Bước tiến lớn về kỹ thuật tim mạch can thiệp
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Việc Đơn vị Tim mạch can thiệp (thuộc Khoa Tim mạch) được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch tại tỉnh Gia Lai.
Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch-cho hay: Từ năm 2016 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội. Nhờ đó, đơn vị đã được Bệnh viện Tim Hà Nội hỗ trợ đào tạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả trong công tác khám-chữa bệnh. Bệnh viện Tim Hà Nội đã chuyển giao nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực điều trị tim mạch cho tỉnh Gia Lai như: cấp cứu tim mạch, các gói siêu âm, điện tim, hỗ trợ khám- chữa bệnh từ xa…
Bệnh viện Tim Hà Nội cũng đã chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị tim mạch, đó là chụp và can thiệp động mạch vành cho đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai. Từ tháng 10-2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Đây là hệ thống chụp hình mạch máu mới, hiển thị rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu nhằm chẩn đoán rõ ràng và can thiệp kịp thời đối với những trường hợp mắc bệnh lý về tim mạch, mạch máu não, nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sau Lâm Đồng và Đak Lak, Gia Lai là tỉnh thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên được đầu tư hệ thống máy DSA, thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu.
Ekip y, bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) chuẩn bị thực hiện chụp mạch cho một bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện
Video đang HOT
Bác sĩ Toán cho biết: “Từ tháng 12-2022 đến nay, Khoa Tim mạch đã triển khai chụp mạch vành cho gần 80 bệnh nhân. Trong đó có khoảng 60% bệnh nhân thực hiện kỹ thuật đặt stent động mạch vành. Các ca điều trị đều được thực hiện thành công ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; nhiều ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim khó, phức tạp, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian “vàng” để cứu sống tính mạng người bệnh.
Chị Võ Thị Mến (148/7 Lý Thái Tổ, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) cho biết: “Mẹ tôi bị nhồi máu cơ tim chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu và được đặt stent động mạch vành ngay tại Khoa Tim mạch. Được can thiệp kịp thời, mẹ tôi đã vượt qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục”. Còn anh Rơmah Ty (làng Tao Roong, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) thì chia sẻ: “Vợ tôi bị bệnh tim rất nặng nên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khoa Tim mạch có thể điều trị nên không phải chuyển tuyến trên”.
Mới đây, Bệnh viện tích đã thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Khoa Tim mạch. “Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch của tỉnh. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế và sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sự ra đời của Đơn vị Tim mạch can thiệp không chỉ là niềm vui của đội ngũ các y-bác sĩ mà còn là niềm vui chung của người dân trong tỉnh”-bác sĩ Toán nhấn mạnh.
Việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp giúp bệnh nhân được thuận lợi khám chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Với việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp, không chỉ người dân Gia Lai mà người dân tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận của nước bạn Lào, Campuchia cũng có điều kiện được chăm sóc và điều trị các bệnh lý tim mạch. Đơn vị Tim mạch can thiệp được thành lập giúp bệnh nhân thuận lợi hơn khi khám-chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh, không phải chuyển tuyến, giúp giảm chi phí, thời gian điều trị cho bệnh nhân và tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Theo Tiến sĩ Hoàng Văn-Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành, cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch. “Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu. Để Khoa Tim mạch tiếp tục phát triển, tôi mong tỉnh có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục cử y-bác sĩ đào tạo chuyên sâu và cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực điều trị, can thiệp tim mạch. Bệnh viện Tim Hà Nội cam kết đồng hành và hỗ trợ tỉnh Gia Lai về mặt chuyên môn, đào tạo theo nhu cầu. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ cử cán bộ vào Gia Lai hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật giúp các bác sĩ tim mạch Gia Lai nâng cao chuyên môn, làm chủ kỹ thuật mới, tiên tiến trong điều trị tim mạch can thiệp”-Tiến sĩ Văn cho biết.
Chạy ngoài đường hít phải nhiều khói xe ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Do công việc đặc thù nên tôi hay chạy ngoài đường ở TP.HCM. Cho tôi hỏi hít phải khói xe nhiều ảnh hưởng sức khỏe thế nào? Triệu chứng khi hít phải khói xe quá nhiều như thế nào, có cách nào hạn chế hít khói xe khi đi ngoài đường không? Xin cảm ơn bác sĩ. ( V.Lâm, ở TP.HCM).
Thạc sĩ - bác sĩ Trần Thị Thúy Tường, khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Trong cuộc sống tại các thành phố lớn, việc phải thường xuyên tiếp xúc với khói xe ô tô, xe máy, các hạt bụi mịn là điều không thể tránh được, đặc biệt là vào các giờ tan tầm. Trong khói xe chứa khá nhiều các chất độc hại ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp, mũi xoang, não bộ, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ, bệnh lý da, mắt, ung thư.
Nhiều tuyến đường ở TP.HCM thường xuyên kẹt xe, nhiều khói bụi. Ảnh N.TIẾN
Các chất tiêu biểu trong khói xe phổ biến như carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitric oxides (NO, NO2), sulfur dioxide, benzen... Tùy vào hàm lượng mà CO2 có thể ảnh hưởng tới sức khỏe từ nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh, có thể gây tử vong nếu hàm lượng cao. CO cũng là một trong những thành phần khí thải xe máy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu hít phải CO nhiều khiến bạn bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và có thể dẫn đến tử vong.
NO và NO2 ở liều lượng cao, chúng sẽ gây hại hệ mạch máu, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Sulfur dioxide có thể gây rối loạn hô hấp, ảnh hưởng xấu đến hệ hoạt động của cơ thể. Ngoài ra các phần tử cực nhỏ và các hợp chất hydrocarbons đa vòng có trong khí thải xe máy, cũng có thể gây tổn thương mô phổi và tăng nguy cơ gây ung thư.
Những người có sẵn bệnh nền ở phổi như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi hít nhiều khói bụi sẽ tăng nguy cơ bệnh vào đợt cấp, làm bệnh khó kiểm soát hơn.
Cách phòng tránh
Khi bắt buộc phải ra đường vào giờ đông xe, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra để góp phần vào việc hạn chế ô nhiễm, mọi người có thể tắt xe máy khi chờ đèn đỏ, đi phương tiện công cộng, để giảm lượng xe cộ lưu thông trong nơi đông dân cư.
Bạn đọc có thể gửi những thắc mắc của mình cho chuyên mục này qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời bạn đọc.
Hút thuốc lá, bia, rượu, ít vận động... làm gia tăng tử vong bệnh lý tim mạch PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch Ngày 8/10, phát biểu tại Đại hội Tim mạch lần thứ 18, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương,...