Bóng dáng mô hình trường học mới VNEN trong chương trình mới
Nhiều giáo viên đã từng mừng thầm vì cứ tưởng không còn bị bắt buộc dạy theo mô hình VNEN nữa, nhưng thực tế dường như không phải vậy.
Thời điểm này, các địa phương đang tiến hành tập huấn trực tuyến đại trà chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên phổ thông ở những modul đầu tiên.
Quan sát và trao đổi với các đồng nghiệp, người viết nhận thấy điều mà giáo viên có phần bất ngờ là những hoạt động dạy học của chương trình mới gần như kế thừa nguyên vẹn cả 5 hoạt động dạy học của mô hình trường học mới VNEN trước đây.
Vì thế, dù muốn, dù không thì tới đây giáo viên cũng phải soạn giáo án, phải giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN bởi giờ đây đã được Bộ “kế thừa” trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
VNEN không hợp với giáo dục Việt Nam
Những năm vừa qua, mô hình trường học mới VNEN đã từng bị một số địa phương phản đối kịch liệt. Điều này đã được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc đoàn Bình Thuận phản ánh trong chất vấn của bà với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Ý kiến cử tri cho rằng: Mô hình trường học mới VNEN không hợp với “thổ nhưỡng” giáo dục Việt Nam; chương trình VNEN: giáo viên, học sinh đang “lạc đường”. Nhiều tỉnh đã quyết định dừng triển khai chương trình này ở địa phương; nhiều trường, nhiều tỉnh rơi vào tình trạng”tiến, thoái, lưỡng nan”… đã gây tâm trọng lo lắng đối với các bậc phụ huynh.” [1]
Ngày 18/8/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản 4068/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị:
1. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.
2. Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. [2]
Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thăm và làm việc tại trường Tiểu học Thụy Sơn-Thái Thụy-Thái Bình dự hội nghị Sơ kết thực hiện trường học mới Việt Nam của huyện Thái Thụy ngày 7/4/2017. Ảnh: thaithuy.edu.vn.
Ngay cả Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã từng lên tiếng không đồng tình chương trình VNEN vì nó không phù hợp với đặc điểm giáo dục nước ta.
Thế nhưng bây giờ, trong quá trình tập huấn đại trà các modul đầu tiên của chương trình mới thì giáo viên chúng tôi đang được định hướng về các hoạt động dạy học gần như nguyên vẹn các hoạt động của VNEN.
Video đang HOT
Bóng dáng VNEN trong chương trình phổ thông mới
Theo mô hình trường học mới VNEN thì quá trình giảng dạy và học tập trên lớp của thầy và trò sẽ có 5 hoạt động chính, đó là: Khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng và Tìm tòi mở rộng.
Bây giờ chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng được triển khai bằng 5 hoạt động dạy học như sau: Khởi động; Khám phá kiến thức; Luyện tập; vận dụng, mở rộng. Như vậy, so với mô hình VNEN thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ đổi tên gọi ở hoạt động 2 mà thôi.
Nếu như trước đây chương trình VNEN gọi hoạt động này là “Hình thành kiến thức” thì bây giờ chương trình giáo dục phổ thông 2018 được gọi là “Khám phá kiến thức”.
Vì thế, dù ngành giáo dục mới triển khai chương trình mới ở lớp 1 và đang tập huấn đại trà cho giáo viên để chuẩn bị thực hiện dạy lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới đây nhưng “hình bóng” của chương trình mới đã được kế thừa gần như trọn vẹn các hoạt động dạy học của VNEN.Thực ra, tên gọi này có khác đi một chút nhưng về bản chất thì cơ bản vẫn như trước đây. Các hoạt động còn lại của mô hình trường học mới VNEN thì được giữ nguyên tên để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trước đây, chỉ có một số địa phương áp dụng chương trình VNEN còn đa số vẫn dạy chương trình năm 2000, khi dư luận phản đối mạnh mẽ thì lãnh đạo Bộ Giáo dục đã không triển khai mở rộng thêm.
Lúc đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuyển quyền tự quyết cho các địa phương, các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để mở rộng, duy trì hoặc không dạy chương trình VNEN nữa.
Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ chính thức áp dụng đại trà thì những “tinh túy” của VNEN cả về mục tiêu, phương pháp và định hướng của chương trình và sách giáo khoa đã được hợp thức hóa một cách hợp pháp.
Thậm chí, một số môn học của chương trình mới ở cấp tiểu học và trung học cơ sở cũng giống với tên tên gọi của chương trình VNEN trước đây. Và, tất nhiên bây giờ đã được triển khai đại trà trên cả nước thì không còn chuyện dạy hay không dạy mà đó đã là điều bắt buộc.
Việc “quan tâm” không chỉ là dự án này đã triển khai mở rộng ở nhiều địa phương và được vận dụng bằng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học mới mà nó còn được áp dụng cho cả những trường học không thực hiện dạy chương trình VNEN.Đối với dự án VNEN ngay từ bắt đầu triển khai cho đến khi một số địa phương dừng áp dụng mô hình này, nó đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ thầy cô giáo trong các nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, trước những bất cập và phản đối của nhiều phụ huynh, giáo viên và lãnh đạo địa phương nên thời gian qua đã có nhiều tỉnh, trường học bỏ chương trình VNEN để quay lại chương trình, sách giáo khoa cũ (năm 2000).
Nhiều giáo viên đã từng mừng thầm vì nghĩ rằng không phải tiếp tục áp dụng mô hình VNEN một cách khiên cưỡng, đối phó, nhưng nay nó đã được vận dụng vào chương trình giáo dục phổ thông mới không chỉ cấp tiểu học mà cả 3 cấp học phổ thông, không biết Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết nghĩ thế nào, còn đứng lớp trực tiếp như người viết thực sự có rất nhiều băn khoăn, câu hỏi không lời đáp.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://quochoi.vn/vanphongquochoi/cocautochuc/Pages/trang-chu.aspx?ItemID=35299
[2]http://thaithuy.edu.vn/cong-van-van-ban/van-ban-trung-uong/cv-4068-bgddt-gdtrh-cua-bo-gd-dt-ve-trien-khai-mo-hinh-truon.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cô giáo Bình Thuận kêu gọi Tỉnh hãy bỏ mô hình trường học mới VNEN
Nếu vì học sinh, vì chất lượng giáo dục hãy để cho chúng tôi được lựa chọn phương pháp dạy học miễn sao thật sự hiệu quả với học sinh của mình.
Đi dạy gần 30 năm nhưng tôi có thể khẳng định rằng chưa bao giờ chất lượng học tập của học sinh lại bết bát như năm học này.
Một tiết dạy VNEN tại Bình Thuận (Ảnh Phan Tuyết)
Một lớp mà nhiều học sinh lớp 2 nhưng đánh vần từng tiếng (có em còn không thể đánh vần), viết chính tả 10 chữ sai hết 9. Học sinh lớp 3 không thể cộng được phép tính đơn giản. Học sinh lớp 4 và 5 bài toán cơ bản (cộng trừ) của lớp 2 và 3 làm vẫn bị sai be bét.
Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19, các em đã phải nghỉ học quá nhiều (7 tuần) khi học kỳ 1 vừa kết thúc. Ngày các em đi học lại, không ít học sinh lớp 1 rơi vào tình trạng tái mù do cả quãng thời gian nghỉ dài, gia đình các em vì bận rộn đã không hướng dẫn cho con học và ôn tập ở nhà.
Để kết thúc chương trình đúng kỳ hạn (15/7) nhiều kiến thức đã bị tinh giảm, rút gọn, nhiều bài học được học ghép, học đôn tiết dạy qua loa cho kịp chương trình.
Bởi thế, chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1 năm học 2019-2020 có thể nói là vô cùng thấp, là đáng báo động.
Giáo viên bất lực kèm học sinh khi buộc phải dạy theo VNEN
Hiểu rõ tình hình học sinh bị hổng kiến thức do đại dịch Covid-19, giáo viên chúng tôi phải nỗ lực hết mình vừa giảng dạy kiến thức mới, vừa kèm cặp để bổ sung kiến thức cũ cho các em.
Vậy mà, mới 2 tuần học trôi qua, nhiều trường học trong tỉnh Bình Thuận yêu cầu giáo viên phải cho học sinh ngồi theo mâm, học theo nhóm của mô hình trường học mới VNEN.
Một tiết dạy theo mô hình VNEN có quá nhiều bước hình thức như giới thiệu hội đồng tự quản, các ban như ban học tập, ban văn thể lao động, ban đối ngoại, ban thư viện. Giới thiệu các nhóm, báo cáo hoạt động ứng dụng...
Vào tiết học yêu cầu tìm hiểu mục tiêu, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. Trong các hoạt động giáo dục phải tuân thủ theo quy tắc cá nhân làm việc-chia sẻ với bạn bên cạnh-chia sẻ trong nhóm...Rồi nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
Cuối tiết học buộc học sinh phải chia sẻ cuối tiết theo đúng yêu cầu, học được gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Bình chọn cá nhân, nhóm học tốt, nhắc nhở cá nhân, nhóm chưa tích cực...
Một tiết học 35 phút làm hết những yêu cầu trên thời gian đâu để giáo viên truyền thụ kiến thức?
Giáo viên bỏ công để tập dượt "quy trình báo cáo" cho học sinh đã chiếm hết thời gian học
Cực nhất là học sinh lớp 2 do các em còn quá nhỏ nên từng hoạt động, từng lời giới thiệu, từng câu báo cáo, giáo viên đều phải tập để các em học thuộc và diễn lại trước mỗi tiết học.
Trò nhỏ, thầy cô cứ bày trước lại quên sau nên khá mất thời gian mà các em vẫn chưa thể làm quen với kiểu ngồi học này.
Một buổi học đáng ra phải dạy 4 tiết nhưng giáo viên chúng tôi chỉ dạy một tiết chưa xong do vừa dạy vừa phải tập để các em làm quen.
Thế là, thay vì thời gian để thầy cô giáo truyền thụ kiến thức và kèm cặp học sinh, để các em tiếp thu bài thì lại phải dành cho việc tập dợt các bước theo mô hình VNEN.
Học sinh đã yếu, đã hổng kiến thức lại càng yếu hơn khi phần lớn thời gian của việc học lại phải dành cho những trò vô bổ, hình thức ấy.
Nếu vì học sinh, vì chất lượng học tập của các em, hãy đừng bắt giáo viên phải gồng mình dạy học theo mô hình này, ít nhất là trong giai đoạn này
Năm học này, học sinh lớp 1 đã học chương trình mới. Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 cũng sẽ tiếp tục học theo chương trình mới. Vậy vì cớ gì đến nay tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục trung thành với mô hình dạy học đã bị nhiều tỉnh thành trong nước loại bỏ?
Học sinh hiện nay đang rất cần sự kèm cặp của giáo viên do các em bị hổng kiến thức quá nhiều. Nếu cứ buộc học sinh ngồi theo mâm để học theo nhóm cả buổi thế này lại còn phải qua biết bao bước lên lớp chỉ làm học sinh ngày một kém đi.
Nếu vì học sinh, vì chất lượng giáo dục hãy để cho chúng tôi được lựa chọn phương pháp dạy học miễn sao thật sự hiệu quả với học sinh của mình.
Tổ chức thi tốt nghiệp THPT: Sẵn sàng tâm thế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giao cho các địa phương tổ chức nên khâu chuẩn bị đang được gấp rút thực hiện. Đội ngũ giáo viên phổ thông đến giảng viên các trường ĐH đã sẵn sàng tâm thế... Cán bộ làm công tác thi THPT quốc gia tại tỉnh Tiền Giang năm 2019. Ảnh: T.G Sẵn sàng tham gia kỳ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sức khỏe
00:20:26 09/04/2025
Đoạn clip trước khi thẩm mỹ của phú bà Việt viral trở lại, gương mặt lộ rõ khuyết điểm
Hậu trường phim
23:41:25 08/04/2025
Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn
Tin nổi bật
23:40:33 08/04/2025
Màn ảnh Việt lại có thêm một phim cực đáng hóng, nam chính là "thánh hack tuổi" U40 trẻ đẹp không ngờ
Phim việt
23:38:12 08/04/2025
Mâu thuẫn đất đai, chàng rể đâm 4 anh em bên vợ thương vong
Pháp luật
23:33:18 08/04/2025
Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
23:28:56 08/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên và loạt nghệ sĩ Việt từng bị nhãn hàng 'phong sát' vì bê bối
Sao việt
23:19:45 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025
Chê con dâu không xứng, 1 tuần sau mẹ chồng đến tận nhà thông gia xin lỗi
Góc tâm tình
22:56:01 08/04/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi
Sao châu á
22:53:02 08/04/2025