Buồn ngủ sau ăn: Dùng thuốc nào để ứng phó?
Đôi lúc, chúng ta có thể gặp phải trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn. Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng những cơn buồn ngủ này có thể dự báo sớm các vấn đề về sức khỏe.
Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tâm thần để khám và có thể khắc phục sớm vấn đề trên.
Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng những cơn buồn ngủ này có thể dự báo sớm các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tâm thần để khám và có thể khắc phục sớm vấn đề trên.
Vì sau bị buồn ngủ sau ăn?
Mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn là vấn đề sinh lý khá bình thường, bởi khi chúng ta ăn no, cơ thể sẽ tăng cường máu/năng lượng tới hệ tiêu hóa, giảm máu/năng lượng đến não và các cơ quan khác, cùng với hàng loạt các sản phẩm chuyển hóa khi tiêu hóa thức ăn được giải phóng, dẫn đến tăng buồn ngủ.
Tuy nhiên những cơn buồn ngủ sau khi ăn no cũng có thể là những tín hiệu dự báo các trục trặc về sức khỏe như: rối loạn tâm thần (trầm cảm, stress), Alzheimer, suy nhược thần kinh; đột quỵ; các vấn đề về chuyển hóa như đái tháo đường; các bệnh hệ thống, dị ứng, bệnh tuyến giáp; thiếu máu/thiếu các chất dinh dưỡng…
Về điều trị, phương pháp hiệu quả nhất là kiêm soat giấc ngủ, điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Hạn chế thức ăn quá nhiều tinh bột, đường, hoặc những thực phẩm dễ chuyển hóa thành tryptopan (nguyên liệu tổng hợp serotonin gây buồn ngủ) như: gà tây, rau chân vịt, đậu nành, trứng, phô mai, đậu phụ, cá…
Về thuốc điều trị, tùy thuộc nguyên nhân những bệnh lý kể trên, các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Khi bệnh lý ổn, hiện tượng buồn ngủ sẽ được cải thiện.
Cần thận trọng với chứng buồn ngủ sau ăn.
Video đang HOT
Các thuốc thường dùng và lưu ý khi sử dụng
Các thuốc được sử dụng để điều trị các cơn buồn ngủ cần phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần và có nhiều lưu ý khi sử dụng:
Nhóm amphetamine (bao gồm dextroamphetamine và methylphenidate) có tác dụng tăng cường tỉnh táo, tập trung, tuy nhiên có nguy cơ cao gây lệ thuộc (được quản lý thuốc hướng thần).
Pemoline: Cho thấy hiệu quả giúp tăng cường tỉnh táo và chống lại các cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, do tác dụng độc tính lớn với gan (1-2%) nên thuốc hiện chỉ còn được chấp thuận tại một số nước như Nhật Bản. Pemoline có thể làm tăng men gan mạnh nên đã không còn được lưu hành tại Hoa Kỳ.
Modafinil/armodafinil: Với nhiều khác biệt về mặt dược lý, dẫn đến ít gây lệ thuộc, và cho hiệu quả rõ rệt trên các thang lâm sàng trong những nghiên cứu nhãn mở, mù đôi, có đối chứng. Khi được kê đơn các thuốc này, người bệnh cần được theo dõi định kỳ về huyết áp. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tránh thai do tác động đến các enzym. Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và không phụ thuộc liều.
Cafein, thein: Là các chất kích thích tự nhiên có trong cà phê/trà, cũng có hiệu quả trong kiểm soát các cơn buồn ngủ. Các chất này cũng có thể gây tình trạng lệ thuộc.
Melatonin: Là một chất có trong não bộ, có tác dụng duy trì các hoạt động có tính chu kỳ, nhịp sinh học. Các nghiên cứu sử dụng melatonin cho thấy hiệu quả ngay lập tức trong việc kiểm soát cơn buồn ngủ, một số có cải thiện trong điều hòa nhịp thức-ngủ.
Các thuốc thuộc nhóm tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não như stugeron, cavinton, duxin, piracetam, citicolin, gingko biloba… cũng có tác dụng tốt đối với các trường hợp buồn ngủ sau ăn do suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, stress… Nhóm thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, do có khả năng dẫn tới sảy thai.
Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm amphetamine, pemoline, modafinil có thể gây thay đổi tính cách, run, nhức đầu, gây tăng huyết áp, trào ngược da day – thưc quan.
Các thuốc điều trị trạng thái buồn ngủ nói chung và buồn ngủ sau ăn no nói riêng có khả năng tương tác với các nhóm thuốc tác động thần kinh trung ương như các nhóm benzodiazepin, bacbiturates, các thuốc chống động kinh, các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, các thuốc gây mê/gây tê, một số thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm… Vì vậy, khi sử dụng các thuốc này cần được theo dõi và khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua về dùng.
Hệ lụy tiềm ẩn của suy nhược thần kinh trong cuộc sống hiện đại
Suy nhược thần kinh (SNTK) là vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở nhiều bệnh viện, số bệnh nhân SNTK chiếm 60-70% số bệnh nhân đến khám tại các khoa thần kinh và tâm thần.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.
