Bước sang tuổi 50, bạn cần những thói quen và chế độ sống mới: 5 quan niệm sai lầm tưởng là tốt nhưng lại hại sức khỏe tuổi trung niên
Sau 50, cơ thể chúng ta không còn dẻo dai, sung sức như khi còn trẻ. Vì thế chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng cần điều chỉnh để phù hợp hơn.
Sau 50, cơ thể chúng ta không tiêu hóa thức ăn như khi còn trẻ. Quá trình trao đổi chất chậm lại, và khối lượng cơ bắp bắt đầu có xu hướng giảm cùng với những thay đổi về cân nặng.
Farrell, phát ngôn viên của Viện hàn lâm dinh dưỡng cho biết: “Tôi không đưa ra lời khuyên nên tránh các loại thực phẩm cụ thể. Thay vào đó, tôi đưa ra những thực phẩm tốt nhất đối với giai đoạn này.”
Các biến chứng gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh như bệnh tiểu đường, béo phì, đau tim và đột quỵ… có nguy cơ gia tăng khi chúng ta già đi. Vì vậy, những người trên 50 tuổi cần theo dõi lượng calo chặt chẽ hơn và ăn ít thực phẩm có thêm đường hoặc nhiều chất béo rắn, như những chất trong bơ và mỡ động vật.
Các chuyên gia cho biết những người đàn ông trên 50 tuổi hoạt động vừa phải nên nạp từ 2.200 đến 2.400 calo mỗi ngày. Đối với phụ nữ, con số ở khoảng 1.800 calo.
Khi bước sang độ tuổi 50, việc chăm sóc sức khỏe đòi hỏi chúng ta lựa chọn thực phẩm, rèn luyện thói quen chặt chẽ hơn. Có rất nhiều lời khuyên được đưa ra, nhưng vẫn còn một số quan niệm sai lầm mà các chuyên gia đã làm sáng tỏ.
Quan niệm sai lầm 1: Vì quá trình trao đổi chất chậm hơn, chúng ta cần ăn ít hơn
Khi già đi, cơ thể chúng ta sẽ khó tiếp nhận và sử dụng các vitamin và khoáng chất như vitamin B12, canxi, kẽm hoặc sắt. Và một số loại thuốc có thể làm cho quá trình đó thậm chí còn khó hơn.
Ngoài ra, nhiều người trưởng thành không bổ sung đủ vitamin D, dưỡng chất quan trọng cho xương và cơ bắp. Nguyên nhân chủ yếu thường là do họ không uống đủ sữa trong chế độ ăn hoặc họ không ra ngoài nắng thường xuyên.
Như vậy, chúng ta có thể cần ăn nhiều hơn một số loại thực phẩm và hạn chế một số khác để đảm bảo cơ thể có được dinh dưỡng phù hợp. “Ví dụ, bạn có thể cần ăn nhiều protein hơn và tập thể dục nhiều hơn để bù cho việc mất khối lượng cơ bắp”, Farrell nói. Hoặc bạn có thể cần nhiều trái cây và rau quả hơn.
Quan niệm sai lầm 2 : Bổ sung các dưỡng chất rất quan trọng, bổ sung càng nhiều càng tốt
Vì cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm khi có tuổi, nhiều người già dùng bổ sung canxi hoặc vitamin D để giúp xương chắc khỏe.
Đối với canxi, nếu chúng ta cố gắng nạp thật nhiều, cơ thể sẽ hấp thụ rất nhiều chất này và nó sẽ bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên quá trình này làm tăng nguy bị sỏi thận.
Trước khi định bổ sung, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem chúng có phù hợp với cơ thể hay không và tham khảo liều lượng cụ thể.
Quan niệm sai lầm 3: Bỏ qua một bữa ăn cũng không sao
“Cơ thể của bạn là một ngọn lửa”, Farrell nói. “Nếu bạn có một đống lửa, bạn sẽ ném một miếng gỗ hoặc một khúc gỗ để giữ ngọn lửa đó tiếp tục cháy. Tương tự, các bữa ăn duy trì sự trao đổi chất và vận hành các hoạt động của cơ thể. Hãy chắc chắn rằng bạn bổ sung chất lượng và số lượng phù hợp.”
Video đang HOT
Quan niệm sai lầm 4: Đã quá muộn để thay đổi thói quen
Tình trạng sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và bệnh mãn tính đang chuyến biến ngày một tệ hơn và họ tìm mọi cách để làm chậm quá trình này. Họ ước mình đã quan tâm hơn về sức khỏe và dinh dưỡng trong những năm còn trẻ.
Mặc dù việc thay đổi một số thói quen đã có từ lâu không hề dễ dàng nhưng không bao giờ là quá muộn hoặc quá sớm để thay đổi hành vi trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.
Nếu bạn lo lắng về cân nặng của mình, hãy dùng các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng mà không cần nhiều calo. Các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch và gạo nâu, đậu và các loại hạt… Thịt nạc, trứng và hải sản cũng thuộc loại này, ngoài ra còn có sữa và phô mai ít béo.
Đồ uống có đường hoặc món tráng miệng, thực phẩm làm từ bơ hoặc mỡ động vật, hoặc thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế, như bánh mì trắng hoặc mì ống, thực phẩm chế biến sẵn nhiều calo hơn so với giá trị dinh dưỡng của nó.
