Bỏng da vì ‘bùa hộ mệnh’ ngày lạnh
Miếng dán giữ nhiệt giúp giữ ấm cơ thể trong những ngày giá rét đang được nhiều người săn lùng. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ bị bỏng khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt.
‘Sốt’ miếng dán giữ nhiệt
Chị Nguyễn Vân Anh (Lò Đúc, Hà Nội) tâm sự những ngày thời tiết giá lạnh vừa qua trong khi mọi người than thở mặc nhiều đồ ngã còn khó đứng lên thì chị vẫn không cần phải mặc quá dày. Chị Vân Anh cho biết có mua loại miếng dán giữ nhiệt để dùng, ban đêm đi ngoài đường không phải lo lạnh lẽo.
Theo chị Vân Anh, thành phần chủ yếu của miếng dán này là bột sắt, nước, vamiculite, than hoạt tính, muối. Chúng hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu ôxy qua màng ngăn với những lỗ li ti để thực hiện phản ứng tỏa nhiệt, sau đó dùng túi đóng gói để cách ly hoàn toàn với không khí. Sử dụng miếng dán giữ ấm giúp cơ bắp mệt mỏi nhanh chóng lấy lại sự thoải mái.
Chị Hà Chi, người bán hàng tại Hà Đông, Hà Nội, cho biết chị bán số lượng miếng dán giữ nhiệt rất nhiều khi trời lạnh. Mỗi ngày chỉ cần 1 miếng dán chẳng cần lo nhiệt độ xuống bao nhiêu vì luôn có ‘lò sưởi’ di động bên cạnh.
Miếng dán giữ nhiệt được bán với giá rẻ.
Theo chị Chi, hàng chị bán có xuất xứ ở Nhật Bản, ở đó người ta có mùa đông rất lạnh nên miếng dán giữ nhiệt là vật bất ly thân của mọi người. Chị Chi cho biết miếng dán chỉ có 25 nghìn túi 10 miếng có thể dùng được từ 8 đến 15 tiếng giúp cơ thể ấm hơn, không lo cảm lạnh.
Cũng bon chen mua miếng dán giữ nhiệt về dùng, chị Hằng (Đội Cấn, Hà Nội) than thở mấy ngày trước chị đi công tác cùng cơ quan lên Mộc Châu. Vì đã đặt lịch từ trước nên chị Hằng bất chấp thời tiết rét để đi. Khi lên tới nơi, nhiệt độ tại Mộc Châu là 2 – 3 độ C.
Quá lạnh, chị Hằng được bạn cùng đi cho miếng dán giữ nhiệt, chị dán trực tiếp lên bả vai. 1 tiếng sau, chị Hằng bị bỏng rát vùng dán miếng giữ nhiệt. Dù rất lạnh, chị Hằng vẫn phải chườm đá vết thương do bỏng từ miếng dán.
Nguy cơ bỏng, dị ứng
Theo bác sĩ Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng – BV Xanh Pôn – Hà Nội, trước đây thi thoảng khoa vẫn tiếp nhận một số ca bị bỏng do miếng dán giữ nhiệt. Trong thời gian lạnh này chưa có ca nào bỏng vì miếng dán giữ nhiệt nhưng đây cũng là cách giữ ấm lợi bất cập hại.
Bác sĩ Thống cho biết miếng dán giữ nhiệt tác dụng giữ ấm nhanh chóng, dễ dàng mua về và sử dụng, sản phẩm không quá lớn nên dán vào người không bị mất thẩm mỹ, ngoài ra, miếng dán có giá thành rẻ, phù hợp với mọi gia đình nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, do nguồn nhiệt phát ra có thể ở nhiều mức nên miếng dán tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Miếng dán giữ nhiệt được xem là “bùa hộ mệnh” ngày lạnh tê tái.
Miếng dán giữ nhiệt có nhiệt độ khoảng 40 độ C nếu dán vào các vùng da mỏng trong thời gian lâu dễ gây bỏng da. Mặt khác, khi dán miếng dán lại mặc thêm quần áo ấm càng làm nhiệt lượng khó kiểm soát hơn, gây bỏng rát.
Thông thường khi da tiếp xúc với nhiệt độ 70 độ C trong 1 phút sẽ bị bỏng, còn nhiệt độ trên 50 độ cũng sẽ gây bỏng nếu dán trong thời gian khoảng 5 phút. 40 độ C trong khoảng 1 tiếng ở vùng da mềm sẽ gây bỏng.
