Bốn lý do cựu Tổng thống Trump có thể tái đắc cử năm 2024
Ông Donald Trump đã bị luận tội hai lần và cũng phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự.
Nhưng ông vẫn có cơ hội trở lại Nhà Trắng.
Áp phích kêu gọi ủng hộ cho ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn trước trong cuộc đua giành đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa với gần 50 điểm phần trăm tại các cuộc thăm dò dư luận quốc gia. Điều đó đánh dấu sự trở lại nổi bật của một cựu Tổng thống Mỹ chỉ có một nhiệm kỳ.
Theo hãng Reuters, có bốn lý do tỷ phú này có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2024 trước ứng cử viên đương nhiệm của đảng Dân chủ, ông Joe Biden.
1. Sự không hài lòng của các cử tri
Nhà Trắng lập luận rằng nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt, với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ tỷ lệ 6,3% khi ông Trump rời nhiệm sở xuống mức thấp gần như lịch sử là 3,9%. Lạm phát cũng hạ nhiệt từ mức đỉnh hơn 9% vào tháng 6/2022 xuống còn 3,2% vào tháng 10 năm nay.
Nhưng phần lớn công chúng, bao gồm nhiều cử tri da màu và cử tri trẻ, lại suy nghĩ khác. Họ cho rằng tiền lương không bắt kịp với sự gia tăng chi phí của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như ô tô, nhà ở, chi phí chăm sóc trẻ em và người già.
Khi ông Biden nói về nền kinh tế, người Mỹ nghĩ đến khả năng chi trả chứ không phải các chỉ số kinh tế. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn cử tri coi đảng Cộng hòa là những người quản lý nền kinh tế tốt hơn, mặc dù ông Trump chỉ đưa ra những đề xuất thiếu rõ ràng.
Video đang HOT
2. Đề cập đến những mối lo lắng
Cử tri còn không yên tâm vì những lý do khác nằm bên ngoài nền kinh tế. Và ông Trump đã nêu ra một số nỗi lo lắng, cho dù chúng có thật hay không, mà nhiều người Mỹ da trắng gặp phải ở một đất nước ngày càng trở nên đa dạng về văn hóa.
Bên cạnh đó, những nền tảng cốt lõi trong cuộc sống – quyền sở hữu nhà, mức lương xứng đáng theo kịp lạm phát, giáo dục đại học – đang ngày càng trở nên xa vời tầm với của nhiều người dân Mỹ.
Nhiều cuộc thăm dò cho thấy cử tri đang lo lắng về tỷ lệ tội phạm và dòng người di cư đang vượt biên giới Mỹ – Mexico bất hợp pháp.
Ông Trump tỏ ra rất sâu sát trong việc “chỉ mặt, đặt tên” những nỗi sợ hãi đó, trong khi vẫn thể hiện mình là một nhân vật ngoài luồng của hệ thống chính trị Mỹ.
3. Được lòng nhiều cử tri
Trong khi những người chỉ trích trong đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ và giới truyền thông coi ông là người không phù hợp với cương vị Tổng thống Mỹ thì hàng triệu cử tri không đồng ý như vậy.
Thay vào đó, nhiều người ủng hộ tin rằng ông là nạn nhân của một cuộc “săn phù thủy chính trị”. Ít nhất một nửa số cử tri đảng Cộng hòa được Reuters/Ipsos khảo sát hồi đầu năm 2023 cho biết họ sẽ không ngần ngại bỏ phiếu cho ông Trump ngay cả khi ông ấy bị kết tội.
Ông Trump cũng có thể lấy ví dụ về 4 năm cầm quyền của mình và lập luận rằng bộ máy chính phủ khi đó phần lớn hoạt động bình thường, dù đôi lúc có hỗn loạn. Điều đó đi ngược lại với những lo ngại rằng ông không thể điều hành chính quyền, trong khi những cáo buộc tồi tệ nhất về ông – chẳng hạn như việc ông thông đồng với Nga – chưa bao giờ được chứng minh.
4. “Hưởng lợi” từ tổng thống đương nhiệm
Nhà Trắng cho đến nay vẫn chưa thể thuyết phục được phần lớn công chúng công nhận rằng các chính sách tạo việc làm của Tổng thống Biden – thông qua đầu tư mạnh mẽ của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và sản xuất chip – đã tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của họ. Và ông Trump có thể tận dụng yếu tố đó.
Ông Biden cũng đang phải gánh trên vai hai cuộc chiến tranh nước ngoài gây chia rẽ người Mỹ, khiến tỷ lệ ủng hộ của ông bị ảnh hưởng.
Thông điệp “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump có thể gây được tiếng vang với những cử tri đang lo ngại về vấn đề Mỹ can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột của Ukraine hoặc Israel, trong khi ông Biden vẫn duy trì chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa can thiệp truyền thống hơn.
Nhưng tại thời điểm này, khi còn 11 tháng đến Ngày bầu cử, ông Trump đang sở hữu cơ hội trở lại Nhà Trắng cao nhất kể từ khi ông rời nhiệm sở đến nay.
Slovakia sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga
Thủ tướng Slovakia tuyên bố mặc dù chính sách đối ngoại của nước này bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng Slovakia vẫn có một số "chủ quyền nhất định".
Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: AFP
Tờ The Kyiv Independent (UKraine) dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây cho biết nước này nên chuẩn bị cho "sự kết thúc của cuộc xung đột ở Ukraine và bình thường hóa quan hệ Slovakia - Nga".
Phát biểu với cả đại sứ Mỹ và Nga tại Slovakia ở Bratislava, ông Fico nói rằng mặc dù chính sách đối ngoại của Slovakia bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng nước này vẫn có vị thế "chủ quyền nhất định".
Ông Fico cho biết những quan điểm này "không phải lúc nào cũng phù hợp với chính sách duy nhất được thúc đẩy ở Liên minh châu Âu (EU)".
Theo Thủ tướng Fico, ưu tiên của ông trong lĩnh vực chính sách đối ngoại là "bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia Slovakia", hỗ trợ "các sáng kiến hòa bình" chứ không phải thúc đẩy chiến tranh ở Ukraine.
Đảng SMER của Thủ tướng Fico đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 30/9 vừa qua với cam kết sẽ chấm dứt ngay lập tức mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Đến ngày 11/10, SMER đã thành lập chính phủ liên minh với đảng Hlas cánh tả và Đảng Quốc gia Slovakia.
Đầu tháng 11, chính phủ mới được bổ nhiệm đã từ chối cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 40,3 triệu euro (43,2 triệu USD) cho Ukraine mà chính phủ tiền nhiệm đã đề xuất.
Dưới chính phủ trước đây, Slovakia đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ nhân đạo và quân sự sâu rộng, bao gồm pháo binh, máy bay chiến đấu và các hỗ trợ khác.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Praha, CH Séc vào ngày 24/11, ông Fico tuyên bố cuộc xung đột Nga - Ukraine đã trở thành một cuộc xung đột đóng băng không thể giải quyết bằng cách gửi vũ khí tới Kiev.
Mới nhất, Chính phủ Slovakia có kế hoạch gia hạn và mở rộng lệnh cấm đối với các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp Slovakia được phê duyệt vào ngày 29/11.
Lệnh cấm trước đây áp dụng cho 4 loại ngũ cốc là lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương và sẽ có hiệu lực cho đến cuối năm 2023. Đề xuất nêu rõ Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia "sẽ cập nhật danh sách này nếu cần thiết, căn cứ vào diễn biến của tình hình thị trường".
Đề xuất nói rằng lệnh cấm là cần thiết do "thiếu một giải pháp mang tính hệ thống toàn châu Âu và lệnh cấm đơn phương của hai nước láng giềng", đề cập đến Ba Lan và Hungary.
COP28: Mỹ cam kết đóng góp 3 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết, nước này cam kết đóng góp 3 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai (UAE), ngày 2/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...