Quan niệm sai lầm 5: Chế độ ăn uống là tất cả
Dinh dưỡng hợp lý không nằm hoàn trong những thực phẩm mà bạn mang về từ cửa hàng.
Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống như thế nào khi chúng ta già đi. “Chẳng hạn như khi răng bạn yếu đi, bạn có thể phải từ bỏ một số loại thực phẩm nhất định, hoặc cảm giác vị giác và khứu giác có thể thay đổi khi chúng ta già đi”, Farrell nói.
Một số người cao tuổi có vấn đề về thể chất khiến việc đi lại khó khăn hơn hoặc họ không có phương tiện đi lại. Các vấn đề tài chính, trầm cảm hoặc cảm giác bị cô lập cũng là những nguyên nhân phổ biến gât ra tunhf trạng sức khỏe suy yếu khi mọi người già đi.
Các nhà khoa học cho rằng cô đơn có liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao tham gia vào cộng đồng quan trọng đối với tất cả chúng ta.
Trứng vịt và trứng gà, loại nào tốt hơn?
Trứng vịt có lòng đỏ lớn, đậm màu và béo, nên nhiều người yêu thích vì hương vị đậm đà hơn trứng gà.
Cả 2 loại trứng đều là những thực phẩm hoàn hảo vì cực kỳ bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một quả trứng vịt có nhiều dinh dưỡng hơn một chút so với trứng gà, một phần do kích thước.
Một quả trứng vịt trung bình nặng khoảng 70 gram, so với 50 gram ở trứng gà lớn.
Như vậy, một quả trứng vịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn một quả trứng gà, theo Health Line.
Tuy nhiên, nếu so sánh lượng chất dinh dưỡng trên 100 gram trứng mỗi loại:
Calo: Trứng vịt nhiều calo hơn
Đạm: Trứng vịt nhiều hơn chút đỉnh
Chất béo: Trứng vịt nhiều gấp rưỡi trứng gà
Tinh bột: Bằng nhau
Cholesterol: Trứng vịt nhiều gấp đôi trứng gà
Vitamin B12: Trứng vịt nhiều gấp 4 lần trứng gà
Vitamin và khoáng chất: Tương đương nhau
Sắt: Trứng vịt nhiều gấp đôi trứng gà
Trứng vịt có nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đáng chú ý nhất là lượng vitamin B12 cao, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp ADN và chức năng thần kinh khỏe mạnh.
Cả hai loại trứng đều là những thực phẩm hoàn hảo vì cực kỳ bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
1. Bảo vệ mắt, tốt cho tim, ngăn ngừa ung thư
Lòng đỏ trứng vịt có màu vàng cam, chứa nhiều caroten - là những hợp chất chống ô xy hóa có thể bảo vệ tế bào và ADN khỏi tổn thương ô xy hóa, từ đó ngăn ngừa các bệnh mạn tính và bệnh tuổi già.
Các caroten chính trong lòng đỏ trứng là carotene, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein, có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, đục thủy tinh thể, bệnh tim và một số loại ung thư, theo Health Line.
2. Tốt cho não
Lòng đỏ cũng rất giàu lecithin và choline. Choline rất cần thiết cho màng tế bào khỏe mạnh, cũng như não, chất dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh, theo Health Line.
Choline đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe não. Nghiên cứu cho thấy nồng độ choline trong máu cao dẫn đến chức năng não tốt hơn.
Đó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ, vì choline hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi khỏe mạnh.
3. Chống lại nhiễm trùng
Lòng trắng trứng cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều hợp chất trong lòng trắng trứng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
Một số lưu ý khi ăn trứng vịt
Mặc dù tốt cho sức khỏe, trứng vịt có thể không phải là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người. Vì nó có thể gây ra một số vấn đề sau ở một số người, theo Health Line.
Dị ứng
Protein trứng là chất gây dị ứng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Các triệu chứng dị ứng trứng có thể từ phát ban đến khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây sốc phản vệ, khó thở và đe dọa tính mạng.
Bệnh tim
Trứng vịt có hàm lượng cholesterol khá cao, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng cholesterol trong lòng đỏ trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người khỏe mạnh, theo Health Line.
Tuy nhiên, do hàm lượng cholesterol cao, trứng vịt có thể không an toàn cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với người bị tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
An toàn
Trứng vịt có thể bị nhiễm khuẩn salmonella, theo Health Line.
Thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhiễm khuẩn salmonella bùng phát do ăn trứng vịt, đặc biệt đợt bùng phát vào năm 2010 ở Anh và Ireland có người tử vong.
Ở Thái Lan, người ta đã phát hiện hàm lượng kim loại nặng cao trong trứng vịt.
Nên chọn trứng có vỏ sạch, không bị bể và được đông lạnh từ 4C trở xuống, và nấu chín kỹ cả lòng trắng và lòng đỏ cho đến khi đông cứng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ mắc salmonella cao hơn, nên ăn trứng chín kỹ. Không được ăn trứng vịt sống, theo Health Line.
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin B12 Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu và sự ổn định của hệ thống thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như chế độ ăn uống không đầy...