Bún quậy và bún kèn – 2 món bún độc đáo, gây nhớ thương của đảo ngọc Phú Quốc
Bên cạnh những món hải sản tươi ngon, đảo ngọc Phú Quốc còn có 2 món bún độc đáo, rất biết gây thương nhớ cho du khách.
Bún kèn là món ít nơi bán, ngoài một số tiệm ở Châu Đốc hay Cần Thơ thì ở Phú Quốc cũng là nơi bạn có thể thưởng thức món này. Không như nước lèo bún kèn ở một số tỉnh miền Tây được nấu từ thịt cá lóc, nước lèo bún kèn Phú Quốc được nấu từ cá nhàu hoặc cá ngân, những loại cá biển có rất nhiều ở đảo.
Điểm đặc trưng của bún kèn Phú Quốc là cá được xay nhuyễn giống chà bông chứ không để nguyên miếng. Khi cá nhuyễn rồi, người ta đem đi xào với sả, ớt, tỏi… đến khi cá khô và thơm giòn. Sau đó cho nước cốt dừa, nước cá luộc đã lọc bỏ xương… rồi nêm nếm gia vị, nấu cho đến khi nước sền sệt. Gia vị nhất thiết phải có là bột cà ri hoặc ngũ vị hương, nước cốt dừa.
Khi ăn, người bán bỏ bún tươi vào tô, rải lên trên đó chút gỏi đu đủ, giá sống, rau thơm, chan chút nước cốt dừa và mắm chua ngọt. Để hoàn thiện tô bún, công đoạn cuối cùng là múc một thìa nước lèo có cá xay nhuyễn vào tô. Tô bún kèn có vị beo béo của nước cốt dừa, ngọt đậm đà của cá, cay của ớt, đi kèm đó là độ giòn tan của đu đủ, mùi thơm đậm chất biển.
Video đang HOT
Ngoài bún kèn, Phú Quốc còn một món khác cũng rất đặc trưng và nổi tiếng, đó chính là bún quậy. Bún quậy Phú Quốc được cho là có nguồn gốc từ món bún tôm Bình Định, hay bún nước Kon Tum, nhưng đã thay đổi khi đến Phú Quốc.
@vananhnguyen2102
Nguyên liệu của món bún này toàn những sản vật có sẵn của miền biển là tôm với cá. Tôm tươi, cá tươi sẽ giã nhuyễn, tẩm ướp gia vị để thành chả tôm, chả cá. Khi có khách gọi, chủ quán sẽ lấy một thìa chả tôm, một thìa chìa cá rồi quẹt mỏng vào thành bát, sau đó chan nước lèo đang sôi sục, khiến chả chín tức thì, sau đó mới thêm bún, gia vị và rất nhiều hành vào tô. Thực ra nước lèo bún quậy siêu đơn giản, chính là nước luộc bún thêm chút gia vị, nhưng chính nhờ cái ngọt của chả mà thành có vị.
@anhnguyet.ime
Tô chả cá và chả tôm giã nhuyện với thật nhiều tiêu, ớt đúng “chất” Phú Quốc. Đặc biệt nữa là bún ăn kèm của món này là bún tự làm, máy ép bún xong sẽ chạy thẳng vào nồi luộc nên rất đảm bảo. Bún quậy khá nhạt nên khi ăn nhất định phải có thêm một bát gia vị, ớt, tiêu, quất hào phóng đi kèm. Người ăn sẽ quậy đều bát gia vị đó rồi nêm vào bún, chấm chả cá, chả tôm cho vừa miệng.
Ở Phú Quốc nói đến bún quậy là nói đến cái tên bún quậy Kiến Xương. Quán này rất đông khách khách thường phải tự pha gia vị chấm, đợi bưng bát bún của mình. Bù lại, thưởng thức một món lạ, nhâm nhi cái ngọt chả chả, cái cay của tiêu ớt của món bún khiến nhiều người cứ xuýt xoa và nhớ mãi.
Theo Helino
Đệ nhất "tiết canh cua" - đặc sản "gây nghiện" chỉ có ở Phú Quốc
"Tiết canh cua", cái tên nghe lần đầu tưởng đùa nhưng với nhiều người đây lại là đệ nhất "đặc sản" gói trọn sự tinh túy của ẩm thực Phú Quốc.
Nói đến những đặc sản "độc lạ" ở Phú Yên thì người ta nhắc đến mắt cá ngừ đại dương, nhưng nói đến Phú Quốc thì không thể quên cua huỳnh đế. Đặc biệt, ngon và độc đáo hơn cả là món tiết canh cua Phú Quốc.
Với du khách lần đầu tiên đến Phú Quốc thì cái tên "Tiết canh cua" thật lạ, thê nhưng với nhưng người dân chài nơi đây thì nó là một "đặc sản".
Theo như người đi biển kể lại: Trong quá trình đi đánh bắt xa bờ, khi thuyền không kịp ghé đảo Hòn Khoai để tiếp ứng thêm nước ngọt thì người đi biển thường bẻ càng cua và uống chất dịch bên trong càng cua. Chất dịch này có vị ít mặn và hơi ngọt hơn so với nước biển, lại không tanh nên dễ uống hơn. Tư đo, món tiết canh cua được chế biến từ chất dịch này trong cơ thể cua.
Không phải cua nào làm tiết canh cũng ngon, để làm tiết canh thì phải là cua biển, ngoài ra cua nhiều gạch thì tiết canh cua sẽ ngon ngọt và bổ hơn khi ăn.
Cua làm món này phải lựa những con từ 700g đến 1kg. khi luộc cua thì cho thêm vào một ít rượu đế thịt cua thơm hơn và át đi mùi tanh.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch, sau đó dùng dây buộc thật chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia.
Ở những con cua có gạch thì ta lấy phần gạch có ở mu cua cho vào đĩa tiếp theo sau phần lấy tiết cua. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng muỗng hớt ra cho thật khô, rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng rang giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.
Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài mùi tàu, không thể thiếu rau dấp cá và có khi cũng ăn chung với khế chua, chuối chát cũng rất hợp và ngon.
Theo Danviet
Đi Nha Trang không ăn hải sản thì ăn gì? Nếu bạn không phải là một fan của các món hải sản thì đừng bỏ lỡ những đặc sản này khi đặt chân đến Nha Trang nhé. Nha Trang là một vùng đất không chỉ nổi tiếng bởi những món hải sản thơm ngon mà còn bởi rất nhiều đặc sản với hương vị khó cưỡng và mức giá thì vô cùng dễ...