Bún xì dầu tỏi ớt béo cay
Bún chan xì dầu tỏi ớt dậy mùi thơm của sả, hành, tỏi phi, ăn béo béo, cay cay hấp dẫn.Ở Sài Gòn, bún xì dầu ( nước tương) thường gắn với món chay, ăn chung đậu hũ chiên giòn, rau sống…
Tuy nhiên, bún xì dầu tại một quán vỉa hè trên đường Quách Văn Tuấn, quận Tân Bình lại là món có thịt, được khá nhiều thực khách ưa chuộng nhờ dễ ăn, giá cả hợp túi tiền. Chủ quán cho biết mỗi ngày anh bán khoảng 200 – 400 phần kể cả người dùng tại quán lẫn khách mua mang đi. Quán bán từ sáng đến tối, khách ghé mua vào giờ cơm trưa thường phải chờ một lúc mới có.
Bát bún xì dầu đầy đủ. Ảnh: Instagram momentoffood
Chủ quán nói thêm từ món bún chan nước tương đã phổ biến, nhà anh tự nghĩ ra các loại topping ăn kèm với xì dầu và bún, tạo nên món vừa lạ vừa quen, nhanh chóng chiếm cảm tình thực khách. Một bát bún thập cẩm gồm các thành phần: thịt nướng, trứng ốp la,c, đậu hũ chiên, chả cá và rau sống. Chả giò nhà làm và chiên tại chỗ nên luôn nóng. Miếng chả giò nhiều nhân, chiên giòn rụm. Đậu hũ chiên bên ngoài vàng, trong ruột còn màu trắng, mềm béo.
Quán không sử dụng sườn để nướng như các tiệm cơm tấm mà dùng thịt heo nạc. Thịt thái lát, ướp kỹ với nhiều gia vị, thêm nước màu tạo màu đẹp, nướng chín tới, không cháy xém và không quá khô. Trứng ốp la có hai loại. Khách thích ăn lòng đỏ trứng còn sống, vị béo thì chọn trứng chiên sơ qua. Ngược lại, khách thích ăn trứng chín thì chọn trứng chiên kỹ.
Tô bún toàn những thứ quen thuộc, vẫn hấp dẫn thực khách nhờ xì dầu tỏi ớt – điểm nhấn của món ăn. Xì dầu pha loãng theo công thức riêng của quán, nêm nếm không bị mặn nên dù thực khách lỡ tay chan nhiều một chút cũng không thành vấn đề.
Xì dầu tỏi ớt. Ảnh: Instagram Homnay_tuiangi
Video đang HOT
Nhìn thoáng qua, xì dầu tỏi ớt ở đây hơi giống nước xốt trong các món xôi mặn Sài Gòn. Nước tương pha nhiều tỏi, ớt xay. Đặc biệt chủ quán phi ớt, tỏi, sả với dầu ăn, đổ vào nước tương tạo lớp váng dầu béo ngậy. Nước tương đựng trong bình giữ nhiệt nên luôn ấm nóng, khách không ngửi thấy mùi dầu ăn nồng mà dậy mùi thơm khó cưỡng của tỏi.
Khi có khách gọi món, chủ quán cho bún vào bát, thêm rau sống, xếp thịt nướng, chả giò, trứng ốp la, chả cá, đậu hũ chiên và một muỗng mỡ hành. Khách tự chan nước tương theo khẩu vị. Khi chan, bạn khuấy đều xì dầu lên. Bún nhiều rau sống nên ăn không bị ngấy. Chỗ ngồi của quán hơi chật, bếp đặt phía trước nên hơi nóng, ghé quán tầm chiều mát sẽ đỡ oi bức hơn.
Tận dụng cơm nguội làm món ngon với trứng ốp la
Lấy cảm hứng từ cơm trộn bibimbap của Hàn Quốc, tô cơm dưới đây là sự kết hợp mới lạ giữa trứng ốp la cùng xì dầu, dầu hào, tỏi...
Nguyên liệu
Một tô cơm nguội (100-150 g)2 quả trứng
2 muỗng canh dầu thực vật
2 muỗng canh rau mùi
2 muỗng canh hành lá
Một muỗng canh tỏi
Nửa muỗng cà phê đường
Một muỗng canh xì dầu
Một muỗng canh dầu hào
Cách làm
Bước 1:
Tỏi bóc vỏ, đập dập và xắt nhỏ cùng hành lá, rau mùi sau đó cho vào bát tô. Thêm đường, xì dầu và dầu hào.Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn cho đến khi bốc khói sau đó rưới lên hỗn hợp sốt, để sang bên cạnh.
Bước 2:
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong chảo lớn, trên lửa vừa. Sau đó, bạn ốp trứng với độ chín tùy thích.
Bước 3:
Trong lúc chờ đợi trứng ốp, bạn chuẩn bị một tô cơm nguội.
Bước 4:
Thêm lần lượt cơm và trứng ốp vào tô đựng hỗn hợp sốt.Trộn đều và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Lưu ý khi chế biến món
Nếu làm nhiều hơn một phần ăn, bạn hãy nhân các nguyên liệu lên để chuẩn bị số lượng tô cần thiết.Cơm trộn với trứng ốp lòng đào có hương vị đậm đà và màu sắc bắt mắt hơn so với trứng ốp chín.Nếu không có cơm nguội, bạn có thể thay thế bằng cơm nóng.
Cách làm đậu hũ hấp măng tây bằng nồi cơm điện Từng miếng đậu mềm mịn, béo mượt kết hợp cùng vị đậm đà giòn tan của măng tây hấp dẫn mà không ai có thể bỏ qua, món ngon dễ thực hiện chỉ bằng chiếc nồi cơm điện. Nguyên liệu làm Đạu hũ hấp măng tây Măng tây 200 g (cắt khúc dài 3cm) Đậu hũ chiên 6 miếng (cắt thành hình khối...