Cháy rừng nghiêm trọng đe dọa hàng trăm loài động vật hoang dã ở California
Nghiên cứu mới cho thấy các vụ cháy rừng dữ dội tàn phá bang California (Mỹ) trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng trăm loài động vật hoang dã tại bang này.
Trực thăng phun nước dập lửa cháy rừng tại Aguana, California (Mỹ), ngày 31/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ ngày 20/11, quy mô các vụ cháy rừng ở bang California trong giai đoạn 2020 – 2021 là lớn chưa từng có trong lịch sử hiện đại, với hơn 19.000 km2 thảm thực vật rừng bị thiêu rụi, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của 508 loài động vật có xương sống.
Khoảng 58% diện tích rừng bị cháy ở California trong giai đoạn 2012 – 2021 tập trung vào các năm 2020 và 2021. Trong đó, tổng diện tích rừng bị cháy mỗi năm gấp ít nhất 10 lần so với mức trung bình lịch sử từ năm 1878 – 2011. Nghiên cứu cũng cho thấy trong hai năm 2020 và 2021, cháy rừng đã thiêu trụi ít nhất 10% môi trường sống của 100 loài động vật có xương sống, 16 loài trong số đó cần được bảo tồn để tránh nguy cơ tuyệt chủng. Đáng chú ý, các đám cháy rừng có mức độ nghiêm trọng cao đã tàn phá 5% – 14% nơi sinh sống của 100 loài này, dẫn đến khả năng thay đổi to lớn trong cấu trúc môi trường sống.
Video đang HOT
Nghiên cứu chỉ ra rằng với các trận cháy rừng chưa từng có cả về quy mô và mức độ nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, động vật hoang dã trong khu vực không thích nghi kịp với những đám cháy lớn như vậy và phải vật lộn để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường sống.
Nghiên cứu nhấn mạnh các biện pháp quản lý rừng hiệu quả – như đốt rừng có kiểm soát và tỉa thưa cây – là cần thiết để hạn chế mức độ nghiêm trọng của cháy rừng, đồng thời tăng sức chống chịu của môi trường sống hoang dã.
Cảnh báo về trạng thái 'bình thường mới' tại châu Âu do Trái Đất ấm lên
Tình trạng Trái Đất ấm lên sẽ mang đến trạng thái "bình thường mới" tại châu Âu, đó là tần suất dày hơn các đợt nắng nóng cực đoan, ngập lụt nghiêm trọng, cháy rừng dữ dội và các bệnh mẫn cảm với khí hậu trong những tháng hè.
Cảnh ngập lụt tại Conselice, gần Ravenna, Italy, ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) ngày 12/6 đã đưa ra cảnh báo trên, nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần có biện pháp thích ứng để ngăn chặn tác động tiêu cực đối với mọi sự sống trên Trái Đất. Những đợt nắng nóng chết người, điển hình như những đợt nắng nóng bao trùm châu Âu mùa hè năm 2022, được dự báo sẽ trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn, đặc biệt khu vực Nam Âu có khả năng ghi nhận thêm nhiều ca tử vong và nhập viện.
Người già và người bệnh là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nhất. EEA cũng dự báo các trận mưa lớn dẫn đến lũ lụt thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở Tây Bắc và Trung Âu.
Từ năm 1980 đến năm 2021, thiệt hại do lũ lụt đã lên tới gần 258 tỷ euro (280 tỷ USD) ở châu Âu, với mức tăng hằng năm hơn 2%. EEA cảnh báo người châu Âu cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những đợt hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Sau mùa đông khô hạn, độ ẩm của đất thấp, lượng nước dự trữ trong các hồ chứa giảm và dòng chảy của các con sông ở phần lớn Nam và Tây Âu thấp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mùa hè khắc nghiệt sắp tới.
Sự gia tăng các vụ cháy rừng gần đây cũng là một mối quan tâm lớn. Kể từ năm 1980, cháy rừng trên khắp châu Âu đã cướp đi sinh mạng của 712 người. Mùa cháy rừng năm 2022 là mùa tồi tệ thứ hai kể từ năm 2000, thiêu rụi hơn 5.000 km2 trong những tháng mùa hè.
Khi nhiệt độ tăng trên khắp châu Âu, các loài mang mầm bệnh có thể lan rộng hơn về phía Bắc châu Âu, dẫn đến sự gia tăng các bệnh mẫn cảm với khí hậu.
Trong nỗ lực chống lại những mối đe dọa này, EU và các quốc gia thành viên đã thiết lập các chính sách thích ứng quốc gia và thông qua Luật Khí hậu của EU.
EEA tin rằng các quốc gia thành viên EU cần liên kết các chính sách thích ứng của họ với các chính sách chung, cụ thể như về y tế. Cơ quan này kêu gọi thực hiện khẩn cấp các biện pháp, như kế hoạch hành động về sức khỏe do nhiệt, tăng cường không gian xanh và xanh lam (khu vực tự nhiên và bán tự nhiên) ở các thành phố, đồng thời cảnh báo sớm các bệnh mẫn cảm với khí hậu trên khắp châu Âu để ngăn chặn thảm họa môi trường.
Gần 1.000 ha rừng bị thiêu rụi ở Pháp và Tây Ban Nha Cháy rừng đã thiêu rụi gần 1.000 ha rừng ở khu vực biên giới Pháp-Tây Ban Nha ngày 16 và 17/4 trong bối cảnh nhiều khu vực phía Nam châu Âu vẫn đang đối mặt với hạn hán, làm dấy lên lo ngại cháy rừng dữ dội tái diễn như mùa Hè năm ngoái. Lực lượng cứu hỏa nỗ lực kiểm soát cháy...