơm lam. Lam vừa có nghĩa là "nướng" theo tiếng Thái, vừa là sắc màu của ống nứa theo tiếng Hán-Việt.
Và, sẵn tiện lửa than, người xưa còn bắt cả thú rừng và cá suối, nướng để ăn cùng cơm lam. Kể từ đó, "cặp đôi hoàn hảo" cơm lam thịt nướng gắn bó với cuộc sống đồng bào Tây Bắc. Mỗi khi đi rừng, họ chỉ việc mang theo ít gạo, một chút muối vừng, nghỉ ở đâu thì chặt nứa lam cơm ở đó, một bữa cơm vừa tiện lại vừa ngon.
Một quán bán cơm lam và các món nướng dọc đường đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai) - Ảnh: Phạm Như Quỳnh
Gạo để nấu cơm lam phải là loại gạo dẻo thơm được gặt từ ruộng bậc thang, mà người dân ở đây thường gọi là gạo nương. Sau khi có được gạo và nứa đúng "chuẩn", chặt nứa ra thành từng khúc dài chừng 3 tấc và đổ gạo đã vo sạch vào gần đầy ống nứa (vì gạo còn nở nên không nén gạo và không cho gạo quá đầy). Nếu nước nứa không đủ thì đổ thêm nước suối, rắc ít muối, rồi dùng lá chuối hoặc lá dong bịt kín đầu nứa.Một chị có thâm niên bán cơm lam thịt nướng ở đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai) chia sẻ: để làm được cơm lam ngon đầu tiên phải chọn được nứa đúng "chuẩn". Nứa phải còn tươi xanh, vừa đủ "tuổi", non nhưng không quá non (đã ra được 4,5 lá), càng không được quá già, như trai bản ở độ mười tám, đôi mươi. Ống nứa phải thon dài, không quá to không quá nhỏ, đường kính khoảng 3cm là vừa. Chọn được nứa rồi thì chị chặt lấy đoạn lưng chừng thân cây, bỏ gốc và bỏ ngọn, vì đó là nơi chứa nhiều nước nứa, thứ nước tinh khiết trời ban.
Để dọc ống nứa, nướng đều từ trên xuống dưới, độ một hai lượt thì dằn mạnh ống nứa xuống đất, làm khoảng dăm bảy lần để gạo từ từ dồn xuống, có như vậy thì hạt cơm mới săn chắc. Đến khi nước cạn mới đặt ống nứa nằm ngang, xoay đều trên lửa than đến khi nghe hương thơm đặc trưng của nhựa nứa hòa cùng gạo nương là biết cơm đã chín. Nghe thì có vẻ dễ, nhưng phải có cả kỹ thuật lẫn kinh nghiệm thì mới có thể làm cho vỏ nứa cháy đều, cơm chín mềm, chắc dẻo mà không cháy.
Khi cơm đã được lam xong, bạn cũng đừng hấp tấp mà hỏng món ngon, phải để nguội thì cơm mới khô nước, không bị nhão. Với người lam cơm để bán, muốn giữ cơm được lâu hơn thì họ vót bỏ hết lớp nứa cháy bên ngoài, để lộ lớp ruột nứa trắng ngà, ống cơm này có để dăm bảy ngày cũng chẳng sợ thiu, khi nào có khách thì nướng lại cho ấm. Còn nếu lam cơm để ăn liền thì chỉ việc chẻ ống nứa ra là thưởng thức.
Ống cơm lam thuôn dài được bao bọc trong một lớp màng nứa mỏng manh - Ảnh: Phạm Như Quỳnh
Ngắt một nhúm cơm trong khúc cơm dài chắc nịt, chấm muối vừng rồi đưa vào miệng để "thết đãi" vị giác mới thấy, cơm nương vừa dẻo bùi lại vừa ngọt, thêm vào đó là vị ngọt của nhựa nứa, nước nứa và vị mằn mặn thơm thơm của muối vừng. Vừa từ từ đảo cơm lam trên đầu lưỡi kẽ răng, vừa nhắm mắt lại lắng nghe tiếng núi rừng da diết, bạn sẽ cảm nhận hơi ấm lạ kỳ giữa khí trời lạnh giá đang mơn trớn trên da thịt. Lại mở mắt ra, ngắm nhìn màu xanh của rừng, màu trắng của mây, cảnh vật vừa hùng vĩ vừa nên thơ ấy khiến cho món ăn làm từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có của núi rừng trở nên quyến rũ lạ kỳ.Nếu đã từng trải nghiệm, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc tận hưởng hương vị cơm lam thịt nướng hấp dẫn giữa núi rừng Tây Bắc. Khi cơm lam bốc hương thơm thì đó là sự tổng hòa của những mùi hương đến từ thiên nhiên: hương gạo quyện cùng hương nứa, thoang thoảng là mùi lá dong, lá chuối và cái mùi nồng nàn đặc trưng của lửa than.
Mây trắng và núi xanh của đèo Ô Quý Hồ như chốn bồng lai tiên cảnh - Ảnh: Ngô Huy Hòa
Các món ăn chế biến từ trái vả - đặc sản ẩm thực đất Cố đô Trái vả ở Huế đã lọt vào top 50 món ăn đặc sản Việt Nam lần thứ 3 do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố. Các món ăn được chế biến từ trái vả đã dần khẳng định được thương hiệu đối với người dân Huế và nhiều du khách. Vả được trồng nhiều trong vườn dân ở vùng bãi bồi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món ngon làm "trôi" cả nồi cơm

