Bước chân tiếp nối ở bản xa
Ở vùng rẻo cao Tây Nghệ, giáo viên không tính thời gian cắm bản của mình bằng năm tháng, mà bằng sự đón nhận, để từ người lạ thành người quen, người thân của của học sinh, phụ huynh.
Thầy Lữ Văn Phòng đón học sinh vào lớp 1 tại điểm trường Huồi Mới (Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, Nghệ An).
Cũng có những lúc vất vả, chùng lòng trước con dốc đứng, khó khăn, thiếu thốn nơi núi tận sông cùng. Nhưng lại nghĩ, nếu không có cái chữ, những đứa trẻ ở đây rồi sẽ ra sao. Vậy là thầy cô lại đứng dậy, bước chân lên rẫy, tìm “bắt” trò về để trường lớp có đủ thầy trò.
Người của bản
Chạm chân vào bản Huồi Tố – điểm chính của Trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An), trời đã tối, sương xuống nặng. Con đường dốc loang loáng bóng đèn pin. Đó là những đứa trẻ đang rủ nhau lên trường học phụ đạo. Tiếng đọc bài, trò chuyện, đùa nghịch náo động cả khoảng không gian tĩnh lặng giữa núi rừng. Ổn định trật tự cho lũ học trò hiếu động, các thầy cô mới quay về dãy nhà tập thể ăn tối.
Mai Sơn cách trung tâm huyện Tương Dương, Nghệ An gần 120km đường bộ. Trước khi có con đường vành đai biên giới phía Tây, để vào được Mai Sơn chỉ có thể ngồi thuyền vượt lòng hồ thủy điện Bản Vẽ nửa ngày trời. Cũng chính vì cách biệt như vậy, nên đến giờ, cơ sở vật chất trường lớp nơi đây vẫn thiếu thốn, chưa kiên cố hóa đồng bộ. Trừ một số giáo viên bản địa, còn lại hầu hết thầy cô vào Mai Sơn đều ở lại cắm bản dạy học.
Gian nhà công vụ tạm bợ, thưng bằng gỗ là nơi ở chính của nhiều giáo viên Mai Sơn hàng chục năm qua. “Mình mới vào đây dạy học thôi”, thầy Nguyễn Đình Tuấn – nói. Mới là bao lâu? – “Khoảng 6 năm”! Thời gian công tác, cắm bản ở vùng biên giới này được đong đếm đầy kỳ lạ như vậy. “Người mới” được tính là dưới 10 năm. Còn “lâu rồi”, có nghĩa là đã 20 – 30 năm, gắn bó gần quãng đời dạy học nơi rẻo cao.
Năm học này, Trường Tiểu học Mai Sơn đón 8 đứa trẻ Mông từ bản Phá Kháo xuống điểm chính Huồi Tố đi học. Để chuẩn bị nơi ăn chốn ở, phòng ngủ của thầy hiệu phó Nguyễn Thế Quảng được chuyển thành ký túc xá cho 8 đứa trẻ. Thầy, cô giáo, ngoài nhiệm vụ dạy chữ còn đảm nhận thêm công việc của người cha, người mẹ trong gia đình…
“Các em học sinh ở Mai Sơn được hưởng chế độ 116 của Chính phủ, mỗi tháng có 15kg và trợ cấp gần 600 nghìn đồng. Thầy cô trồng thêm rau, chăn nuôi… phụ vào nấu cơm cho các em”, thầy Quảng nói.
Từ khi có các cháu, lịch sinh hoạt của thầy cô cũng thay đổi. “Học trò Mông ngủ sớm nhưng dậy cũng rất sớm. Có khi hơn 4 giờ sáng đã thập thò, gõ cửa gọi thầy dậy… tập thể dục”, thầy Quảng kể. Thầy cô phải hướng dẫn các em từ cách chào hỏi, làm quen với sinh hoạt tập thể, giúp thầy cô dọn dẹp vệ sinh chung. Buổi tối, 8 đứa trẻ ở Phá Kháo lên trường tự học cùng với các bạn, với sự quản lý, phụ đạo của thầy cô. Ngoài ôn lại bài trên lớp, ngoài dạy chữ, các em cũng rèn thêm kỹ năng tiếng Việt.
Những người dìu dắt
Thầy Lữ Văn Phòng có hơn 20 năm dạy học ở Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An). Chừng ấy thời gian, thầy giáo người Thái đi hết các điểm lẻ của ngôi trường có 100% học sinh người Mông này. Thầy cũng thông thạo ngôn ngữ, hiểu rõ phong tục, tập quán của bà con người Mông.
