Bức phù điêu và tượng cổ trên vách núi
Vách núi cheo leo quanh đền Thượng (TP Thanh Hóa) được chạm khắc phù điêu và nhiều tượng đá kỳ lạ. Sau hàng trăm năm, bức phù điêu cổ ở khu di tích lịch sử cấp quốc gia này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đền Thượng (hay còn gọi là chùa Hinh Sơn, chùa Tiên Sơn, chùa Quán Thánh…), nằm ở sườn phía đông núi An Hoạch (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa).
Ngôi đền nằm cheo leo giữa lưng chừng núi, lọt thỏm trong một vách đá rộng chừng 4m2. Tương truyền đền được Đô đốc Lê Trung Nghĩa (? – 1786) – viên quan sống dưới thời Lê Trung Hưng chỉ huy xây dựng khi ông làm quan Tổng trấn Thanh Hoa.
Trên vách đá phía cửa tiền và cửa hậu của đền được chạm khắc rất nhiều tượng voi đá…
… ngựa đá và một số quan quản tượng hay giám mã.
Đặc biệt, trong động có bức phù điêu rộng khoảng 2,5 mét, cao 1,5 mét khắc chân dung Quan Công, và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại với bao biến cố nhưng những nét chạm trổ trên bức phù điêu vẫn còn nguyên vẹn. Tượng thể hiện nghệ thuật chạm khắc điêu luyện, công phu của những thợ đá thời bấy giờ.
Video đang HOT
Phía ngoài đỉnh động có bốn chữ Hán cổ “Thiên cổ Vĩ nhân”.
Quanh đền còn có rất nhiều bài thơ, văn bia chữ Hán cổ chưa được giải mã.
Trên một vách núi dựng đứng phía ngoài đền còn có một chữ “Thần” được khắc ở độ cao trên 30 mét.
Ngay phía trên chữ Thần là một quả chuông đồng cổ. Các cụ cao niên quanh vùng cũng không biết nó được treo từ bao giờ và làm cách nào để có thể leo lên sườn núi dựng đứng treo quả chuông ấy.
Chân dung Quận công Lê Trung Nghĩa với khuôn mặt quắc thước trong trang phục nhà binh cũng được tạc cạnh con đường lên đền.
Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tượng voi đá, ngựa đá, tượng phỗng… khá cổ. Ông Hà Huy Tâm, Trưởng phòng Văn hóa TP Thanh Hóa cho biết, đền Thượng nằm trong cụm di tích lịch sử núi An Hoạch, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. “Những bức phù điêu và tượng đá ở đây vô cùng giá trị về mặt lịch sử và điêu khắc. Tuy nhiên, nhiều năm nay vấn đề bảo tồn đã bị bỏ ngỏ. Thành phố đang đẩy mạnh công tác quản lý, khẩn trương lập quy hoạch để xây dựng nơi đây thành khu du lịch trọng điểm trong thời gian tới”, ông Tâm nói.
Theo VNE
Ly kỳ tượng vàng cổ: Tiền vào tay, họa vào người
Sau khi bán được bức tượng vàng quí hiếm giá 68 lượng vàng, gia đình ông Kình bỗng chốc thành tỷ phú. Niềm vui chưa trọn thì công an đến nhà khám xét, thu toàn bộ số vàng và bắt giam ông Kình để điều tra, truy tìm bức tượng vàng cổ.
Nghèo lại hoàn nghèo
Sau khi bán bức tượng cổ bằng vàng, ông Kình ôm 68 lượng vàng về chia một ít cho ông Chờ - người đào bức tượng với con trai ông, và tổ chức ăn mừng.
Ông Kình kể: Do số vàng quá lớn nên khi mang về cả nhà ông tìm cách giấu. Lúc đầu, ông cất dưới mái tranh nhà. Sau đó thấy không ổn nên ông đem ra giấu trong cây rơm. Thấy cũng không yên tâm nên giữa khuya cả 2 vợ chồng bí mật ra sau vườn đào hố chôn số vàng.
Về số phận bức tượng vàng, sau khi mua được, Bằng gọi điện cho Đào Danh Đức (1953) trú 18, Lê Công Kiều, Q.1, TP.HCM nói rằng mình có bức tượng cổ bằng vàng quí hiếm muốn bán. Ngay sáng hôm sau trùm buôn đồ cổ Đào Danh Đức đáp máy bay ra Đà Nẵng để xem và mua.
Khi Đức ra Đà Nẵng và tìm đến nhà Bằng (56/1 Trần Bình Trọng) gặp Bằng và Tiến để xem bức tượng. Bằng ra giá 1,1 tỷ đồng (tương đương 220 lượng vàng lúc bấy giờ).
Nghe Bằng ra giá quá cao, Đức bảo dưới 1 tỷ mới có thể tiếp tục đàm phán để mua và sau đó về lại Sài Gòn.
Hơn 2 ngày sau Bằng và Tiến mang bức tượng vào TP.HCM và gọi điện cho Đức để bán với giá dưới 1 tỷ đồng. Qua xem xét, Đức trả 810 triệu đồng (tương đương hơn 160 lượng vàng lúc bấy giờ), Bằng và Tiến đồng ý bán.
