Bức ảnh gây choáng: Hàng trăm triệu người chen chúc tắm rửa, uống nước từ một dòng sông
Hàng triệu tín đồ Hindu đang tắm mình trong dòng nước thiêng khi lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới chính thức bắt đầu tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Lễ hội quy tụ hàng trăm triệu người
Trong 6 tuần tới, khoảng 400 triệu người dự kiến sẽ tham gia lễ hội Maha Kumbh Mela – còn gọi là lễ hội Bình Thiêng – tại các bờ sông ở thành phố Prayagraj. Đây là kỳ lễ lớn nhất trong chuỗi Kumbh Mela, diễn ra 3 năm một lần, luân phiên tại 4 thành phố khác nhau. Đặc biệt, cứ 12 năm một lần, lễ hội được gọi là “Maha”, có nghĩa là vĩ đại, vì quy mô và số lượng người tham dự tăng lên đáng kể.
Tại Prayagraj, các tín đồ sẽ thực hiện nghi lễ tắm tại Triveni Sangam – nơi giao nhau của 3 dòng sông thiêng: sông Hằng, sông Yamuna và con sông huyền thoại Saraswati – để rửa sạch tội lỗi và tiến thêm một bước trên hành trình hướng đến sự “giải thoát tâm linh”.
Lễ hội Kumbh Mela bắt nguồn từ một truyền thuyết Hindu kể về trận chiến giữa các vị thần và ác quỷ để giành chiếc bình chứa thần dược bất tử. Trong trận chiến, 4 giọt thần dược đã rơi xuống bốn địa điểm: Prayagraj, Nashik, Haridwar và Ujjain, là những nơi luân phiên tổ chức lễ hội này.
Lễ hội này đặc biệt nổi tiếng vì thu hút đông đảo các tu sĩ Hindu, còn gọi là sadhus, từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Sadhus là những người khổ hạnh, từ bỏ cuộc sống vật chất, nổi bật với mái tóc bện dài, cơ thể phủ tro trắng và trang phục sặc sỡ – đôi khi chỉ mặc rất ít. Vào sáng thứ Ba (14/1), hàng loạt sadhus nuy đã thực hiện nghi lễ tắm trong dòng nước thiêng, đán.h dấu một khoảnh khắc quan trọng mở đầu cho lễ hội.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời người dân trên toàn thế giới đến tham dự lễ hội, sự kiện được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào năm 2017.
Giới chức địa phương không chỉ quảng bá lễ hội như một sự kiện tôn giáo mà còn là một lễ hội văn hóa đặc sắc, từng thu hút sự tham gia của nhiều ngôi sao Bollywood và Hollywood.
Vào Chủ nhật (12/1), Yogi Adityanath – thủ hiến bang Uttar Pradesh, từng là tu sĩ – cho biết đã có hàng triệu người tham gia nghi lễ tắm mình trong dòng nước thiêng tại Sangam.
Các tín đồ thực hiện nghi lễ tắm mình trong dòng nước thiêng tại lễ hội Maha Kumbh Mela ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 13 tháng 1 năm 2025.
Video đang HOT
Thành phố Prayagraj, trước đây có tên gọi là Allahabad, đã được đổi tên bởi Yogi Adityanath vào năm 2018. Quyết định này được cho là nhằm tôn vinh vị thế của thành phố như một điểm hành hương linh thiêng của tín đồ Hindu.
Chuẩn bị kỳ công cho lễ hội
Lễ hội năm nay đã được chuẩn bị suốt nhiều năm, với khoản đầu tư lên đến hàng triệu đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho lượng khách khổng lồ đổ về Prayagraj – thành phố vốn chỉ có 6 triệu dân thường trú.
Các tín đồ băng qua cầu phao khi đến Mahakumbh Nagar ở Prayagraj, Ấn Độ, để thực hiện nghi lễ tắm tại Sangam vào ngày 12 tháng 1 năm 2025.
Khoảng 160.000 lều trại, 150.000 nhà vệ sinh và đường ống cung cấp nước uống dài 1.249 km đã được lắp đặt tại một “thành phố lều” tạm thời, trải rộng trên diện tích 4.000 ha – tương đương với khoảng 7.500 sân bóng đá.
Năm 2013, hàng chục người mất và bị thương trong một vụ chen lấn tại ga tàu khi dòng người hành hương đổ về thành phố. Những sự cố chế.t người như vậy tại các lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ không phải hiếm gặp, thường cho thấy tình trạng thiếu kiểm soát đám đông và các biện pháp an toàn chưa được đảm bảo đầy đủ.