Video đang HOT
Năm học này, thầy Lữ Văn Phòng quay một vòng về điểm trường Huồi Mới, đóng vai trò là giáo viên 2 phụ trách các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm… và kiêm cả Tổng phụ trách Đội… Không chủ nhiệm lớp, nhưng thầy lại là người gắn bó với 86 học sinh của 5 lớp.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đến nay vẫn nhiều không: Không điện, không giao thông thuận lợi, không sóng liên lạc, không chợ và không cô giáo. Từ khi thành lập đến nay, ngôi trường khoảng 40 năm này chỉ toàn các thầy mới có thể trụ lại cắm bản. Học sinh chỉ biết đến 1 danh từ chỉ giáo viên là “thầy”. Các bản người Mông ở Tri Lễ 4 của đều xa xôi biệt lập. Những người như thầy Phòng khi vào đây là “người lạ”. Để từ lạ thành quen, được học sinh tiếp nhận, thân thiện và yêu thương là cả hành trình dài bằng tâm huyết, nhẫn nại.
Ngân Thị Thanh Nhàn là một trong số ít sinh viên vừa tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm Tiểu học – Trường Đại học Vinh. Với thành tích này, em có nhiều cơ hội làm việc ở vùng trung tâm, thuận lợi. Ngôi trường Nhàn thực tập ở TP Vinh (Nghệ An) cũng đề nghị ký hợp đồng với em sau khi tốt nghiệp. Nhưng cô gái người Thái đã chọn quay trở về mảnh đất Tương Dương nơi em đã sinh ra, lớn lên với nguyện vọng “tới bất cứ nơi khó khăn nào, để được cống hiến sức trẻ”.
Nhận lời giới thiệu tới Trường Tiểu học Mai Sơn, cô giáo trẻ vừa vui mừng vừa có chút lo lắng. Mừng vì dù là giáo viên hợp đồng, nhưng Nhàn đã thực sự được đi dạy như mơ ước từ nhỏ. Lo là bởi vì từ nhỏ đến lớn, em sống ở thị trấn, chưa từng vào ở nơi xa xôi, biên giới như vậy. Nhưng được sự động viên của bố mẹ, cũng là những người làm nghề giáo, Nhàn tự tin hơn, khoác balo lên đường. Đón cô giáo trẻ là chặng đường xa xôi vất vả, và ngôi trường với 5 điểm cách xa nhau.
Năm học đầu tiên, Nhàn được ưu tiên dạy tại điểm trường chính ở bản Huồi Tố, phụ trách lớp 2. Dạy học ở đây khác xa so với hình dung của em khi còn ở giảng đường đại học. Kể cả những kinh nghiệm của 2 đợt thực tập, kiến tập, khi đem về bản lẻ ở vùng sâu vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số, cũng trở nên khập khiễng. “Em có kiến thức chuyên môn vững, nhưng về phương pháp dạy học, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cụ thể, phải học hỏi rất nhiều từ các thầy cô đã có thâm niên ở trường”, Nhàn tâm sự.
Sau một học kỳ đứng lớp, một số bài học kỹ năng mà Nhàn áp dụng được các em hưởng ứng. Cô giáo trẻ phấn khởi: Ban đầu học sinh có sự bỡ ngỡ nhưng chỉ một thời gian ngắn tiếp cận bài học rất nhanh, mạnh dạn. Giờ đây các em đã tự tin hỏi bài, giao tiếp với cô – đó là thành công đầu tiên của em rồi!
Nhiều giáo viên tự nguyện cắm bản không có nghỉ hè
Khi được hỏi, mong muốn của thầy cô giáo là gì, chẳng ai đề đạt quyền lợi cho cá nhân mà chỉ mong ước có được thật nhiều sách để phục vụ học sinh.
"Phong trào bàn giao học sinh về các bản làng của nhiều trường học nơi miền xa heo hút đang được phát huy, nhân rộng vì đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Lễ bàn giao học sinh của Trường Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (Ảnh nhà trường cung cấp)
Một trong những ngôi trường tổ chức thành công phong trào bàn giao học sinh về bản làng phải kể đến Trường Tiểu học Nga Mi, Trường Tiểu học Mai Sơn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Hiện Trường Tiểu học Đa Mi có 414 học sinh và có 9 bản gồm 6 điểm trường nằm rải rác ở nhiều bản làng. Trường Tiểu học Mai Sơn có 5 điểm trường với 9 thôn bản.
