Bước ra thế giới Lời khuyên của GS. John Vũ dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam
Trước khi bước vào đại học, bạn sẽ hối hận nếu không đọc cuốn sách này…
Bước ra thế giới là tập hợp những lời khuyên không thể bỏ qua với các bạn trẻ trên con đường lập nghiệp và khẳng định bản thân không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới của GS. John Vũ.
Nếu nói đến một người Việt thành công trên thế giới, khó có thể không nhắc đến GS. John Vũ – hay còn được biết đến là dịch giả Nguyên Phong – người đã phóng tác tác phẩm kỳ bí, cuốn hút “Hành trình về phương Đông” được chính NXB của Mỹ mua lại bản quyền.
Dù sinh sống và làm việc ở nước ngoài hàng chục năm, nhưng ông vẫn luôn mong mỏi thực hiện những cuốn sách dành cho các bạn trẻ học sinh, sinh viên với mong muốn thế hệ trẻ là những người tiếp nối, xây dựng đất nước trong tương lai. Những cuốn sách ông viết riêng cho thế hệ trẻ Việt Nam bao gồm: Khởi Hành, Kết Nối và Bước ra thế giới.
Nếu như trong hai tập Khởi Hành và Kết Nối, GS. John Vũ đề cập đến phương pháp học tập tích cực và định hướng phát triển cho sinh viên trong trường đại học và khi ra trường, thì với cuốn sách Bước ra thế giới vẫn là những lời khuyên hữu ích cho sinh viên, các bạn trẻ nhưng với bối cảnh sâu rộng hơn: Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ trong thời đại công nghệ thông tin.
Theo công ty phân tích Gartner, đến năm 2020, sẽ có trên 26 tỉ thiết bị được kết nối, có thể “nói chuyện” với nhau và tạo ra “mạng lưới khổng lồ các vật được kết nối”. Mối quan hệ giữa con người và các thiết bị này, giữa các thiết bị với các thiết bị, sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất của công việc và xã hội.
Những dịch chuyển trong kinh tế thế giới và cơ cấu lao động sẽ thay đổi ra sao khi nền kinh tế tri thức và thông tin không còn dựa trên vốn, vật tư và lao động? Những kỹ năng gì là cần thiết trong viễn cảnh robot sẽ lấy đi công việc của con người? Xu hướng việc làm trong tương lai – đâu là những công việc hấp dẫn nhất trong thị trường việc làm toàn cầu? Con người nên phát triển với tầm vóc như thế nào để phù hợp với thời đại tri thức?
Video đang HOT
Trong cuốn sách Bước ra thế giới, GS. John Vũ không chỉ đưa ra những thông tin cập nhập, cần thiết theo xu hướng thế giới cho các bạn trẻ. Bằng tầm nhìn và kinh nghiệm của một nhà khoa học hàng đầu, một người làm việc thực tiễn, lời khuyên của GS. John Vũ trong cuốn sách là những nhận định cá nhân sâu sắc, mang tính giá trị lâu dài trong hành trình phát triển bản thân, khẳng định mình của các bạn trẻ.
Tập hợp từ các bài blog của GS. John Vũ, mỗi chủ đề trong Bước ra thế giới được viết như một bài luận chặt chẽ với lối hành văn khúc chiết, lập luận chắc chắn và thông tin giá trị.
Thực tế, cuộc CMCN 4.0 đã diễn ra, với nền tảng là các phát minh đột phá trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối (IoTs)… Thế giới đã thay đổi hoàn toàn, nhiều thách thức nhưng cũng ẩn chứa những cơ hội đột phá. Bước ra thế giới là hành trang cần thiết cho các bạn học sinh, sinh viên và những người trẻ giàu nhiệt huyết, khát khao khắng định mình.
Giáo sư John Vũtên thật là Vũ Văn Du, ông còn được nhiều người biết đến là dịch giả Nguyên Phong. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Camegie Mellon và Đại học Seattle.
Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách vê văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiêu tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trẽn sóng nước, Huyên thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở vê từ cõi sáng, Đường mây qua xứ tuyết,…
Sâu Búc
Theo baodansinh
Cuộc sống sau Đại học của bạn sẽ diễn ra như thế nào?
Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi.
Có một thực tế hiện nay người tốt nghiệp Đại học đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường.
"Không có cớ" cho những hành vi như vậy
Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Người tốt nghiệp sẽ nhận ra rằng cuộc sống đi làm là khác với cuộc sống đại học. Người tốt nghiệp sẽ làm việc với phạm vi nhiều người ở chỗ làm việc. Một số có giáo dục đại học nhưng nhiều người không có. Tại đại học sinh viên làm việc theo tổ cùng các sinh viên khác, những người đại thể là cùng lứa với những mối quan tâm tương tự. Nhưng trong công việc, người tốt nghiệp sẽ thấy mọi người đủ các lứa tuổi, một số trẻ hơn vì họ không vào đại học và nhiều người già hơn, kể cả một số người sẵn sàng chuẩn bị về hưu. Những người này thường có nhiều kinh nghiệm và mong đợi rộng hơn. Công ty mà bạn làm việc là đại diện cho một xã hội thu nhỏ. Thách thức khó khăn nhất là tìm ra cách hoà hợp với những con người này hàng ngày.
