Bản sắc ‘ngoại giao cây tre’: Lấy độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa làm kim chỉ nam
Học giả người Indonesia Veeramalla Anjaiah đánh giá cao đóng góp nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho công tác đối ngoại của Việt Nam với việc đưa ra thuật ngữ “ ngoại giao cây tre” vào năm 2016, trong đó gắn chính sách đối ngoại của Việt Nam với cây tre rễ khỏe, thân vững, cành mềm.
Ông Veeramalla Anjaiah trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta. Ảnh: Hữu Chiến/Pv TTXVN tại Jakarta
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Indonesia, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) có trụ sở tại Jakarta nêu rõ cây tre giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử, văn hóa và đời sống hằng ngày của người Việt Nam, tượng trưng cho sức mạnh, sự dẻo dai và kiên cường. Theo ông Anjaiah, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra khái niệm “ngoại giao cây tre” dựa vào những đặc tính nêu trên: lấy độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa làm kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại của đất nước.
Cựu biên tập viên cao cấp của tờ The Jakarta Post cho rằng “ngoại giao cây tre” nhằm đáp lại sự dịch chuyển quyền lực của các nước lớn trong khu vực; thúc đẩy thương mại, văn hóa và bản sắc Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, tích cực và không can thiệp. Ông Anjaiah nhận định “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã thành công trong việc duy trì mối quan hệ với các nước lớn trong khi đảm bảo rằng các lợi ích quốc gia được bảo vệ. Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có ảnh hưởng ngoại giao lớn ở Đông Nam Á.
Chuyên gia người Indonesia cho biết với chính sách đối ngoại đặc sắc này, Việt Nam đã đạt được thành công lớn trên trường quốc tế. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với trên 190 quốc gia; thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (CSP) với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, cũng như đặt nền tảng để thiết lập CSP với Nhật Bản, Australia, Indonesia và Singapore. Việt Nam trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Việt Nam đã trở thành quốc gia hữu nghị, thân thiện với tất cả. Năm 2019, “đất nước hình chữ S” đã gây ấn tượng mạnh khi được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu ủng hộ rất cao, 192/193 tổng số phiếu bầu. Việt Nam cũng đạt được những thành tích kinh tế, thương mại đáng kể.
Cuối cùng, tác giả của nhiều bài báo về vấn đề Biển Đông và các vấn đề toàn cầu đương đại này cho rằng thông qua chính sách “ngoại giao cây tre”, Việt Nam chủ trương thúc đẩy cấu trúc an ninh khu vực dựa trên luật lệ, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và duy trì thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước lớn.
Cụ thể, Việt Nam cam kết đẩy mạnh xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược trong khu vực; mong muốn rằng mọi tranh chấp, trong đó có Biển Đông, phải được giải quyết một cách hòa bình dựa trên các quy tắc quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Việt Nam cũng kêu gọi đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Nga củng cố quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu ngày 31/3 trong cuộc họp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các thành viên Hội đồng An ninh LB Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ trong Khái niệm Chính sách Đối ngoại cập nhật của LB Nga, Moskva định hướng phát huy những tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga khẳng định Moskva chủ trương phát huy tối đa tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược với các nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, với các quốc gia thuộc thế giới Hồi giáo cũng như với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lục địa châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. Ngoại trưởng Lavrov đồng thời lưu ý rằng tài liệu mới cũng "xác nhận cam kết về một giải pháp hòa bình cho mọi vấn đề nảy sinh ở khu vực Bắc Cực."
Ngoại trưởng Lavrov chỉ rõ rằng khái niệm chính sách đối ngoại cập nhật cũng đề cập đến việc tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Ông nhấn mạnh một trong những yếu tố là nền kinh tế thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc cơ cấu lớn và đang chuyển sang một nền tảng công nghệ mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt bản cập nhật Khái niệm Chính sách Đối ngoại của LB Nga. Ông nhấn mạnh những thay đổi trong đời sống quốc tế hiện nay đòi hỏi LB Nga phải điều chỉnh các văn kiện hoạch định chiến lược, trong đó có Khái niệm Chính sách Đối ngoại, tài liệu nêu rõ nguyên tắc, nhiệm vụ và những ưu tiên của hoạt động ngoại giao. Theo Tổng thống Putin, Khái niệm Chính sách Đối ngoại được cập nhật này sẽ là cơ sở cho những hoạt động tiếp theo của Nga trong các vấn đề quốc tế.
Trung Quốc nêu bật tầm quan trọng của đổi mới, phát triển xanh và toàn diện Ngày 17/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hướng đến đổi mới, mở cửa, phát triển xanh và toàn diện trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực và giúp khu vực bước vào giai đoạn vàng tiếp theo trong 30...