Thư viện sách đặt tại nhà giáo viên (Ảnh nhà trường cung cấp)
Thầy Kha Văn Thông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Mi cho biết, ngày hè học sinh không đến trường các em thường theo mẹ lên nương, một số khác ở nhà với ông bà nên hay ra suối, ra khe chơi, điều này cũng sẽ gây nên nhiều tai họa khôn lường.
Kèm học sinh yếu đọc (Ảnh nhà trường cung cấp)
Để giúp các em có những ngày hè thật an toàn, bổ ích, phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy cô và học sinh cũng là dịp để các em ôn luyện thêm kiến thức nên mô hình đưa sách về các bản đã được thực hiện bằng phong trào bàn giao học sinh về với bản làng.
Nhiều đoàn thể cùng chung tay
Buổi lễ bàn giao học sinh về bản có đại diện nhà trường, giáo viên, ban quản lý bản, đoàn thanh niên của xã và phụ huynh học sinh.
Bàn giao các em về bản không chỉ làm thủ tục như kiểu trao tay là xong, nhà trường đã cùng những người có trách nhiệm tổ chức những buổi đọc sách truyện ngay tại bản mà giáo viên địa phương là người quản lý trực tiếp.
Hỗ trợ học sinh đọc yếu (Ảnh nhà trường cung cấp)
Những thư viện lưu động được mọc lên mà nguồn sách do nhà trường cung cấp. Hàng ngàn bản sách được phân đều về các bản làng, thư viện sách được đặt ở nhà một số giáo viên địa phương, nhà cộng đồng hoặc ngay nhà của trưởng bản.
Thư viện sách còn khá nghèo (Ảnh nhà trường cung cấp)
Giáo viên cắm bản tình nguyện không có ngày hè
Thầy Đào Xuân Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Sơn cho biết, nhà trường phát động giáo viên địa phương đăng ký tình nguyện tham gia thư viện sách cho học sinh. Toàn trường đã có 12 giáo viên địa phương đăng ký tình nguyện tham gia.
Thầy Thông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Mi cũng nói rằng lợi thế của trường mình có đến 90% giáo viên người địa phương. Nhà giáo viên nào rộng rãi, thư viện sách sẽ được đạt ngay tại nhà để thầy cô giáo dễ quản lý.
Cô giáo Lô Thị Thìn trường Mai Sơn cho biết, ngoài việc tổ chức cho các em đọc sách, cô cùng đồng nghiệp đã tổ chức trò chơi, phát động các em vẽ tranh yêu thích và viết bài cảm nhận sau khi đọc xong sách.
Ngoài đọc sách nhà trường còn tổ chức cho học sinh chơi trò chơi (ảnh nhà trường cung cấp)
Học sinh hào hứng và thích tham gia, thế nên theo quy định mỗi tuần thư viện chỉ đón học sinh 3 buổi nhưng vì thích quá ngày nào các em cũng đến nhà cô đọc sách.
Cô giáo Đậu Thị Nga trường Đa Mi cho biết, thấy học sinh hào hứng quá nên không thể quy định tuần mấy buổi, các em đến buổi sáng hay buổi đêm đọc sách giáo viên đều tạo điều kiện.
Có điều, nhu cầu đọc cao mà sách truyện lại ít, dù thầy cô liên tục luân phiên sách giữa các bản với nhau. Thế nhưng, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đọc của học sinh nơi này.
Khi được hỏi, mong muốn của thầy cô giáo là gì, chẳng ai đề đạt quyền lợi cho cá nhân mà chỉ mong ước có được thật nhiều sách để phục vụ học sinh.
Hai thầy hiệu trưởng cùng chung một ước nguyện xây dựng được những thư viện sách tại các bản để học sinh và bà con bản làng được đọc sách thường xuyên.
Địa điểm thì có nhà giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà trưởng bản. Nhưng tiền để mua những tủ để đựng sách thì chưa biết lấy nguồn nào.
Cần lắm những chia sẻ của cộng đồng để những đứa trẻ miền rẻo cao này không còn đói sách nữa.
Nâng bước học sinh dân tộc nhờ chính sách hợp lý, kịp thời Nhờ những chính sách hợp lý, kịp thời, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng được cải thiện, tiệm cận dần với chất lượng chung của cả nước. Lớp học phụ đạo buổi đêm tại Trường Tiểu học Mai Sơn (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: H.Lài Tạo công bằng trong giáo dục Bà Hồ Thị Minh,...