Ca bệnh giảm mạnh, nhiều bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM trống giường
Số ca mắc COVID-19 nhập viện liên tục giảm tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nên nhiều bệnh viện trống giường.
Số ca xuất viện trong ngày đã nhiều hơn gấp đôi số ca nhập viện.
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, số người mắc bệnh COVID-19 nhập viện giảm nhiều trong những ngày qua.
PGS.TS.BS Trần Vĩnh Hưng – giám đốc Bệnh viện Bình Dân – cho biết Bệnh viện dã chiến số 8 do Bệnh viện Bình Dân phụ trách hiện chỉ còn hơn 800 bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi số giường thực kê là 4.000.
Số bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện liên tục giảm từ đầu tháng 9 đến nay, với mỗi ngày giảm 100 – 120 bệnh nhân. Trong ngày 5-10, số bệnh nhân nhập viện khoảng 68 người, trong khi số bệnh nhân xuất viện 165 người.
Tương tự, tại Bệnh viện dã chiến số 11, số giường thực kê 3.600 nhưng số bệnh nhân đang nằm điều trị trong ngày 5-10 chỉ còn 1.209. Số bệnh nhân nhập viện khoảng 45 người, trong khi số bệnh nhân dự kiến xuất viện trong ngày là 202.
Theo thông tin từ Bệnh viện dã chiến số 12 do Bệnh viện Da liễu TP.HCM phụ trách, trong ngày 5-10 có 144 bệnh nhân nhập viện, trong khi xuất viện là 298.
Video đang HOT
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong ngày 5-10 có 2.940 người xuất viện, 104 người tử vong. Số ca xuất viện trong ngày đã nhiều hơn gấp đôi số ca nhập viện. Số ca xuất viện cộng dồn là 219.796 người.
Tính đến 6h ngày 5-10, TP.HCM có 400.546 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 400.050 trường hợp nhiễm trong nước, 496 trường hợp nhập cảnh.
Như vậy, số bệnh nhân được Bộ Y tế công bố tại TP đã vượt mốc 400.000 ca.
Cũng theo HCDC, số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 24.382 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 12.576 người. Số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 1.354.
Hiện tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 24.978 người, với 2.249 trẻ em dưới 16 tuổi và 198 phụ nữ mang thai bị nhiễm đang điều trị.
Các quận huyện trong TP vẫn tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1, tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian. Người chưa tiêm mũi 1 đăng ký tiêm qua tổng đài 8066.
Những câu chuyện vượt 'cửa tử' Covid-19 thần kỳ tại bệnh viện dã chiến TP HCM
BS Công chia sẻ có rất nhiều gia đình cả nhà đều trở thành F0 và cùng nhập viện theo dõi và có người đã ra đi mãi mãi. Nhưng đại gia đình của bà G. đã vượt qua bệnh ngoạn mục.
11 người cùng vượt qua Covid-19
Bệnh viện Dã chiến số 3, TP HCM, nằm trong một khu tái định cư bỏ hoang ở Thủ Đức. Từ một nơi bụi bặm, thiếu thốn, nơi đây đã biến thành 1 bệnh viện với chức năng điều trị cho bệnh nhân ở tầng 2. Trong tổng số hơn 2.500 giường có đến 200 giường hồi sức. Từ đây, nhiều F0 cận "cửa tử" đã được các thầy thuốc giành giật trở về với cuộc sống bình thường.
Đến nay, Bệnh viện Dã chiến số 3 đã từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình. BS Công cho biết "vui ơi là vui vì bệnh nhân ra viện đã tăng lên rất nhiều, bệnh nhân vào viện thì giảm. Ai cũng hy vọng có ngày không còn bệnh nhân nào nữa".
Gia đình bà Nguyễn Thị G, trú tại quận 5 TP.HCM, là trường hợp đặc biệt đối với các y bác sĩ Bệnh viện Dã chiến số 3 TP.HCM.
BS. Lý Quốc Công - Trưởng Khoa Lâm sàng, Bệnh viện Dã chiến số 3 nhớ lại có một gia đình 11 người F0 đều nhập viện vì Covid-19, 3 người phải thở máy HFNC và 2 người thở oxy mask, trong đó có bà G tình trạng vô cùng nguy kịch lúc nhập viện. Bệnh nhân vừa tuổi cao lại có kèm bệnh nền nên bà G nhanh chóng chuyển biến xấu. Bà đã được các y bác sĩ túc trực theo dõi ngày đêm, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp điều trị.
