Buổi học võ thuật, bắn súng của sinh viên cảnh sát
Bạn trẻ Lê Thị Yên lần đầu tiên nghe tiếng súng nổ rất hoảng sợ. Tuy nhiên, vượt qua nỗi sợ hãi này, cô và các nữ học viên đã rèn luyện tốt trên thao trường.
Buổi tập võ thuật của sinh viên năm thứ ba lớp B14, D39, Học viện Cảnh sát nhân dân (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Các tân sinh viên học nhập môn ngồi xem màn biểu diễn đối kháng của hai giảng viên. Thầy Hoàng Văn Mạnh – Phó trưởng Bộ môn Quân sự Quốc phòng cho biết, đây là phần chiến thuật có vũ khí.
Học viên năm thứ ba, tư chuyên ngành Cảnh sát vũ trang, Cảnh sát hình sự có thể trình diễn kỹ, chiến thuật khó hơn với những màn đối kháng có vũ trang.
Giữa trưa nắng, nhiều sinh viên tập luyện chăm chỉ. Thông thường, để thành thục các màn nhảy kẹp cổ, 1 đánh 2, truy bắt tội phạm có vũ trang, người học phải mất nhiều năm tập luyện.
Ngoài võ, sinh viên phải học bắn súng. Thầy Lê Quang Bá – huấn luyện viên chính, Tổ trưởng Bộ môn Quân sự Võ thuật chia sẻ: “Môn bắn súng ngắn trang bị kiến thức và kỹ thuật sử dụng súng, cũng như rèn luyện tinh thần, ý chí, lòng quyết tâm, dũng cảm cho cán bộ, chiến sĩ.
Học viên thực hiện thao tác lắp đạn thể loại súng ngắn, ba viên đạn được lắp vào băng. Môn học này có tổng thời lượng 165 tiết, phần còn lại là kỹ chiến thuật chiến đấu.
Thầy Lê Quang Bá hướng dẫn kỹ cho học viên làm quen súng ngắn.
Video đang HOT
Khi bắn súng, học viên sử dụng các thao tác cơ bản, một tay chống hông, tay kia cầm súng giơ ngang tầm mắt, tay thẳng, chân bước lên phía trước, thực hiện động tác ngắm bắn… Đây là động tác lấy đường ngắm cơ bản.
Nguyễn Ngọc Ánh – một trong hai nữ sinh của lớp T7, D40 chia sẻ, khó khăn nhất là khi cầm súng tay cô khá run. Nữ cảnh sát tương lai cho biết, để học tốt bộ môn này cần cầm chắc tay súng, mắt nhìn chuẩn và có tinh thần vững. Tương tự như Ánh, nữ sinh còn lại là Lê Thị Yên, nghe tiếng súng lần đầu tiên đã rất hoảng sợ. Cô sinh viên năm thứ hai mất khoảng ba buổi học để làm quen. Đây cũng là môn đáng sợ nhất với Yên.
Ngược lại với hai nữ sinh, nam sinh Vũ Huy Hưng bước vào môn học này với tâm thế tự tin, thoải mái. “Bí quyết học là nghe thầy cô giảng từng chi tiết, chú ý áp dụng thao tác tốt”, Hưng nói. Trước đó, những bài kiểm tra của nam sinh cảnh sát về các môn bắn súng khác đều đạt loại giỏi.
Chương trình được đào đạo với tổng thời lượng 165 tiết, còn lại là kỹ chiến thuật chiến đấu.
Ngoài tập luyện với súng ngắn, các chuyên ngành khác như Cảnh sát đặc nhiệm thường xuyên tiếp xúc với súng AK. Những kỹ chiến thuật cơ bản như lăn, lê, bò… được học viên, sinh viên thực hiện thuần thục.
Bên cạnh bắn súng, sinh viên phải học bơi với nhiều kiểu như bơi cứu hộ, bơi có vũ trang. “Mới ngày đầu tập luyện khá mệt, nhưng sau khi bơi quen, giờ mình có thể cõng theo người hoặc súng và đồ đạc với quãng đường hàng trăm mét”, một sinh viên chia sẻ.
