Buộc nộp đủ số tiền thu từ bán nhà đất, trụ sở cơ quan nhà nước
Từ ngày 15/2/2015, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1 Quyết định 140 năm 2008 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Cụ thể, đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương quản lý).
Tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định).
Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).
Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định cũng có quy trình xử lý cụ thể.
Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Trung ương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất; 70% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Bộ Tài chính thực hiện nộp 30% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào ngân sách địa phương nơi có cơ sở nhà đất.
Video đang HOT
Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Được giữ lại 50-70%
Đối với công ty nhà nước, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty Nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định). Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).
Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định được xử lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyển sử dụng đất được để lại 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I); 70% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại).
Bộ Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc Sở Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) thực hiện nộp 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I) hoặc 30% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại) vào ngân sách địa phương (nơi có cơ sở nhà đất) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Gia đình nguyên PCT tỉnh chiếm đất công bị xử phạt... 2,5 triệu đồng
Liên quan đến việc gia đình ông Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, trong quá trình xây dựng biệt thự "khủng" đã lấn chiếm đất công, cơ quan chức năng TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với gia đình ông Bình.
Ngôi biệt thự của gia đình ông Bình được xây dựng trên 3 mảnh đất đứng tên con trai và em trai ông Bình.
Ông Nguyễn Phú Bình - Chánh văn phòng Thành ủy Vĩnh Yên - cho biết, UBND TP Vĩnh Yên vừa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm lấn chiếm đất công đối với ông Hà Anh Tuấn (con trai ông Hà Hòa Bình) và ông Hà Thống Nhất (em trai ông Hà Hòa Bình). Riêng ông Hà Hòa Bình, cơ quan chức năng chưa tiến hành xử phạt vì lý do ông Bình đang ốm.
Cụ thể UBND TP Vĩnh Yên đã tiến hành xử phạt 2 triệu đồng đối với gia đình ông Hà Anh Tuấn và 500.000 đồng đối với gia đình ông Hà Thống Nhất, đồng thời yêu cầu các hộ khắc phục toàn bộ hậu quả.
Ông Nguyễn Phú Bình cho biết, hiện tại toàn bộ các hộ gia đình có công trình lấn chiếm đất công đã tự động tháo dỡ và khắc phục hậu quả.
Trao đổi với phóng viên, Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)- ông Nguyễn Văn Chúc - cho biết, Thành ủy Vĩnh Yên đang chờ báo cáo của UBND TP Vĩnh Yên để xử lý về mặt Đảng đối với ông Hà Hòa Bình.
Trước đó, ông Phạm Văn Vọng - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - cho biết, ông Hà Hòa Bình mới về hưu từ đầu tháng 11/2013. "Trước khi ông Bình về hưu không nghe thấy điều tiếng gì về việc gia đình ông Bình lấn chiếm đất công", ông Vọng nói.
Theo giải trình của ông Hà Hòa Bình, năm 2013, gia đình ông quyết định xây dựng một ngôi nhà mới trên khu đất tại phường Tích Sơn (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) và thống nhất cho Hà Anh Tuấn - con trai ông Bình - thực hiện việc xin cấp phép xây dựng và các thủ tục cần thiết để xây nhà và cải tạo khuôn viên khu đất.
Theo đó, ngôi nhà được cấp phép xây dựng là 3,5 tầng và diện tích mặt sàn là 450 m2 nằm hoàn toàn trên diện đất có trong sổ đỏ của gia đình ông Bình. Ông Bình cho biết trên thực tế gia đình chỉ xây dựng cao 2,5 tầng và một gara để xe.
Gia đình ông Bình chủ động phá bỏ tường rào, trả lại đất công cho dự án.
Theo ông Bình, trong lúc ông đi công tác, vì lo cho vấn đề an ninh của khu nhà nên con trai ông đã tự ý cho thợ xây thêm tường rào bao quanh và khi đi công tác về, ông Bình có yêu cầu con trai phải xem xét, kiểm tra theo mốc cắm lộ giới của đường bên ngoài.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Hà Anh Tuấn, con trai ông Hà Hòa Bình, là người đứng tên trong giấy phép xây dựng, tuy nhiên ngôi nhà được xây dựng trên 3 thửa đất do 3 người đứng tên là ông Hà Hòa Bình; ông Hà Thống Nhất (em trai ông Bình) và ông Hà Anh Tuấn (con trai ông Bình).
Trong quá trình xây dựng, gia đình ông Hà Hòa Bình đã lấn chiếm gần 400m2 đất công thuộc dự án cải tạo hồ Dộc Mở để chỉnh trang môi trường đô thị của TP Vĩnh Yên.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Chính thức thu hồi thửa đất cấp sai cho ông Trần Văn Truyền Chiều 16/12, thông tin từ Ủy ban nhân dân TP Bến Tre cho biết, Phòng Tài nguyên - Môi trường đã hoàn tất các thủ tục nhận lại khu đất số 598B5, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre đã cấp sai cho ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Đây là thửa đất số 43, tờ...