Ngày bà G được ra viện.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS Lê Đức Thành Nhân - BV Dã chiến số 3 - chia sẻ bà G nằm trong danh sách những bệnh nhân cần được theo dõi sát tại phòng cấp cứu. Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC).
Bệnh nhân nằm vài tuần tại phòng cấp cứu. BS Nhân cho biết ngoài sự chăm sóc của nhân viên y tế, bệnh nhân có ý chí sống và tinh thần kiên cường, mạnh mẽ. Các thành viên khác trong gia đình bà G sau nhiều tuần đều khỏe mạnh dần và xuất viện.
Bà G luôn có ý chí muốn được về với con cháu. Đây chính là động lực giúp bà vượt lên chiến thắng bệnh tật. Ngày 29/9, bệnh nhân đã được ra viện trong niềm vui của cả bệnh viện cũng như gia đình.
Ngoài gia đình bà G, có rất nhiều bệnh nhân đã bình an trở về từ BV Dã chiến số 3. Có những bệnh nhân tưởng như mình đã chết rồi và đến một ngày lại được trở về bên gia đình. Họ mang ơn các y bác sĩ cảm giác như người sinh ra họ lần thứ hai.
BS Công chia sẻ về ca bệnh nữ, 67 tuổi, có triệu chứng suy hô hấp, có chỉ định thở máy. Các bác sĩ cũng đứng trước sự lựa chọn có nên mở nội khí quản cho bệnh nhân hay không. Sau giây phút đấu tranh, tôi đã quyết định duy trì cho bệnh nhân thở máy, không đặt nội khí quản.
Thật may mắn, sau một thời gian, bệnh nhân đã dần dần hồi phục và có thể thở mũi. Bệnh nhân cũng được dùng thuốc kháng virus, kháng viêm, kháng đông... kết hợp với thở máy oxy dòng cao (HFNC).
Bệnh nhân cuối cùng cũng được ra viện. Khi liên hệ lại bác sĩ, bệnh nhân chỉ tâm sự lúc bệnh nặng tưởng chừng rơi xuống vực thẳm thì có người đưa tay bắt lấy. Trong suy nghĩ, bệnh nhân luôn biết ơn đội ngũ nhân viên y tế.
Đây là một trong những bệnh nhân đặc biệt của bệnh viện mà bất cứ ai cũng nhớ tên bởi vì có lúc tưởng chừng không thể cứu được người bệnh thì phép màu vẫn đến.
Bác sĩ Lý Quốc Công chia sẻ về các ca bệnh Covid-19.
Những khoảnh khắc sống còn của bệnh nhân
BS Công chia sẻ bệnh Covid-19 có thể diễn tiến rất nhanh. Bác sĩ sẽ phải ra quyết định kịp thời để cứu bệnh nhân, không thể trễ một giây nào. Nhiều trường hợp mà bản thân các bác sĩ căng thẳng với sự quyết định của mình.
Trước khoảnh khắc sống còn của người bệnh, bác sĩ Công chỉ nghĩ đơn giản chỉ có mình, chỉ có bác sĩ phải quyết định cứu sống bệnh nhân bằng cách nào, phải quyết định ngay trong tích tắc, không thể chần chừ, nhưng cũng phải thật cẩn trọng, nếu lựa chọn sai thì bệnh nhân rất có thể sẽ mất cơ hội sống còn... Cơ hội của bệnh nhân rất mong manh nên bác sĩ phải nhạy bén và bình tĩnh với quyết định của mình.
Bệnh viện Dã chiến số 3 là ngôi nhà chung của hàng trăm nhân viên y tế đủ các chuyên ngành, bệnh viện khác nhau. Họ chẳng nhớ ai làm chuyên ngành gì mà chỉ chung nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Dù phải làm việc với công suất gấp 2-3 lần bình thường, nhưng tinh thần từ lãnh đạo đến nhân viên ở đây luôn vững vàng. Ai cũng xác định tinh thần làm sao nhanh nhất cứu người bệnh.
Cô dâu chống dịch ở Sài Gòn, chú rể ở Hà Nội và đám cưới online tại bệnh viện dã chiến Vô tình chứng kiến nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) một mình tham dự lễ cưới online trong giờ nghỉ, các y bác sĩ của bệnh viện đã phối hợp với tình nguyện viên tổ chức "lễ cưới đặc biệt" cho cô dâu này. Đám cưới online diễn ra với 3 điểm cầu, cô dâu tại...