Bún cua ‘thối’, ai lỡ ăn dễ ghiền
Nồi nước dùng lớn chứa nước đen sánh sệt, bên trong có măng, hột vịt. Bếp tăng nhiệt, nồi sôi ùng ục. Bạn có tin không? Đấy là nồi nước dùng cho món bún cua thối của phố núi Gia Lai, khiến biết bao người mê mẩn.
Chủ quán giải thích về tên gọi cũng như hương vị của món ăn này: “Tại vì do mình ủ qua đêm nó bay mùi lên nên gọi là bún cua thối”
LÊ NAM
Từ đầu hẻm, mùi mắm, mùi cua đã dậy lên khá nồng như cuốn chân thực khách bước vào quán. Cả dãy phố Phùng Hưng ở TP. Pleiku nổi tiếng với món này bởi rất nhiều nhà bán bún cua thối. Chúng tôi quyết định bước vào quán cô Chi, nằm tại số 02 Phùng Hưng – quán được nhiều người giới thiệu là 22 năm tuổi.
Một nồi nước dùng lớn chứa loại nước đen sánh sệt, bên trong có măng, hột vịt. Thỉnh thoảng bà chủ cho thêm dầu vàng đã nấu vào nồi rồi khuấy đều lên. Bếp tăng nhiệt, nồi nước sôi ùng ục.
Cận cảnh nồi nước dùng có màu đen sánh đặc trưng
Một tô bún chỉ có một nhụm bún, nước dùng nóng hổi chan trực tiếp lên bún. Thêm bì heo chiên giòn, hành phi thơm, khi ăn kèm với rau sống… Ai nấy đều xì xụp thưởng thức một cách ngon lành. Liệu “bún cua thối” có “thối” thật như lời đồn?
Người Gia Lai rất mê bún cua thối.
Thực khách Trần Thị Thành (hiện đang làm việc tại Đà Nẵng nhưng về thăm nhà ở Gia Lai) cho biết: “Lần nào em cũng phải ăn mấy tô. Hôm qua em cũng ăn hôm nay em cũng ăn. Ngày nào em cũng ăn hết, ăn cho đỡ ghiền”. Nói về mùi đặc trưng như lời đồn đại của mọi người với du khách phương xa, Thành cười vui vẻ: “Em ăn quen rồi nên em không thấy mùi gì hết”.
Cận cảnh một tô bún cua thối
Ngồi đối diện, bà Mai Thị Vương (khách quen của quán bún cua Chi) nhận định: “Cô không nghe mùi thối mà cô vẫn nghe thơm thơm nhưng những người họ không ăn họ kêu thum thủm, thối thối”.
Trong khi đó, bạn Ngô Quang Mẫn (học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.Pleiku) thì công nhận: “Em thấy 50 thối – 50 thơm, chưa ăn thì hơi… có mùi thật”.
Video đang HOT
Nước dùng đặc trưng từ cua tươi ủ chua
Giải thích về tên gọi cũng như hương vị của món ăn này, bà Châu Thị Chi, 51 tuổi, chủ quán nói: “Tại vì do mình ủ qua đêm nó bay mùi lên nên gọi là bún cua thối. Cua mình mua cua sống. Cua chết sẽ làm hỏng nồi nước. Mình xay đi lọc lấy nước, để qua đêm bỏ muối, qua ngày mai mình nấu. Dầu nấu bằng cách phi hành, bỏ vào cho thơm”.
Bà Chi cho biết thêm, loại cua để nấu là cua đồng ở Gia Lai: “Chỉ có cua Gia Lai mới làm ngon, còn có chỗ khác làm không ngon bằng”.
Bà Châu Thị Chi, 51 tuổi, chủ quán bún cua thối nổi tiếng ở TP.Pleiku, Gia Lai suốt 22 năm qua
Thoạt nhìn, tôi không biết ăn món này ra sao. Lại mạnh dạn ra hỏi bà chủ. Bà cho hay: “Tô bún trộn đều lên với ớt, mắm nêm, thêm chả ram và trứng. Món ăn sẽ ngon hơn với rau sống. Tại đây luôn có sẵn rất nhiều loại rau để ăn kèm”.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương (66 tuổi, khách quen của quán bún cua Chi) thích ăn bún cua thối từ nhỏ. Bà cho biết đã bị mê mẩn món này đến độ không ăn không chịu được.
“Nói chung là món đồng quê nhưng cái này cô ăn không biết bao nhiêu năm nay rồi. Bình quân tuần nào cũng ăn vài lần, còn mua cho cả nhà ăn luôn”, bà Hương chia sẻ.
Em Ngô Quang Mẫn thưởng thức bún cua thối nhưng vẫn công nhận món ăn có phần hơi… nặng mùi
Trẻ em ở đây cũng rất yêu thích món ăn này
Tâm sự nhỏ to với mẹ khi ăn bún cua thối vào bữa chiều
Thích thú khi được mẹ dẫn đi ăn
Quả vậy, không chỉ bà Hương mà nhiều người ở Gia Lai cũng bị “nghiện” bún cua thúi. Cứ chiều đến là lại rủ nhau ra bún cua thối Phùng Hưng. Mà đã ăn là phải ăn liền 2, 3 tô chứ không ăn 1 tô bún như thông thường.
Quán mở mỗi ngày từ 11 giờ trưa đến khi trời bắt đầu tối, như bữa tôi ghé quán, mới có 5 giờ chiều, cô Chi đã trút những giọt nước dùng cuối cùng cho tô bún cuối để mời tôi thưởng thức. Lúc bưng ra, khách ăn ngoài hẻm vẫn kéo đến nhưng đành ngậm ngùi tìm quán khác vì bún cô Chi đã hết hàng.