Khi đi làm bạn có thể sẽ gặp những tình huống sau: Nếu đồng nghiệp của bạn là người mới tốt nghiệp như bạn, lẽ thông thường là họ sẽ có thái độ ganh đua. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc trong vài năm nhưng không có tri thức và kĩ năng hiện hành, họ có thể nhìn bạn như mối đe doạ cho vị trí của họ. Cho dù bạn muốn chứng tỏ rằng bạn có năng lực để làm công việc chung, bạn cần học quan sát và lắng nghe để xem làm sao bạn có thể đóng góp cho công việc chung một cách tốt nhất.
Trong phần lớn các công ty, công việc hàng ngày là có tính thường lệ với ít biến thiên hơn công việc ở trường. Bạn phải học kiên nhẫn khi bạn muốn là một phần của tổ chức này. Một sinh viên tốt nghiệp có lần đã phàn nàn với tôi: "Em không biết rằng em phải viết báo cáo hầu hết thời gian, rồi kiểm thử công việc của người khác. Em không thể đi ra quán cà phê cùng bạn bè trong thời gian làm việc. Bây giờ em nhớ trường nơi chúng em thường bỏ lớp và dành hàng giờ trong quán cà phê hay chơi videogames."
Tất nhiên, ở trường bạn chịu trách nhiệm chỉ cho bản thân bạn. Bạn có thể bỏ lớp bất kì khi nào bạn muốn hay tới muộn. Mặc dầu có những bài kiểm tra, nhưng bao giờ cũng có giáo sư 'dễ dàng" người sẽ chấp nhận cái cớ của bạn và cho phép "làm bù". Nhưng trong công việc, mọi thứ đều bị kiểm soát chặt chẽ; bạn có những giờ làm việc nào đó xác định đi làm và đi về, năm ngày một tuần. Nếu bạn bỏ giờ hay đi muộn, bạn không có khả năng giữ được việc làm của bạn vì "không có cớ" cho những hành vi như vậy.
Chỉ làm việc tốt thôi, không đủ
Ở trường, bạn có thể là sinh viên đầu lớp, vì bạn đọc nhiều và học nhiều. Bạn được kính trọng bởi các bạn trong lớp vì bạn bao giờ cũng có điểm cao nhất trong các kì thi. Có lẽ bạn thậm chí còn nổi tiếng trong trường vì tài năng của bạn. Tuy nhiên, ở công việc bạn không biết gì về công ty, hay về cách dự án vận hành. Tri thức lí thuyết của bạn thậm chí không thể áp dụng được cho việc làm. Không ai biết bạn hay kính trọng bạn và bạn cảm thấy không thoải mái. Học làm việc với những người khác nhau là nhiệm vụ vô tận, bạn sẽ học nhiều khi bạn làm việc nhưng nó cũng giúp xây dựng tính cách của bạn khi bạn quản lí công việc của bạn. Đây là nơi bản kế hoạch nghề nghiệp tốt và có ích vì nó sẽ nhận diện mọi bước cần thiết mà bạn phải làm để đi lên. Bạn sẽ cần nhận diện các vấn đề và gợi ý giải pháp nào đó cho người quản lí của bạn. Bạn sẽ học cải tiến mọi thứ ngay cả khi nó không phải là trách nhiệm trực tiếp của bạn và chứng tỏ rằng bạn có khả năng làm nhiều hơn.
Trong 16 năm ở trường, bạn lên lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác tương ứng với cấp học của bạn. Trừ phi bạn lười hay là sinh viên rất kém, người không tiến sang mức độ khác, phần lớn sinh viên đều đi lên với nỗ lực tối thiểu. Nhưng tại công việc, việc đề bạt không bao giờ là tự động. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng kĩ năng kĩ thuật là nền tảng của bạn. Kĩ năng của bạn càng vững, bạn sẽ càng có khả năng tốt hơn để giữ được việc làm nhưng chính kĩ năng mềm mới nâng bạn lên vị trí tiếp.
Sau vài năm, bạn quen thuộc với mọi công việc kĩ thuật thì đó là lúc để tình nguyện làm một số công việc phụ. Bạn sẽ học cách nói chuyện với người quản lí của bạn và giải thích bạn muốn gì hay gợi ý một số ý tưởng mới. Bạn sẽ biết người quản lí của bạn muốn hay mong đợi bạn làm gì. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng bạn phải hiểu phân công của bạn và lập lịch để đặt các ưu tiên. Bạn học cách làm cho việc làm được hoàn thành đúng thời gian, nếu điều đó nghĩa là công việc thêm, thời gian thêm, bạn phải làm điều đó để xây dựng thanh danh rằng bạn là công nhân cần cù. Bạn sẽ học rằng làm việc tốt là không đủ mà bạn phải chú ý tới mọi thứ đang diễn ra quanh bạn. Bạn phải để cho người quản lí biết việc tốt bạn đang làm bằng việc dành nhiều thời gian hơn với cả đồng nghiệp và người quản lí của bạn ngay cả sau công việc.
Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong
Theo motthegioi
Trường ĐH Hồng Đức khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm ngày thành lập trường Sáng 24-9, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm ngày thành lập trường (24-9-1997 - 24-9-2019). Tới dự có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh. Các đại biểu và sinh viên dự lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm...