Bỗng nhiên bị méo mặt do liệt dây thần kinh số 7
Thời gian gần đây, bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân đột ngột bị liệt nửa mặt, méo miệng hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Bệnh nhân sau 5 ngày được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ
Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 20/5/2019, bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho 102 bệnh nhân bị liệt nửa mặt, trong đó tháng 2 có đến 32 bệnh nhân, tháng 4 có 21 bệnh nhân. Đa số những bệnh nhân này đều đột nhiên bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, gây liệt nửa mặt.
Tiếp xúc với phóng viên, anh Trần Văn Cứng quê ở Sóc Trăng, đang điều trị nội trú tại bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ cho biết: Cách đây khoảng 1 tuần, buổi sáng ngủ thức dậy đang đánh răng thì phát hiện bị méo mặt. Sau khi phát hiện, người nhà đưa tức tốc đưa đến một bệnh viện tại Cần Thơ và sau đó được chuyển qua Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ để điều trị.
“Trước khi bị liệt nửa mặt, tôi vẫn làm việc bình thường nhưng do thời tiết nắng nóng, tôi bật quạt để gió thốc vào mặt suốt đêm. Đến sáng mai thấy khuôn mặt bất thường và từ đó tới nay thể trạng của tôi cũng yếu đi rất nhiều”, anh Cứng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Tư cho biết, chiều hôm trước ông vẫn lao động, làm vườn bình thường nhưng hôm sau ngủ thức dậy mặt ông bị méo, nói không rõ
Đang nằm giường bên cạnh anh Cứng là ông Nguyễn Văn Tư (67 tuổi), quê ở Cái Răng, Cần Thơ cho biết: Ông nhập viện đã được 10 ngày. Trước khi nhập viện, ông rất khỏe mạnh và làm vườn bình thường. Sáng ngủ dậy thấy miệng bị méo xẹo, uống nước bị văng tung tóe, nói chuyện không rõ nên được người nhà lập tức đưa đến bệnh viện.
Video đang HOT
Liên quan đến bệnh nhân đột nhiên bị méo miệng, liệt nửa mặt, bác sĩ Vũ Đình Quỳnh – Phó giám đốc Bệnh viện y học Cổ truyền Cần Thơ cho biết: Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh hiện nay có rất nhiều trường hợp mắc. Bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng thời gian gần đây khoảng trên 75% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm lạnh đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.
Còn lại là do biến chứng các loại chấn thương, như: chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng thường xuyên mà không chữa trị dứt điểm…
Bác sĩ Vũ Đình Quỳnh – Phó giám đốc Bệnh viện y học Cổ truyền Cần Thơ trao đổi với PV Dân trí
Các biểu hiện của bệnh liệt dây thần số 7 ngoại biên: mặt và miệng bị méo sang một bên, một bên mắt không thể nhắm kín, uống nước bị trào lại ra ngoài; ngoài ra một số trường hợp bị yếu hẳn một bên mặt, khó cử động, khó cười nói, khó nhắm mắt, nhức đầu, mất vị giác…
Bác sĩ Quỳnh cho biết thêm, thời gian gần đây do thời tiết nắng nóng gay gắt nên nhiều người ở trong máy lạnh quá lâu lại để nhiệt độ thấp nên dễ xảy ra liệt dây thần số 7.
“Để không bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, mọi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh. Khi thời tiết lạnh đi ra ngoài nên giữ ấm cơ thể. Còn mùa nắng nóng, khi ở trong phòng không nên để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, không để luồng khí lạnh vào người, nhất là sau gáy”, bác sĩ Quỳnh khuyến cáo.
Hai năm sống trong nguy hiểm của cô gái mất khứu giác
Hơi ga nồng nặc lan cả ra ngoài hành lang nhưng Lucy vẫn không cảm thấy gì. Cô gái người Anh thoát nạn nhờ một người bạn phát hiện vào cứu.
Một trong những triệu chứng lạ của Covid-19 là mất khứu giác, vị giác. Dù đó chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy rất khổ sở và phiền toái trong công việc.
Trên thực tế có những người không nhiễm virus nCoV vẫn không thể cảm nhận được các mùi vị trong một thời gian kéo dài nhiều năm. Mới đây, Lucy Farrington-Smith, cô gái người Anh 25 tuổi, đã chia sẻ về căn bệnh này của mình:
Tôi bị mất khứu giác và vị giác - nhưng đó là thường trực, chứ không phải triệu chứng của Covid-19.
Một vài tháng trước, hầu như không ai biết về bệnh anosmia (mất khứu giác). Bây giờ, cùng với các cụm từ "giãn cách xã hội", "làm việc ở nhà", căn bệnh trên được mọi người nhắc tới hàng ngày khi đó là một trong những triệu chứng của Covid-19.
Lucy mất khứu giác, vị giác hơn 2 năm qua
Tôi đã sống với chứng mất khứu giác trong hơn 2 năm qua. Trước khi cụm từ "bình thường mới" trở nên quen thuộc, tôi đã tự điều chỉnh thích nghi với sự "bình thường mới" của bản thân mình. Khi biết nhiều người đột nhiên bị mất vị giác và khứu giác khiến tôi có một cảm giác liên quan lạ lùng và tôi muốn giúp đỡ họ.
Tháng 3/2018, tôi nhận ra có điều gì đó không ổn. Tôi vật vã với cảm cúm suốt một tháng. Tôi nhớ mình đã tô son môi có mùi kẹo bơ nhưng không cảm thấy mùi như mọi khi. Tôi ăn bữa sáng và nhận ra vị giác của mình cũng không còn. Mẹ cam đoan với tôi mọi chuyện sẽ bình thường trở lại - sau tất cả, đó chỉ là một trận cúm.
Nhiều tuần trôi qua, tôi ra tủ bếp để lựa chọn những loại có mùi nhất: mù tạc, tỏi, cà phê. Tôi xì mùi thật mạnh tới mức chảy máu. Cuối cùng, tôi đi gặp bác sĩ đa khoa nhưng ông ấy nói: "Tôi không biết phải nói sao, tôi chưa từng gặp chuyện này bao giờ" và kê cho tôi vitamin C.
Sau nửa năm tôi không tiến triển, bác sĩ đó hướng dẫn tôi tới một chuyên gia tai mũi họng. Người này không phát hiện khối u hay dị vật bất thường nào cả - lý do chính gây ra mất khứu giác - và cho rằng tình trạng của tôi là tổn thương thần kinh.
Khi đó, chuyên gia cho rằng, tôi sẽ trở lại bình thường sau 1 năm. Nhưng giờ đây, sau 2 năm, bác sĩ vẫn không thể giải thích tại sao tôi mất đi khứu giác.
Cảm nhận được hương vị thức ăn là mơ ước của Lucy
Căn bệnh này khiến tôi cảm thấy bị cách biệt. Từ chối những lời mời ăn tối hoặc uống rượu cùng bạn bè nhanh chóng trở thành bản năng của tôi khi tìm cách tránh xa khỏi những người có thể tận hưởng mùi vị.
Tôi đã chạy vào WC ở chỗ làm để khóc khi các đồng nghiệp khen ngợi chiếc bánh tự làm của một ai đó ngon thế nào. Tôi khóc khi nhớ người yêu nhưng không thể cảm nhận mùi hương của anh ấy vương trên áo tôi như trước đây.
Những ngày đầu mới mắc bệnh, tôi ở một mình trong bếp khi bật bếp ga, vòi nước đang mở. Bởi vậy, tôi không thể nghe thấy tiếng ga xì. Thật may mắn một người bạn bước vào phòng và kéo tôi ra do mùi ga nồng nặc, bốc ra ngoài sảnh. Nhưng tôi không ngửi thấy gì.
Mất khứu giác có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Tôi cảm thấy không thể tin tưởng bản thân, phải học cách dựa vào gia đình và bạn bè để nói sữa đã hỏng hay khí thải của chiếc xe phía trước quá mạnh nên đừng hít thở sâu.
Tôi sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để ngửi được mùi nước hoa của mẹ mình thêm một lần nữa - tôi từng rền rĩ mùi của nó quá mạnh.
Căn bệnh này có thể gây ra trầm cảm và khiến bạn cảm thấy bị cách ly khỏi thế giới.
Nếu bạn tạm thời gặp tình trạng này, hãy tập trung vào những điều thú vị mà các giác quan khác đem lại cho bạn. Bạn cần biết rằng mình không cô đơn. Thậm chí trong những ngày tồi tệ nhất, chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cơn bão trôi qua cho tới khi những ngày "bình thường mới" đến.
Vì quá sợ lây nhiễm COVID-19, người đàn ông khiến mình gặp họa khi áp dụng cách phòng bệnh cực đoan Sau 2 tuần, anh Thiệu bắt đầu xuất hiện triệu chứng mất vị giác, rát lưỡi, đau họng. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nỗi sợ lây nhiễm dịch bệnh bao trùm toàn bộ tâm lý người dân. Một người đàn ông họ Thiệu (35 tuổi), sống tại Đài Loan, toàn thân trùm kín, mang kính bảo hộ và khẩu...