BV Nhiệt đới Trung ương, BV Bạch Mai bị tố chẩn đoán sai, mổ nhầm cho bé trai
Người nhà bệnh nhân cho rằng con trai họ lúc đi mổ thì khỏe mạnh nhưng khi về nhà lại phải ngồi xe lăn.
Hình ảnh cháu bé được cho là bị mổ nhầm
Ngày 5/7, chị P.H.L, (46 tuổi, ở Láng Hạ, Hà Nội) gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng trình bày về việc con trai chị bị mổ nhầm.
Đơn có nội dung: “Ngày 28/5/2019, bác sĩ Nguyễn Thùy Dung, Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp giải phẫu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán con tôi bị viêm hạch cần phải mổ gấp. Con trai tôi được cô hộ lý dẫn đường sang Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai mổ luôn, bác sĩ Hoàng Tuấn Việt thực hiện ca mổ hạch cho con tôi mà không cần siêu âm và chụp chiếu lại cho chính xác.Tôi ngồi chờ ngoài phòng mổ mà lòng như lửa đốt.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ, bác sĩ ra cửa thông báo, bác sĩ đã mổ và tìm rất kỹ rồi nhưng con không có hạch, chị ra ngoài thu ngân để được hoàn lại tiền mổ, chỉ phải thu tiền khâu vết mổ thôi. Tôi vào bàn mổ đón con ra mà con ko tự ngồi dậy được, tôi phải nhờ một bác trai khoẻ mạnh bế con vào xe lăn.
Do bác sĩ đào tìm hạch quá sâu, tiêm thuốc tê thêm 3 lần trong khi mổ, cố đào bới tìm kiếm hạch, con bị tổn thương dây thần kinh, mạch máu, thanh quản. Con tôi từ lợn lành thành lợn què, lúc đi mổ thì còn khoẻ mạnh đi bộ, lúc về nhà con ngồi xe lăn, từ lúc mổ xong con bị sốt cao 39,5 độ, con không nói được, không cử động cổ được, con không ăn được gì, phải dùng ống hút, hút nước cháo loãng và sữa.
Video đang HOT
Thời gian trôi qua hơn một tháng, hiện tại con bị tê bì, mất hết cảm giác một bên đầu, cổ con không quay được, con phát âm bị méo tiếng. Tôi gửi đơn khiếu nại tới giám đốc 2 bệnh viện. Tôi nhận được lời xin lỗi suông rằng “bác sĩ bị nhầm”.
Chỉ một từ nhầm của các bác sĩ, khiến con tôi tổn thương sức khoẻ nặng nề, con gầy gần 10kg. Qua tìm hiểu thêm tôi được biết người mổ cho con tôi không phải là bác sĩ Hoàng Tuấn Việt như ghi trong giấy mổ mà là bác sĩ tên Nguyên.
Tôi cay đắng, căm phẫn khi các bác sĩ chẩn đoán và mổ nhầm cho con. Tôi lo sợ di chứng để lại cho con. Liệu sau này con có bình phục được không, trách nhiệm thuộc về ai trong vụ việc mổ nhầm này vẫn đang còn là ẩn số chưa được sáng tỏ. Tôi phải làm gì để đòi lại sự công bằng cho con trai.
Gia đình tôi rất bất bình và bức xúc vì không nhận được lời giải thích nào từ phía Bệnh viện. Tôi đề nghị Bệnh viện trả lời cho tôi các thắc mắc sau: “Ai là người chịu trách nhiệm về vụ việc mổ nhầm cho con tôi? Người chịu trách nhiệm mổ nhầm cho con tôi giải quyết thế nào khi gây ra hậu quả? Ban lãnh đạo Bệnh viện xử lý như thế nào khi bác sĩ thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân?
Trao đổi với PV, chị P.H.L mẹ của bé trai được cho là bị mổ nhầm cho biết, hiện con chị vẫn chưa bình phục và phải đi nơi khác để khám và điều trị sau di chứng mổ nhầm.