Năm nay, giới chức trách cho biết đã tăng cường các biện pháp an toàn tại Prayagraj nhằm bảo vệ du khách. Những biện pháp này bao gồm việc thiết lập vòng an ninh với nhiều trạm kiểm soát quanh thành phố, được giám sát bởi hơn 1.000 cảnh sát.
Các Naga Sadhu, hay những tu sĩ Hindu với cơ thể phủ đầy tro, đến để thực hiện nghi lễ tắm tại Sangam, đán.h dấu sự kiện lễ hội Maha Kumbh Mela ở Prayagraj vào ngày 14 tháng 1 năm 2025.
Theo thông tin từ chính quyền Ấn Độ, hơn 2.700 camera an ninh ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ được lắp đặt khắp thành phố và giám sát bởi hàng trăm chuyên gia tại các vị trí trọng yếu.
Chính quyền cho biết thêm, các thiết bị bay không người lái sẽ được triển khai để giám sát từ trên cao. Đặc biệt, lần đầu tiên, các thiết bị lặn không người lái có khả năng lặn sâu đến 100 mét sẽ được kích hoạt, đảm bảo theo dõi liên tục 24/7 dưới nước.
Người dân thực hiện nghi lễ cầu nguyện tại Sangam – nơi hợp lưu của ba con sông Hằng, Yamuna và Saraswati – trong khuôn khổ lễ hội Maha Kumbh Mela ở Prayagraj, Ấn Độ, vào ngày 13 tháng 1 năm 2025.
Dự kiến, một lượng lớn người hành hương sẽ di chuyển đến khu vực bằng tàu hỏa, vì vậy nhà chức trách đã bổ sung 3.000 chuyến tàu đặc biệt và 13.100 chuyến tàu phục vụ lễ hội.
Theo chính quyền bang Uttar Pradesh, 14 cầu vượt và hầm mới, 11 tuyến đường mới, 7.000 xe buýt, 550 xe buýt trung chuyển, 7 bến xe mới cùng 30 cầu phao cũng được đưa vào sử dụng để tăng cường kết nối giao thông.
Lễ hội sẽ kết thúc vào ngày 26 tháng 2.
Sự thật thú vị về loài mèo cát - vua của sa mạc
Dù trông giống mèo nhà, mèo cát có đôi tai lớn giúp nghe được âm thanh tần số thấp và có lông cách nhiệt để sinh tồn trên sa mạc, có thể chịu được nhiệt độ từ 5 C đến 52 C.
Chúng cũng có khả năng không cần uống nước trong nhiều tháng.
Mèo cát (Felis margarita) hay mèo đụn cát là một loài mèo nhỏ thuộc chi Mèo và Họ Mèo sinh sống ở các vùng sa mạc của Châu Phi và Châu Á.
Mèo cát có có bộ lông cách nhiệt nên có thể chịu được từ 5 C đến 52 C. Ảnh: X
Mèo cát sống được ở những vùng đất cực khô hạn như sa mạc Sahara, sa mạc Ả Rập, chúng có thể sống không cần nước trong vòng nhiều tháng sau khi ăn.
Chúng có đôi tai lớn và nhạy bén giúp nghe được âm thanh tần số thấp, những con mồi ẩn dưới bề mặt cát, cũng không thể thoát được.
Thức ăn của chúng chủ yếu là loài gặm nhấm, thằn lằn, chim và côn trùng thậm chí cả rắn.
Loài này sống đơn độc và chỉ tụ họp thành nhóm vào mùa sinh sản.
Mèo cát có thể di chuyển đến 10 kilômét trong một đêm, chúng không bảo vệ lãnh thổ của mình và thậm chí có thể trao đổi lãnh thổ với nhau.
Loài mèo này phải đối mặt với nguy cơ tiệt chủng. Mối ảnh hưởng đối với mèo cát bao hàm con người, chó sói, rắn và chim săn mồi.
Mặc dù đã bị cấm săn bắ.n ở nhiều nước trên thế giới, thế nhưng 1 số nước khác vẫn cho phép săn bắt mèo cát như Ai Cập, Oman, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất...
Những khoảnh khắc kỳ lạ trong thiên nhiên đoạt giải nhiếp ảnh cận cảnh năm 2024 Danh sách rút gọn của giải Nhiếp ảnh gia cận cảnh của năm 2024 đã được công bố với một số hình ảnh thực sự ấn tượng và kỳ lạ. Một con chim rắn mẹ (Anhinga anhinga) cho 3 con non ăn. Như bạn có thể thấy trong hình ảnh này, chim bố mẹ có xu hướng cho con non ăn theo cách...