BT Bộ Y tế: Không nên bằng lòng với danh hiệu thủ khoa
Bộ trưởng Bô Y tế nhấn mạnh với những thủ khoa của trường ĐH Y Hà Nội: “Có thể các em đầu vào là thủ khoa nhưng năm thứ 2 không cố gắng sẽ mai một, đến lúc tốt nghiệp chưa chắc đã giữ được danh hiệu gì”.
Sau buổi Lễ khai giảng tại trường ĐH Y Hà Nội, Bộtrưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có những chia sẻ riêng tư với các thủ khoa. Bộ trưởng liên tục căn dặn: “Đây chỉ là thành công bước đầu và còn vô vàn những khó khăn ở phía trước”.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, thủ khoa phải giữ đà này cho tới lúc ra trường, cho tới lúc làm việc, đó mới là điều đáng quý, nếu không sẽ gây nên một sự lãng phí bởi không phải ai cũng có một tố chất như thế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dặn các thủ khoa không nên bằng lòng với kết quả trước mắt mình có.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhắn nhủ với các thủ khoa ĐH Y Hà Nội rằng: “Các em cần phải có niềm đam mê mãnh liệt, có thể các em đầu vào là thủ khoa nhưng năm thứ 2 không cố gắng sẽ mai một, đến lúc tốt nghiệp chưa chắc đã giữ được danh hiệu gì. Giữa học giỏi, thi vào giỏi là 1 khoảng cách, ra làm giỏi, phục vụ giỏi lại là 1 khoảng cách khác. Trách nhiệm, quyết tâm khi bước chân vào nghề này là phục vụ con người, vì sức khỏe con người là vốn quý nhất của xã hội”.
Bộ trưởng Tiến cũng nêu lý do muốn gặp riêng các thủ khoa ĐH Y Hà Nội bởi vì ngành y đòi hỏi những người tài, người tâm. Bộ trưởng cho biết: “Trong Bộ Y tế có chương trình đào tạo cán bộ chất lượng cao. Các em thủ khoa ngay từ giờ phút này cần phải biết phấn đấu không biết mệt mỏi vì không có con đường nào thành công là bằng phẳng”.
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (tay trái) trong ngày khai giảng. (Ảnh: Thái An).
Video đang HOT
“Nghề đặc biệt này không bao giờ nhàn hay chỉ có hưởng thụ. Hạnh phúc vô bờ bến của người thầy thuốc là mang lại sức khỏe, cải tạo nòi giống cho con người”, Bộ trưởng Tiến khẳng định.
Chia sẻ những kinh nghiệm của mình, bà Tiến cho biết: “Không có phương pháp nào xuất sắc hơn là phương pháp toàn diện, tư duy triết học và biết phân tích, tổng hợp. Ngoài ra, tư duy phải hệ thống, bao quát toàn diện nhưng phải chi tiết cụ thể, biết lắng nghe và dân chủ, phải học bạn bè, thầy giáo, sách vở, không bao giờ chung chung đại khái”.
Bộ trưởng Tiến cũng nhắn nhủ những bạn trẻ không nên bằng lòng với danh hiệu thủ khoa. Người lãnh đạo đứng đầu ngành y tế đã có những chia sẻ rất thực tế: “Các em phải đi vào những cộng đồng vùng sâu để cống hiến. Những sinh viên có ý tưởng thi vào ngành y để mở phòng mạch riêng kiêm tiền cũng là một cách kiếm được nhiều, nhưng trước hết phải giỏi và phải có tâm”.
Theo Tuoitre
Thứ trưởng Bộ Y tế đồng ý 'cứu' thí sinh ĐH Y
Thứ trưởng Bộ Y tế đồng tình với việc ĐH Y Hà Nội 'nới' thêm 150 chỉ tiêu ngành Bác sĩ Đa khoa để 'cứu' những thí sinh được 27,5 điểm.
Mùa tuyển sinh năm nay, lãnh đạo ĐH Y Hà Nội cho biết, dự kiến điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa của trường lên đến 28 điểm.