Theo Zing
Tại sao nhiều thí sinh 'kêu cứu' vì trượt trường công an?
Tới đây, trong tổng kết công tác tuyển sinh 2015, ngành công an sẽ xem xét rút kinh nghiệm để năm tới hạn chế những đơn thư "kêu cứu" của thí sinh.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) cho biết như vậy.
Trúng tuyển công an địa phương mới thẩm tra lý lịch
- Hiện nay Bộ đã nhận được phản ánh của công an Nghệ An về trường hợp em Lê Thị Bình? Và đã có bao nhiêu trường hợp tương tự đã được chuyển về Bộ, thưa ông?
- Hiện có 2 trường hợp báo chí phản ánh và Bộ Công an xử lí.
Công an địa phương vẫn đang rà soát và báo cáo về Tổng cục chính trị để tập hợp để Bộ tập hợp xem xét, xử lí một lần.
- Tại sao năm nay lại có nhiều thí sinh kêu cứu bị trượt vào trường công an vì lý lịch bố mẹ, người thân trong gia đình, thưa ông?
- Những năm trước đây số dự thi vào các trường khối công an không nhiều, việc thẩm tra lý lịch, điều kiện đăng ký dự thi của thí sinh được công an địa phương làm trước nên không xảy ra những vấn đề như vừa qua.
Năm nay do số dự tuyển quá đông, toàn quốc có gần 100.000 thí sinh. Khối lượng công việc lớn, công an địa phương không có người làm nên đề nghị để thí sinh tự khai, cam kết tờ khai là đúng, nếu có gì sai thì chịu toàn bộ trách nhiệm. Khi trúng tuyển công an địa phương mới thẩm tra lý lịch thí sinh.
Với số thí sinh trúng tuyển chỉ 10% sẽ giảm tải cho công an các địa phương. Từ đây dẫn đến một số thí sinh khai thiếu, không đầy đủ, vướng tiêu chuẩn chính trị.
- Khi nhận được những trường hợp thí sinh như vậy, quan điểm chỉ đạo của Bộ Công an là như thế nào thưa ông?
- Vừa qua 2 trường hợp giải quyết như em Kiều Nhi ở Quảng Bình do khai không hết, công an Quảng Bình đánh nặng thí sinh không trung thực, đầy đủ.
Sau khi xem xét, chúng tôi thấy việc quy kết cho em khai không trung thực là hơi nặng. Có em sinh ra và lớn lên không biết lịch sử ông, cha mình trước đó như thế nào hoặc người lớn không nói. Như Kiều Nhi bố em đã chết.
Trong từng trường hợp cụ thể, thông báo chiếu cố với em Kiều Nhi chúng tôi ghi rất rõ là cha phạm tội trước khi kết hôn với mẹ và sinh ra em. Bố mẹ không nói nên em không biết. Rồi một thí sinh miền núi nhận thức không đầy đủ nên bộ cũng chiếu cố.
Trường hợp cụ thể, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể với tinh thần nhân văn nhất.
Thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND. Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô.
Tuyển sinh là tuyển dụng
- Việc xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh làm mất đi cơ hội của nhiều thanh niên trong khi quy định "cha làm con chịu" dường như đã lỗi thời. Quan điểm của Bộ Công an về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Mỗi ngành nghề có đặc trưng, đặc thù. Tuyển vào công an để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền. Tuyển sinh cũng đồng thời là tuyển dụng nên phải có tiêu chí riêng, xuất phát từ tính chất công việc. Ông bà nội ngoại, anh chị em thậm chí cô, dì, chú, bác ruột nếu có vấn đề về tư tưởng chính trị thì vẫn phải xử lí. Ví dụ họ có vi phạm nghiêm trọng như tội phản cánh mạng, làm tay sai cho địch, buôn bán ma túy, giết người,...phải xem xét.
Bộ Công an có tiêu chuẩn riêng. Không thể đánh đồng tất cả mọi ngành nghề như nhau được. Đây là quy định chúng tôi cho là rất đúng, phải chú ý đến. Tuyển lực lượng vào ngành công an phải có lý lịch trong sạch để làm những nhiệm vụ quan trọng không thể tuyển bừa bãi được.
Bộ Công an đã có Thông tư số 53 ngày 15/8/2012, quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, kể cả tuyển mới. Tổng cục Chính trị cũng đã có Hướng dẫn số 9443 ngày 15/10, hướng dẫn đơn vị địa phương thực hiện thông tư 53 này.
Theo đó, đối với các trường hợp có thân nhân bị tòa tuyên phạt dưới 3 năm tù hoặc cho hưởng án treo và đã được xóa án tích, trừ trường hợp phạm các tội như: xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm ma túy...đã được quy định trong Bộ luật hình sự, nếu hiện thân nhân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của nhà nước thì công an các địa phương báo cáo về Tổng cục Chính trị để xem xét, kết luận.
Đáng ra những trường hợp của em Bùi Kiều Nhi, Nguyễn Đức Ngà, công an tỉnh phải có văn bản báo cáo, Bộ Công an sẽ xem xét, trường hợp nào chiếu cố được Tổng cục Chính trị sẽ giải quyết. Tuy nhiên, công an một số địa phương nắm bắt chưa tốt, chưa báo cáo kịp thời nên mới xảy ra tình trạng như vừa qua.
Như vậy dù phải thực nghiêm quy định nhưng vẫn có những cái có thể chiếu cố được.
Tất nhiên, Bộ không duy ý chí, trong từng thời điểm, có thể khi xã hội phát triển ở góc độ khác thì quy định có thể sẽ được điều chỉnh. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì chưa thể bỏ quy định này được.
Tuyển sinh vào các trường công an nhưng thực chất là chúng tôi đang tuyển dụng. Khi vào học, học viên đã được phát quần áo và coi như được biên chế trong lực lượng công an nhân dân, học xong ra trường sẽ được sắp xếp việc làm. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm
- Năm tới Bộ Công an có đánh giá rút kinh nghiệm để sẽ ít những trường hợp xảy ra như năm nay, thưa ông?
- Tất nhiên Bộ sẽ rút kinh nghiệm nghiêm túc trong việc này. Chúng tôi thấy rằng công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho thí sinh chưa thật đến nơi đến chốn. Công an địa phương, cơ sở làm hướng dẫn không kỹ thì thí sinh coi thường, không nghĩ đó là vấn đề quan trọng.
Bộ có thể sẽ yêu cầu địa phương nghiêm túc, cụ thể thậm chí có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản. Mỗi em đăng ký dự thi được phát cho để đọc cho kỹ. Bộ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu trong trừng mực cho phép nên có xem xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh trước khi thí sinh dự thi để tránh làm phiền hà cho các em khi đỗ rồi mới nảy sinh vấn đề.
Chúng tôi sẽ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hồ sơ, nghĩa vụ phát hiện sớm để đỡ cho các em yên tâm.
Tới đây chúng tôi sẽ có hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh 2015. Bộ sẽ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
- Bộ có đưa hạn cuối nào để công an địa phương rà soát báo cáo các trường hợp cụ thể thí sinh đang vướng mắc chuyện tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh?
- Hiện chúng tôi vẫn để công an địa phương báo cáo và chưa chốt. Nhưng nếu trong thời gian 5-7 ngày, công an địa phương không báo cáo Bộ sẽ nhắc nhở ngay. Trường hợp nào phát hiện, giải quyết sau thì các em vẫn đăng ký nhập học sau. Các trường đều có 2 tuần sinh hoạt đầu khóa, chậm một chút các em vẫn nhập học bình thường.
Thí sinh có vấn đề cứ mạnh dạn báo cáo công an địa phương để họ báo cáo lên Bộ xem xét giải quyết.
Theo Văn Chung/VietNamNet
Sinh viên bơi bắn súng, vượt hoả lực như đặc công Chống khủng bố, giải cứu con tin, hay luyện tập vượt vòng lửa, bơi vũ trang là những bài học bắt buộc đối với sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Chào đón năm học mới, sinh viên các khoá từ 37 đến 40, Học viện Cảnh sát nhân dân (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có màn biểu diễn ấn...