Bước đi liều lĩnh của nhóm học giả Trung Quốc về “đường lưỡi bò”
Một chuyên gia hàng đầu cho biết, nhóm các học giả của Trung Quốc đại lục và Đài Loan sẽ tiến hành nghiên cứu các đường ranh giới và nhiều vấn khác liên quan tới biển Đông, trong một bước đi liều lĩnh nữa xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ.
Trong buổi họp báo hôm 23.10 công bố cái gọi là “Báo cáo về biển Hoa Nam-2011,” Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc gia biển Hoa Nam (NISCSS) Wu Shicun được Tân Hoa xã dẫn lời nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhóm là bắt tay vào nghiên cứu trên lý thuyết về đường chữ U (đường lưỡi bò)”.
Đường chữ U- còn được gọi là đường 9 đoạn, là đường phân định ranh giới mà Trung Quốc sử dụng để ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông, xâm phạm vùng biển của nhiều quốc gia trong khu vực, bao trùm cả những vùng biển không thể tranh cãi thuộc về Việt Nam.
Ông Wu nói: “Chúng tôi có kế hoạch công bố với cộng đồng quốc tế bản chú thích hợp pháp về đường chữ U trong vòng một năm, cùng với thông báo và tuyên bố bằng văn bản của chúng tôi để trả lời cho những thắc mắc của quốc tế xung quanh vấn đề này”.
Video đang HOT
Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Biển Đông: Đây có phải là không gian khủng hoảng mới không?”- do Học viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) phối hợp với Quỹ Gabriel Péri tổ chức ở Paris ngày 16.10 vừa qua, các nhà phân tích cho rằng những luận cứ tiếp cận về lịch sử liên quan đến “đường lưỡi bò” Trung Quốc cũng như một số luận cứ khác của Trung Quốc về lịch sử và các vấn đề chủ quyền đưa ra là “không có tính thuyết phục”.
Có ý kiến tỏ lo ngại rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách hiện nay thì tình hình tại khu vực sẽ còn căng thẳng.
Ngày 29.7, phát biểu tại cuộc điều trần trước Nhóm nghị sĩ phụ trách vấn đề Trung Quốc (China Caucus) của Hạ viện Mỹ, chuyên gia Dan Blumenthal cho rằng, đòi hỏi chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông dựa trên một sự giải thích mập mờ về lịch sử và diễn giải sai lệch luật quốc tế.
Dan Blumenthal là Giám đốc Nghiên cứu Châu Á của Viện AEI và là thành viên của Ủy ban Nghiên cứu kinh tế và an ninh Mỹ-Trung. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trước đó, trong một bài viết được mạng YaleGlobal thuộc Trường Đại học Yale (Mỹ) công bố ngày 7.7, Giáo sư Carl Thayer khẳng định Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” trên biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các nước ven biển khác, và với việc đệ trình chính thức tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò), cố tình giữ mập mờ về các tọa độ địa lý chính xác của các đường này… Trung Quốc đã lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khu vực thiết lập.
Theo laodong
Australia kêu gọi giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông
Australia khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa Việt-Trung liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Biển Đông tiếp tục là một đề tài nóng tại châu Á, với các tranh chấp ngày càng leo thang giữa những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng. Tiếp sau Mỹ, Australia vừa lên tiếng kêu gọi một giải pháp ôn hòa cho vùng biển giàu tài nguyên này và thúc giục các bên nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận chung. Australia cũng khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa Việt-Trung liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Đài phát thanh Australia ngày 30/8 trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith nhân chuyến công du Việt Nam nhấn mạnh Australia muốn nhìn thấy các tranh chấp được hòa giải theo đúng tinh thần luật quốc tế và luật biển, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith
Lời kêu gọi của Australia được đưa ra giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tiến hành chuyến công du 6 nước châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8 để thảo luận về những căng thẳng ở Biển Đông và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ tới Bắc Kinh vào giữa tháng 9 tới. Chuyến đi của bà Hillary Clinton và ông Leon Panetta một lần nữa làm nổi bật sự quan tâm của Mỹ đối với châu Á trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và một số nước trong khu vực đang căng thẳng vì tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ-Trung đang bất đồng về cách xử lý các tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mỹ đang nỗ lực cổ vũ cho một giải pháp đa phương và khuyến cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược "chia để trị" trong vấn đề Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc nhất mực theo đuổi cách giải quyết song phương với từng nước một có tranh chấp và liên tục có các hành động bị coi là "gây hấn" ở Biển Đông.
Mới đây, Washington đã chính thức chỉ trích Bắc Kinh khi Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đáp lại, Trung Quốc không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông đả kích và cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Tân Hoa Xã ngày 29/8 đăng bài xã luận tiếp tục tố cáo Mỹ dùng các phương tiện ngoại giao, kinh tế và chiến lược để gây xáo trộn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và gây chia rẽ Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông nhằm kiềm hãm sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc để giành lại bá quyền trong khu vực.
Tân Hoa Xã khuyến cáo Mỹ rằng cản chân Bắc Kinh và xem Trung Quốc là đối thủ là một việc làm thiếu khôn ngoan. Ngày 30/8, "Thời báo Hoàn Cầu" cáo buộc rằng hai yếu tố đang gây tác động xấu cho tranh chấp Biển Đông là các nước tranh chấp trong khu vực cứ tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và sự can thiệp tích cực của các thế lực bên ngoài. "Thời báo Hoàn Cầu" cũng kêu gọi cần có sự ngoại giao tích cực để bảo đảm hòa bình cho các "quần đảo của Trung Quốc" ở Biển Đông.
Cùng với lời kêu gọi đó, "Thời báo Hoàn Cầu" cũng cho biết Trung Quốc đang dự tính triển khai máy bay không người lái trên biển giữa lúc tranh cãi về lãnh hải với các nước láng giềng tiếp tục tăng cao. Báo này dẫn lời lời ông Vũ Thanh Tùng, giới chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho biết kế hoạch này cũng bao gồm việc xây dựng 11 căn cứ máy bay không người lái (UAV) do các cơ quan hàng hải cấp tỉnh phụ trách. Quan chức này không tiết lộ chi tiết nhưng cho biết ít nhất mỗi căn cứ sẽ có một UAV. Giới chuyên môn Trung Quốc nói việc thành lập các căn cứ UAV dọc bờ biển có thể giúp Bắc Kinh bảo vệ lãnh hải về lâu dài./.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thượng viện Philippines "truy" Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không? Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã do dự trước yêu cầu công khai thảo luận về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong phiên điều...