Với số điểm chuẩn cao như vậy, lãnh đạo ĐH Y Hà Nội cho biết, sẽ có rất nhiều thí sinh được 27,5 điểm vẫn bị trượt.
Chính vì vậy, trường đã đề xuất 'nới' thêm 150 chỉ tiêu đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa để 'cứu' những thí sinh này và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng đồng tình với phương án trên.
Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS TS Nguyễn Viết Tiến cho biết:
'Bản thân tôi ủng hộ ĐH Y Hà Nội mở thêm một lớp cho những thí sinh đạt điểm cao mà vẫn trượt vì các em cũng học giỏi và nguồn nhân lực y tế vẫn thiếu'.
Theo lãnh đạo ĐH Y Hà Nội, đây chỉ là giải pháp tình thế của trường để giải quyết bài toán tuyển sinh năm 2013, giải thoát cho trường tránh gây 'scandal', giảm nhiệt dư luận xã hội.
Cũng theo vị lãnh đạo này, thực tế, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế có con trượt ĐH Y Hà Nội sẽ sẵn sàng cho con sang Trung Quốc du học với mức kinh phí hơn 100 triệu đồng.
Vì vậy, thật là lãng phí nếu ĐH Y không mở thêm lớp đào tạo ngoài ngân sách.
Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, PGS TS Lê Ngọc Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện E, Giám đốc Trung tâm Tim mạch nói:
'Tôi rất tiếc khi nhiều em dự thi ĐH Y Hà Nội có điểm cao (trên 9 điểm 1 môn) vẫn trượt. Em nào đạt 3 điểm 8 thi đại học là đã phí rồi.
Theo tôi, ĐH Y Hà Nội giống như ĐH Y TP HCM là 2 cơ sở lẽ ra phải cho chỉ tiêu gấp đôi so với các trường khác bởi bác sĩ giỏi hiện nay vẫn rất thiếu'.
PGS TS Lê Ngọc Thành giải thích, ĐH Y Hà Nội đào tạo chất lượng bác sĩ đa khoa tốt nhất hiện nay.
Có một thực tế hiện nay, chúng ta cực kỳ thiếu bác sĩ có chất lượng, ngay Hà Nội thiếu hơn 1.000 bác sĩ.
'Theo tôi để có nhiều bác sĩ chất lượng cao được tào tạo cơ bản, nên chăng ĐH Y Hà Nội và Y TP HCM cần tăng chỉ tiêu đào tạo chứ không chỉ tiêu 'sàn' như hiện nay.
Lãnh đạo ĐH Y, Bộ GD - ĐT và Bộ Y tế nên cùng ngồi với nhau để tìm giải pháp tháo gỡ việc này.
Đừng dựa vào nhà nước nhiều quá. Tôi biết nhiều gia đình sẵn sàng cho con tiền đóng học ngay', Phó Giám đốc Bệnh viện E kiến nghị.
Về phía Bộ GD - ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời báo chí, hiện nay Bộ đang tập hợp kết quả tuyển sinh của các trường, đề xuất của ĐH Y sẽ được cân nhắc kỹ và sớm có hướng giải quyết.
Việc mở lớp ngoài ngân sách 'cứu' thí sinh không phải vấn đề mới.
Bởi trước đó, Bộ GD - ĐT đã có cơ chế để giúp các thí sinh điểm cao có nguyện vọng vào trường nhưng không đủ điểm chuẩn.
Hiện, lãnh đạo ĐH Y, phụ huynh và những học sinh giỏi đang chờ mong, đặt nhiều hy vọng vào đề xuất này.
Theo Thanhnien
Tỷ lệ chọi ngành Y dược đứng đầu, Kinh tế giảm Thông tin tuyển sinh năm 2013 có nhiều biến động mạnh: tỷ lệ chọi các ngành Sư phạm, Y Dược tăng cao, các ngành Kinh tế, Kỹ thuật lại giảm đáng kể. Tỷ lệ chọi ngành Y Dược, Sư phạm tăng cao Thống kê số hồ sơ đăng ký dự thi và số chỉ tiêu thực tế của các trường ĐH đào tạo...