Nhiệt độ của miếng dán không quá cao, nó sẽ chỉ làm chỗ da bị bỏng tấy đỏ, phồng rộp, tróc da hoặc nhợt nhạt. Tuy nhiên, nó cũng khiến người bị bỏng khó chịu và phải điều trị tích cực để khỏi bệnh.
Video đang HOT
BS Thống lưu ý nếu trường hợp quá lạnh, đến vùng lạnh đột xuất có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt nhưng không nên dán trực tiếp vào da, nên dán qua một lớp áo.
Ngoài nguy cơ bỏng, bác sĩ Thống cho biết miếng dán cũng có thể gây dị ứng da. Trước đây bác sĩ Thống từng gặp trường hợp vừa bỏng, vừa dị ứng da do dán miếng dán giữ nhiệt.
Không sử dụng miếng dán giữ nhiệt ở các vùng da như cánh tay, mặt trong chân, bụng. Tránh dán ở một vị trí trong một thời gian dài, luôn luôn chú ý quan sát tình trạng da, ngăn chặn nhiệt độ cục bộ quá cao gây ra bỏng ở nhiệt độ thấp. Dùng miếng dán cần có kiểm soát quá trình sinh nhiệt của nó.
Đau bụng khi trời lạnh: Bác sĩ BV Xanh Pôn chỉ ra nguyên nhân và cách xử trí phù hợp
Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), đau bụng do lạnh có thể chia ra thành hai loại là đau bụng lạnh do thời tiết (ngoại hàn - đau bụng khi trời lạnh) và đau bụng do thức ăn lạnh đưa vào (chứng hàn này mùa nóng cũng có thể bị).
Đau bụng khi trời lạnh xảy ra khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm và gây ra phản ứng, trong đó có đau bụng.
1. Nguyên nhân gây đau bụng khi trời lạnh
Theo Ths. BS Trần Thuấn (làm việc tại Bệnh Viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, đau bụng do lạnh có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là do thời tiết hoặc do cách dung nạp đồ ăn vào cơ thể.
Còn Đông y thì giải thích rằng, khí hàn (nhiệt độ thấp) xâm nhập gây ra tổn thương về dương khí. Từ đó gây ra các triệu chứng như ố hàn (sợ lạnh),... Mà khí hàn khi tích tụ tại gân xương sẽ gây ra đau nhức. Nếu hàn tà lưu lại ở da thịt (bì phu) thì sẽ dễ chữa trị hơn.
Đau bụng do lạnh có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là do thời tiết hoặc do cách dung nạp đồ ăn vào cơ thể (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, hàn tà mà lưu lại ở tạng phủ (nội tạng) thì sẽ gây ra khó khăn trong chữa trị. Đó là chưa kể đến, nếu hàn tà kết hợp với phong tà gây ra phong hàn và xâm nhập vào cơ thể khi trời lạnh sẽ gây ra chứng nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy.
2. Hướng dẫn xử trí đau bụng khi trời lạnh
2.1. Chăm sóc sức khỏe và giữ ấm đúng cách
Hiện tại thì nhiệt độ miền Bắc đang vào đông, sẽ có những giai đoạn nhiệt độ giảm sâu liên tục, do vậy, nếu bị đau bụng khi trời lạnh bạn cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng đầu - cổ và chân
- Đối với trẻ nhỏ thì rốn là một bộ phận rất dễ bị lạnh, khí lạnh đi từ rốn vào bụng gây đau bụng nên cần cho trẻ mặc quần cạp cao, cố gắng giữ bụng trẻ ấm kể cả lúc trẻ bị đau bụng khi trời lạnh hoặc chưa bị. Lưu ý, quần mặc cho trẻ cần phải bo chun tránh hở nhưng không được bo chun quá chặt, nhất là khi trẻ vừa ăn no xong
- Có thể xoa dầu gió hoặc gừng tươi/khô vào bụng khi thời tiết chuyển lạnh, mục đích là giúp làm ấm cơ thể.
2.2. Các bài thuốc chữa đau bụng do lạnh
**Lưu ý: Những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Chứng đau bụng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Nếu bị đau bụng buồn nôn kèm theo những dấu hiệu chuyển nặng khác nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Biểu hiện đau bụng khi trời lạnh/nhiễm lạnh thường là bụng bị lạnh, đầy bụng ăn khó tiêu hoặc bị tiêu chảy. Ở một vài người có thể bị buồn nôn, ngoài bụng lạnh thì tay chân cũng lạnh.
Đau bụng khi trời lạnh có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, tiêu chảy (Ảnh: Internet)
Những bài thuốc dưới đây có tác dụng làm ấm cơ thể và hỗ trợ giảm đau:
- Bài thuốc từ gừng tươi
Chuẩn bị: 50 - 80gram gừng tươi rửa sạch và cắt mỏng
Đem sao các lát gừng vừa thái tới khi chín vàng rồi giã nát
Lấy hỗn hợp vừa giã hòa cùng với nước sôi rồi uống từng ngụm nhỏ. Nếu khó uống có thể hòa thêm cùng mật ong hoặc một chút đường.
- Bài thuốc từ củ sả, tía tô và hoắc hương
Chuẩn bị: sả, tía tô và hoắc hương mỗi thứ khoảng 12 gram; gừng sao khô 8 gram (nếu không có gừng khô có thể thay bằng 12 gram gừng tươi)
Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem sắc cùng 0,5 lít nước sạch tới khi còn khoảng 0,3 lít thì bắc xuống
Chia thành 2 lần uống, uống khi còn ấm và uống trước các bữa ăn.
- Bài thuốc từ củ riềng, hậu phác và quế
Chuẩn bị: 200 gram củ giềng, 80 gram hậu phác, 120gram quế. Đem các nguyên liệu sấy khô
Bỏ vào nồi sắc, mỗi lần lấy 12 gram các loại rồi sắc với 200ml nước tới khi cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp và đem uống trong ngày.
- Bài thuốc từ gừng tươi, đường đỏ và hoắc hương
Củ gừng có tác dụng giúp làm ấm bụng hiệu quả (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị: 50 gram hoắc hương, 20 gram đường đỏ và 15 gram gừng tươi. Các nguyên liệu đem rửa sạch và thái mỏng
Cho hỗn hợp trên vào 300ml nước rồi đun sôi khoảng 10 phút
Bỏ đường đỏ vào hỗn hợp trên, khuấy đều cho đường tan rồi sử dụng khi còn nóng.
2.3. Các món ăn giúp làm ấm bụng
- Cháo tía tô, hành tươi và gừng
Chuẩn bị: gạo tẻ, gừng tươi, lá tía tô và hành tươi mỗi tứ 12 gram. Đem vo gạo và rửa các nguyên liệu thật sạch
Nấu cháo gạo tẻ. Sau khi nấu xong thì múc ra bát, cho tía tô, hành tươi và gừng đã chuẩn bị vào. Chú ý nêm nếm gia vị cho vừa miệng
Bạn có thể thêm 1 lòng đỏ trứng gà rồi khuấy đều để tăng thêm dinh dưỡng và khí lực
Sau khi ăn xong thì đắp chăn để cho ra mồ hôi sẽ thấy đỡ hơn.
- Canh ngải cứu và thịt thăn lợn
Chuẩn bị: 100 gram lá ngải cứu tươi và 100 gram thịt thăn lợn đem rửa sạch và băm nhỏ thịt lợn
Xào qua thịt lợn cho chín tới rồi thêm nước sôi, gia vị vào
Sau khi nước canh sôi khoảng 5 phút thì bắc ra rồi ăn với cơm.
- Gà tần nhục quế, gừng, đẳng sâm, thảo quả, trần bì
Chuẩn bị: 01 con gà trống, 5 gram nhục quế, 5 gram trần bì; 10 gram gừng khô, 8 gram thảo quả và 30 gram đẳng sâm; khoảng 10 hạt hạt tiêu
Đem làm sạch gà, bỏ vào nồi tần chung với các nguyên liệu vừa chuẩn bị sau đó ninh kỹ
Sau khi gà chính thì lấy nước canh còn nóng để uống và ăn thịt gà bình thường.
Nhìn chung, để phòng tránh đau bụng do trời lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể hợp lí đồng thời chú ý tới chế độ ăn, hạn chế ăn thức ăn có thể gây lạnh bụng, tính hàn cao.
Căn bệnh thường gặp ngang với bệnh trĩ và những sai lầm hay gặp Cùng với bệnh trĩ, bệnh áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn là bệnh viêm nhiễm ở vùng hậu môn thường gặp nhất trong cộng đồng. Tuy nhiên đây là bệnh 'khó nói' nhiều người ngại đến viện hoặc tự chữa bắng cách đắp thuốc... Ths. BS Nguyễn Ngọc Đan, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội (BV Xanh...