Là rau nhưng vitamin C cực cao, còn lớn hơn cả táo, đem xào với nấm được món chay ngon thanh mát, bổ dưỡng

Món ăn ai cũng phải bịt mũi vì quá nặng mùi lại là đặc sản ở nước ngoài, muốn ăn phải xếp hàng dài chờ mua

Uớp thịt heo với nguyên liệu này rồi làm món hấp cực ngon, cả nhà ai ăn cũng thích

Gợi ý 5 món vừa ngon lại dễ làm đãi cả nhà cuối tuần cực thích, để mời khách cũng quá hợp

Chán ăn đến mấy mà có món này cũng "đánh bay" cả nồi cơm

Cơm nhà ngày nóng không thể thiếu món này, vị ngọt thanh, không ngấy

Món ăn siêu ngon đại bổ từ loại củ giá rẻ đang vào mùa

Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới

2 loại rau này xào với nhau còn ngon hơn thịt, dễ làm mà vô cùng bổ dưỡng

8 mẹo làm món chiên giòn lâu, không bị ỉu hay ngấm dầu

Cách làm chả cá cuốn rau răm lạ miệng, cực ngon và đơn giản tại nhà
Có thể bạn quan tâm

Dạo bước ngắm phố cổ Odunpazari ở Thổ Nhĩ Kỳ
Du lịch
16:14:12 15/07/2025
Nhìn mẹ kế giả lả, ẽo ợt bên đàn ông lạ, tôi về mách bố nhưng ai ngờ bà ta "cao tay" đến đáng sợ
Góc tâm tình
16:12:31 15/07/2025
Đường dây sản xuất cồn giả do nguyên phó chủ tịch thị trấn ở Hà Nội điều hành
Pháp luật
16:04:28 15/07/2025
Cục Môi trường lên tiếng về chất lượng không khí ở Hà Nội
Tin nổi bật
16:01:37 15/07/2025
Quốc Trường lại bị tóm tình tứ với 1 nữ ca sĩ sau ồn ào lộ hình hẹn hò diễn viên 2001
Sao việt
15:36:01 15/07/2025
Harper Beckham thành thiếu nữ thật rồi: Không còn thích bố hôn môi, chụp ảnh cũng giữ khoảng cách vừa phải
Sao thể thao
15:32:24 15/07/2025
Đến lượt tình cũ Jennie khiến 100 nghìn người nóng mắt
Nhạc quốc tế
15:30:22 15/07/2025
Mẹ trẻ vội đi vệ sinh, để con gái 5 tuổi trông cặp sinh đôi mới đầy tháng và bi kịch đã xảy ra ngay sau đó
Netizen
15:27:59 15/07/2025
Miu Lê đang nắm chuỗi kỷ lục không ai muốn giữ tại Em Xinh Say Hi
Tv show
15:11:57 15/07/2025
Chứng khoán, đồng ruble Nga tăng sau tuyên bố của Tổng thống Trump
Thế giới
15:10:44 15/07/2025