Bức tượng cổ thần Siva bằng vàng do cha con ông Kình đào được ở khu đồi ở làng Phú Long xã Đại Thắng, Đại Lộc Quảng Nam vào năm 1997
Trở lại câu chuyện bỗng chốc có trong tay hàng chục cây vàng, gia đình ông Kình trở thành tỷ phú của làng. Hai tay buôn tượng cổ Bằng và Tiến nhờ phi vụ này cũng kiếm được gần 100 cây vàng chia nhau.
Cả gia đình ông Kình và hai tay buôn tượng cổ sống trong giàu có chưa được mấy ngày thì công an Quảng Nam nhận được thông tin và tiến hành khởi tố vụ án để điều tra.
Ông Kình là nhân vật đầu tiên của manh mối vụ buôn bán cổ vật này ngay sau đó bị bắt tạm giam cùng với Bằng và Tiến.
"Lúc đó, thấy công an đến nhà hỏi về bức tượng bán cho ai tui thành thật khai báo, vì tui nghĩ mình đào được nên đem bán đâu biết rằng mình phạm tội buôn bán hàng cấm... " - ông Kình nhớ lại. Toàn bộ số vàng bán bức tượng sau đó gia đình ông Kình đem giao nộp cho công an.
"Đến bây giờ đã hơn 15 năm trôi qua, mỗi khi nhớ lại bức tượng cổ bằng vàng mà thằng con trai tui đào được sau đó tui đem bán rồi bị bắt giam tui cứ nghĩ đó là giấc mơ chú à... " - ông Kình tâm sự.
Lần theo dấu vết tượng cổ
Lần theo lời khai của ông Kình cùng hai tay buôn đồ cổ Tiến và Bằng, cơ quan điều tra công an Quảng Nam tiếp tục bắt tạm giam Đào Danh Đức và di lí về Quảng Nam; đồng thời tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở và kịp thời thu hồi bức tượng cổ bằng vàng mà Đức mua lại.
Hai vợ chồng ông Kình bây giờ sống trong nghèo khó.
Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm, nguyên Giám đốc Công an Quảng Nam, người trực tiếp chỉ huy chuyên án điều tra truy tìm bức tượng cổ bằng vàng, nói rằng nếu không kịp thời truy tìm chắc chắn bức tượng cổ quí hiếm này sẽ bị bán ra nước ngoài. Lúc đó quốc gia mất một bảo vật có một không hai trên thế giới.
Một cán bộ điều tra công an Quảng Nam kể rằng sau khi bị bắt tạm giam, ông Kình đã thành khẩn khai báo và đưa về nhà chỉ nơi cất giấu vàng. Khi đào lên thấy hàng chục cây vàng, cơ quan điều tra mới khẳng định việc mua bán bức tượng cổ là có thật.
Song, bức tượng cổ đó giờ ở đâu thì cần phải nhanh chóng truy tìm.
Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm nhớ lại: Khi có đầy đủ thông tin từ lời khai của ông Kình, Ban chuyên án quyết định cử nhiều nhóm điều tra viên lên đường vào TP.HCM và lần ra nơi ở của Đào Danh Đức. Rất may bức tượng vẫn còn nguyên và sau đó bức tượng được công an Quảng Nam thu giữ.
Ngay sau khi bức tượng cổ bằng vàng được thu hồi, công an Quảng Nam cho ông Kình tại ngoại sau khi bị tạm giam 1 tháng 3 ngày.
Qua giám định, cơ quan chức năng khẳng định: Bức tượng cổ bằng vàng là tượng thần Siva, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X, là một tác phẩm rất có giá trị về lịch sử văn hóa Chămpa và có giá trị kinh tế lớn nên nghiêm cấm mua bán, chiếm giữ trái phép.
Từ cơ sở này, công an Quảng Nam đã khởi tố vụ án, lần lượt khởi tố, bắt giam các bị can Nguyễn Đình Bằng, Nguyễn Đăng Tiến, Đào Danh Đức về tội "Buôn bán hàng cấm".
Còn ông Nguyễn Văn Kình tội "Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm".
Do khi bị bắt, ông Nguyễn Văn Kình đã thành khẩn khai báo, hơn nữa do nhận thức còn hạn chế nên sau khi bị bắt giam 1 tháng 3 ngày, ông Kình đã được trả tự do. Các bị cáo còn lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử vào đầu năm 1998 với mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội "Buôn bán hàng cấm".
Theo VNE
Nô nức lễ kỷ niệm 48 năm chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu Sau 2 giờ chiến đấu kiên cường, quân giải phóng của ta đã tiêu diệt hơn 700 quân của kẻ thù, bắn rơi nhiều máy bay, tăng thiết giáp, thu toàn bộ vũ khí, khí tài của địch, làm nên trận thắng lịch sử trận Đèo Nhông - Dương Liễu khiến quân thù khiếp vía. Trong không khí vui tươi của những ngày...