Nếu bạn muốn có một trải nghiệm ẩm thực thú vị khi lên phố núi Gia Lai – hãy nhớ ghé bún cua thối ở số 02 Phùng Hưng cùng thưởng thức nhé!
Theo Thanhnien
"Món rán giòn và đầy những con sâu" của Hà Nội lên hẳn báo Pháp, mùa này người ta lại ồ ạt rủ nhau đi ăn rồi, bạn đã thử món chả rươi này chưa?
Thời tiết Hà Nội bây giờ chính thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để đi ăn chả rươi đó.
Hà Nội trở lạnh thì nên đi ăn gì cho ngon?
Thật khó để gọi tên ngay một món nào đó, bởi Hà Nội mùa lạnh thì có cả tỷ thứ để ăn: nóng hổi, giòn rụm hay là thơm nghi ngút khói... Thôi thì, cứ ngẫu hứng theo cảm xúc đi, trong đầu khi ấy nghĩ ngay đến món gì, thì đi. Hoặc là vô tình đi ngang phố, bỗng thấy quán nào đó bán một món đồ nóng hổi, cơn thèm bỗng nổi lên, thì đó chính là định mệnh rồi.
Điển hình như hôm nay này, trời Hà Nội lạnh lạnh lại còn mưa mưa, vô tình lang thang qua Lò Đúc, Gia Ngư hay lạc vào Ô Quan Chưởng, bỗng thấy mùi chả rươi thơm lừng phả vào trong gió, cơn thèm nổi lên thì không điều gì có thể ngăn cản được
"Món rán giòn và đầy những con sâu" của Hà Nội lên hẳn báo Pháp, mùa này người ta lại ồ ạt rủ nhau đi ăn rồi, bạn đã thử món chả rươi này chưa?
Độ này năm ngoái, thấy người ta rầm rộ về "món rán giòn và đầy những con sâu" của Hà Nội được lên hẳn báo Pháp. Hoá ra, những con sâu được nhắc đến ấy chính là những con rươi, còn món ăn nổi tiếng kia, không gì khác ngoài chả rươi.
Dù vẻ ngoài có phần xấu xí và hơi đáng sợ khiến nhiều người thậm chí còn chẳng dám ăn món chả rươi, nhưng hãy cứ thử đi, bởi món này ăn rồi là có thể "nghiện" ngay đó!
Những con rươi thường xuất hiện theo mùa, vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch và tháng 10 - 11 âm lịch. Tuy nhiên ngày nay, người ta bảo quản rươi nên tại các hàng bán chả rươi ở Hà Nội vẫn có bán quanh năm.
Rươi có thể chế biến thành nhiều món như mắm rươi, canh rươi, nhưng ngon nhất và phổ biến nhất chính là chả rưởi. Để làm món này, người ta phải sơ chế rươi rất cẩn thận để làm sạch hết chân và lông. Sau đó, rươi được đánh lên cùng với trứng, có nơi còn cho thêm thịt băm cùng các gia vị, rau thì là... Đặc biệt, thứ rất quan trọng để làm giảm độ tanh và gia tăng hương vị cho chả rươi chính là vỏ quýt. Rồi cứ thế, cho chả rươi vào rán lên là có được món ăn thơm lừng, nóng hổi.
Hà Nội tuy không phải nơi có con rươi bởi rươi được mang về từ tít những vùng thuộc Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng... cơ, nhưng Hà Nội lại là nơi sản sinh ra nhiều món ngon từ rươi. Ấy thế nên, từ lâu lắm rồi, người Hà Nội cứ đến mùa rươi là phải đi ăn. Bởi thế mà người ta bảo, "nếu bỏ qua một mùa rươi không ăn thì chẳng khác nào người con gái bỏ lỡ tuổi thanh xuân của mình".
Người sành ăn bảo, muốn ăn chả rươi, cứ phải chờ cái lúc thời tiết lành lạnh, thì đi ăn nó mới "đúng điệu". Đúng thật! Thử tưởng tượng thôi, trời lạnh lạnh, tạt vào một hàng bán chả rươi còn đang xèo xèo rán, miếng nào miếng nấy vàng ươm, mạnh dạn gọi lấy 3 chiếc. Thế rồi canh khi chả rươi vừa được mang ra còn đang nóng hổi, hương thơm bốc lên nghi ngút, nhanh tay gắp lấy một miếng mà chấm ngập vào bát nước chấm chua ngọt cay, vị ngon không thể nào miêu tả hết được.
Ở Hà Nội bây giờ, có nhiều nơi bán chả rươi lắm, nhưng người ta vẫn hay truyền tai nhau vài địa chỉ quen thuộc mà nhắc đến là hầu như ai hay đi ăn rươi cũng đều biết, đó là số 1 Hàng Chiếu, nếu không thì qua 25 Gia Ngư hoặc ghé 244 Lò Đúc. Người ta đang rủ nhau đi ăn ầm ầm rồi đấy! Bạn không định bỏ lỡ một mùa rươi nữa, bỏ lỡ một xuân thì của mình đấy chứ?
Theo Tổ Quốc
Chị dâu tôi có cách làm bánh rán nhân thịt ngon bá cháy, ai ăn thử một lần là thích ngay! Bánh rán nhân thịt giòn giòn nóng hổi sẽ là món ăn ngon miệng hấp dẫn cho bữa sáng đầu mùa đông. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm món bánh rán này: 300g bột mì 4g men nở 400g thịt băm 1 quả dưa chuột 1 quả trứng 15ml nước tương, 15ml dầu hào, 15ml rượu nấu ăn Một ít muối...