Với các bệnh nhân SNTK, não không hề xảy ra thay đổi bệnh lý mà bệnh là do thiếu cân bằng chức năng sinh lý của hệ thống thần kinh trong trạng thái quá căng thẳng, mệt mỏi. Đặc trưng chủ yếu của bệnh là tinh thần dễ hưng phấn nhưng cũng dễ mệt mỏi, dễ trầm cảm; cơ thể hay khó chịu, nhưng khi kiểm tra sức khỏe lại không thấy bệnh tật gì.
Người bệnh hay đau đầu, trí nhớ kém đi, ăn không ngon, hiệu quả học tập, làm việc suy giảm, ngủ nhiều mộng mị, có thể gặp ảo giác, ban ngày buồn ngủ nhưng đêm lại khó ngủ... gây tâm lý hoang mang, tinh thần mỏi mệt. Bệnh là một trạng thái rối loạn của hệ thần kinh trung ương, thường hay gặp ở lứa tuổi trung niên; tuy nhiên, có vài trường hợp gặp ở cả lứa tuổi thanh niên.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bên trong: Do những nhược điểm về tính cách và tố chất tâm lý của con người. Những người thể chất yếu, tính cách yếu đuối tự ti; hoặc ngược lại là quá tự tin thậm chí ngạo mạn, ảo tưởng, tâm lý hay căng thẳng; người sống nội tâm, đa sầu đa cảm... khả năng chống chịu với những áp lực tinh thần không tốt.
Nguyên nhân bên ngoài: Do những kích thích tinh thần mạnh và liên tục trong cuộc sống, như chuyện buồn trong gia đình, trắc trở trong tình yêu, thất bại trong sự nghiệp, căng thẳng với đồng nghiệp hay hàng xóm, chịu áp lực quá nặng nề trong công việc hay thi cử, bị hiểu nhầm tai hại, ân hận, dằn vặt quá mức...
Mặt khác, quá lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc một số loại tân dược cũng có thể gây suy nhược thần kinh. Lao động trí óc quá sức và kéo dài, mất ngủ, mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của vỏ não sẽ dẫn tới bệnh này.
Các dấu hiệu của SNTK
- Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp của SNTK, nhưng trong một số trường hợp có thể do vận động thể lực quá độ hay lao động nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường, khi mệt mỏi, thì chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục. Nhưng mệt mỏi do SNTK mặc dù được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cũng không phục hồi thể lực, thậm chí càng ngủ thì càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Song song với mệt mỏi là trạng thái bực bội khó chịu, không yên.
- Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác rất thường gặp ở người bị bệnh SNTK, đó là, cứ luôn nghi ngờ mình có bệnh gì đó nặng lắm. Bởi vì, từ cảm giác mệt mỏi không giải thích được, do những cảm giác khó chịu trong cơ thể, hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo y học hay từ những người bệnh trước đó rồi lo sợ mình mắc bệnh. Chẳng hạn như khi đau đầu thì cho rằng bị khối u ở não, hay hồi hộp thì cho là bị bệnh tim hoặc khi đầy hơi khó chịu trong dạ dày thì cho là bị viêm loét hoặc bị ung thư dạ dày...
Mặc dù đã được khám toàn diện với kết quả bình thường nhưng vẫn không chấp nhận, không từ bỏ hoài nghi về một căn bệnh nào đó, và cứ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt hoặc kết quả kiểm tra có thể bị nhầm, cho nên cứ tiếp tục khám và tìm cách chữa trị bằng những phương pháp kỹ thuật cao rất tốn kém, với hy vọng có thể biết được mình mắc bệnh gì.
- Mất ngủ cũng là một trong những biểu hiện chủ yếu của bệnh SNTK. Một số trường hợp tuy ngủ ít vào ban đêm nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm ổn định, ít bực bội, tức giận.
Nhưng trường hợp mất ngủ do SNTK thì thời gian ngủ ban đêm không nhiều để rồi ban ngày rất mệt mỏi, ngủ gật, ngồi đâu cũng muốn ngủ. Nhưng khi được ngủ thì lại không ngủ được và dùng thuốc an thần cũng không có kết quả.
Cần được khám và điều trị sớm
SNTK là một dạng bệnh lý về tâm thần, thể nhẹ, không có biểu hiện gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ, xa lạ. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện của SNTK ở mức độ nặng hơn như hoang tưởng hay ảo giác thì trở nên bệnh tâm thần loại nặng.
Người bệnh thường không được can thiệp sớm, do đó dễ bị hậu quả tâm lý nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh. Mặt khác, nếu điều trị không đúng hoặc không được điều trị khi bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm, nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu.
Nếu không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, dễ dẫn đến tự tử. Các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị... Cuối cùng, bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
'Người hát karaoke và người nghe đều bị ảnh hưởng thính giác' 'Theo chuyên gia, khi tiếp xúc tiếng ồn trong thời gian dài, con người sẽ bị ảnh hưởng nhiều mặt, từ sức khỏe, tâm thần đến công việc, học tập. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên chuyên ngành Tai Mũi Họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tiếng ồn trong đời sống hàng ngày được xem là một...