“Hai bệnh viện mới gặp gia đình tôi và xin lỗi chứ chưa có động thái giúp đỡ gì. Gia đình tôi muốn đi khám giám định lại sức khỏe cho con”, chị L thông tin.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân bị sốt virus vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sau đó khám thì bác sĩ Dung thấy cháu bé có cái hạch ở cổ nên đã chuyển khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai xử lý.
Trước đơn của chị L cho rằng bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới chẩn đoán sai, ông Kinh khẳng định: “Nếu có chẩn đoán sai thì trước khi mổ Khoa Ngoại phải khám lại. Ví dụ giống như tuyến dưới chẩn đoán đưa lên tuyến trên thì tuyến trên phải chẩn đoán lại chứ. Sang đó thì bệnh viện phải kiểm tra lại, phải chẩn đoán lại chứ. Theo tôi, Bệnh viện Bạch Mai nên đi giải thích với người nhà bệnh nhân để cho người ta hiểu”.
Về phía Bệnh viện Bạch Mai, đại diện bệnh viện cho biết, đã nắm được thông tin và đang xác minh sự việc. Khi có thông tin chính thức sẽ gửi đến các cơ quan báo chí.
Theo Việt Anh (Dân Việt)
Chiếc chân gắn ngược tạo thành đầu gối mới của cậu bé ung thư
Jacob Bredenhof được bác sĩ phẫu thuật gắn phần chân dưới vào xương đùi và dùng cổ chân làm đầu gối mới.
Jacob Bredenhof 14 tuổi (Canada) được chẩn đoán ung thư xương vào tháng 6/2018. Trước đó em bị đau chân, có một khối u cứng ở đùi trái, Fox News đưa tin. Các lần kiểm tra sau đó phát hiện thấy phần xương đùi của cậu bé bị chèn ép bởi các khối u ung thư, có nguy cơ bị gãy nếu đặt áp lực quá nặng lên phần xương này. Cậu bé phải sử dụng xe lăn.
Tháng 10/2018, các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật "xoay ngược" (rotationplasty) kéo dài 9 tiếng đồng hồ cho Jacob. Theo Trung tâm Ung thư và Rối loạn Máu Trẻ Em Dana Farber/Boston, đây là phương pháp thường sử dụng để điều trị các khối u xương ác tính sinh ra gần đầu gối của bệnh nhi. Trong đó, khối u cùng một phần xương đùi và đầu gối bị cắt bỏ. Phần chân dưới được giữ lại, xoay 180 độ và gắn vào phần xương đùi còn lại. Cổ chân được dùng làm khớp gối mới.
Phần chân dưới của Jacob được gắn vào đùi. Ảnh: Caters News Agency.
"Điều kỳ diệu từ phương pháp phẫu thuật xoay ngược rotationplasty là giữ lại phần chân còn tốt và cổ chân để tạo thành đầu gối mới giúp vận động một cách tự nhiên", Tracey Bredenhof, mẹ của cậu bé nói với Caters News.
"Tôi không nghi ngờ gì về việc Jacob sẽ có thể chơi lại bóng rổ hoặc các môn thể thao khác, con rất nỗ lực và không bao giờ tự thương hại bản thân".
Jacob đang tiếp tục hóa trị. Kết thúc 14 đợt hóa trị, cậu bé sẽ tập vật lý trị liệu để học cách sử dụng "đầu gối" mới. Jacob cũng sẽ được lắp thêm chân giả phía dưới.
Tracey Bredenhof cho biết con trai đã làm quen với diện mạo mới, thậm chí tự chọn những đôi tất ngộ nghĩnh. Cậu bé còn khẳng định với mẹ sẽ vượt qua mọi lời chế giễu và sống thật năng động.
Phương Dung
Theo VNE
Bé 13 tháng tuổi nguy hiểm tính mạng do mẹ theo phong trào 'anti vắc xin' Chỉ vì tin vào lời chia sẻ của nhiều người trên mạng xã hội, không ít các bà mẹ trẻ phải ân hận suốt đời khi không cho con đi tiêm phòng sởi, khiến trẻ bệnh "nặng càng thêm nặng". Video: TP. HCM, 95% ca mắc sởi do phong trào "anti vắc xin" của phụ huynh Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho...