Bốn chính sách sai lầm của Mỹ đã hủy hoại mối quan hệ với Nga
Truyền thông Mỹ cho rằng cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ ‘đều do lỗi của Putin’. Tuy nhiên, theo giáo sư Stephen F. Cohen, chuyên gia Nga học tại ĐH New York, ít nhất có tới 4 chính sách sai lầm của Mỹ khiến mối quan hệ giữa hai nước xấu đi.
Sai lầm thứ nhất, theo ông Cohen, là quyết định mở rộng NATO ngay sát biên giới với Nga. Phát biểu tại câu lạc bộ Thịnh vượng chung ở San Francisco, ông Cohen phân tích: “Thật vô nghĩa khi nói Putin đã vi phạm trật tự châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh. Chính Nga đã bị loại ra khỏi trật tự hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Âu do sự bành trướng của NATO. Moscow đã bị đặt ra ngoài khu vực an ninh chung”.
Nga vẫn nói rằng: Hãy tạo thành một liên minh an ninh châu Âu giống như Gorbachev và Reagan đã đề xuất nhưng NATO lại nghĩ khác: Đây không phải là hành động quân sự, tất cả việc này chỉ là nhằm đạt được sự dân chủ và tự do thương mại, và nó sẽ có lợi cho Nga nên Moscow đành “ngậm đắng nuốt cay” cười trừ.
Khi người Nga không còn lựa chọn nào khác trong những năm 1990 thì họ bỏ qua nhưng giờ đây Nga đã lớn mạnh hơn và có một sự lựa chọn khác thì Moscow sẽ không chịu đứng yên như vậy nữa.
Đai bàng Mỹ đã hủy hoại mối quan hệ với Gấu Nga. Nguồn: Flickr
Thứ hai, Mỹ từ chối đàm phán về tên lửa phòng vệ với lý do chuyện đó giờ là dự án của NATO. Ông cho rằng: “Điều này có nghĩa là việc lắp đặt hệ thống tên lửa phòng vệ dù ở trên đất liền hay trên biển giờ đây nằm trong phần mở rộng của NATO và bao quanh Nga. Moscow cho rằng việc triển khai lá chắn tên lửa này là nhằm trả đũa khả năng hạt nhân của nước này. Nhưng Mỹ và NATO lại trả lời: “Làm gì có chuyện đó, đó là nhằm vào Iran chứ không phải Nga”.
Tuy nhiên, giáo sư Cohen giải thích, hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất là loại vũ khí có thể tấn công những mục tiêu của Nga. Điều này cũng vi phạm Hiệp định IMF bởi nó có thể tiêu diệt tên lửa hành trình. “Trong khi đó, Mỹ đang thảo luận việc Nga tái phát triển tên lửa hành trình và sự thật là Moscow đã làm như vậy bởi chính Mỹ là người dấy lên cuộc chạy đua vũ trang sau nhiều năm”.
Video đang HOT
Thứ ba, xen vào công việc nội bộ của Nga trên danh nghĩa dân chủ. Ông Cohen cho hay: “Khi ông Medvedev còn là Tổng thống Nga, Phó Tổng thống Joe Biden đã tới ĐH quốc gia Moscow và nói rằng ông Putin không nên quay trở lại vị trí Tổng thống. Sau đó, ông còn nói thẳng trước mặt của Putin. Hãy tưởng tượng rằng, ông Putin cũng tới Mỹ và đề nghị ông Rubio hay bà Clinton đừng tham gia tranh cử Tổng thống nữa thì mọi việc sẽ ra sao?”
“Dường như đã không còn giới hạn cho việc Mỹ bày tỏ thái độ với Nga nữa. Chúng ta có quyền để bình luận hay lèo lái một việc của nước khác theo ý chúng ta muốn hay không?”, ông Cohen nói.
Thứ tư, quan hệ đối tác đã mất với Nga. Ông Cohen phân tích: “Những báo cáo gần đây đều cho thấy Nhà Trắng và Chính phủ Mỹ đều nghĩ cách làm sao để chống lại các hoạt động của Nga ở Syria. Họ lo lắng rằng Nga sẽ thế chân Mỹ trở thành lãnh đạo của thế giới. Nhưng đây mới là vấn đề: Washington sẽ không thể lãnh đạo thế giới thêm được nữa”.
Từ rất lâu trước khi diễn ra toàn cầu hóa và các cường quốc khác trỗi dậy, đã từng có thời kỳ đơn cực với Mỹ là “kẻ thống trị”. Nhưng thế giới đó đã không còn. Một thế giới đa cực đã xuất hiện, không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều khu vực khác trên toàn cầu. “Việc Washington cứng đầu bác bỏ sự thực này đã trở thành vấn đề và không phải là một giải pháp”, ông Cohen nói.
Chuyên gia Nga học này cũng giải thích rằng lực lượng khủng bố ngày nay đang sử dụng các loại vũ khí thông thường như bom, súng trường, đạn cối. Nhưng nếu chúng có trong tay một cốc chất độc hóa học thì các nước sẽ đối phó ra sao. Đây mới chính là mối đe dọa thực tế nhất.
“Đây là một mối đe dọa không thể chối bỏ, hiện hữu hàng ngày và khó có thể xóa bỏ nếu chúng ta không bắt tay với Kremlin. Tôi không quan tâm Nga có là lãnh đạo hay không nhưng chúng ta cần nhận ra những lợi ích chung của việc trở thành đối tác, giống như cách các doanh nhân tạo một bản hợp đồng. Họ đều có một lợi ích chung và họ phải tin tưởng lẫn nhau bởi nếu một bên vi phạm hiệp định thì lợi ích của người kia cũng bị ảnh hưởng”, Cohen khẳng định.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo soha
Ký kết TPP: Bước tiến mới của Mỹ trong chính sách xoay trục sang châu Á
Ngày 5/10, các Bộ trưởng tới từ 12 quốc gia thành viên đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau hơn 5 năm đàm phán căng thẳng kéo dài.
Việc ký kết Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới đã đặt một dấu mốc quan trọng trong chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ, được báo chí Mỹ ví như một "nước cờ" của cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trước sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong nền kinh tế khu vực và thế giới.
TPP được dự đoán sẽ chiếm tới 40% nền kinh tế toàn cầu, có tổng dân số gần 800 triệu người và tổng GDP lên đến hơn 20 nghìn tỷ USD. Việc ký kết TPP sẽ tạo ra một khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương mới với mục tiêu giảm hàng loạt những rào cản thương mại, đồng thời thiết lập những tiêu chuẩn và quy định mới về đầu tư, môi trường kinh doanh và lao động trong khu vực này. Đây cũng sẽ là cú hích cho sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vốn đang rất sôi động.
Các Bộ trưởng đại diện cho 12 quốc gia thành viên TPP.
Phát biểu sau khi Hiệp định TPP được ký kết, Tổng thống Obama khẳng định: "Việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác và đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là điều thiết yếu trong thế kỷ 21. Tương lai của Mỹ và châu Á gắn kết chặt chẽ với nhau".
Tổng thống Mỹ Barack Obama tham gia vòng đàm phán TPP trong khuôn khổ hội nghị APEC ngày 12/11/2011.
Việc đạt được thỏa thuận thương mại thế kỷ, vốn được xem là "xương sống" trong chính sách hướng Đông của Mỹ là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định vị thế của Mỹ trong việc tranh giành ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc cũng có nhiều bước đi nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng đối với kinh tế, thương mại khu vực.
TPP đã trở thành trụ cột về kinh tế trong chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ khi Trung Quốc nỗ lực đẩy mạnh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và các nước ASEAN. Nếu như Trung Quốc chọn đứng ngoài TPP thì Mỹ cho tới nay không tham gia RCEP.
Các quốc gia tham gia RCEP và TPP. Ảnh: Slideshare.net.
Quyết tâm nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với kinh tế, thương mại toàn cầu được thể hiện rõ trong bài phát biểu của ông Obama: "Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng sống bên ngoài biên giới nước Mỹ, chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết nên các quy tắc của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần viết nên những quy tắc đó, mở cửa thị trường mới cho các sản phẩm của Mỹ, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn cao cho người lao động song song với việc bảo vệ môi trường".
Hiệp định TPP được ký kết cũng là một chiến thắng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama, vào thời điểm chỉ còn 16 tháng nữa là ông kết thúc nhiệm kỳ của mình và chỉ một thời gian ngắn sau khi Mỹ đạt được những thỏa thuận quan trọng với Iran và Cuba. Thanh Hà
Theo_Hà Nội Mới
Kim Jong Un lại khiến Mỹ "lạnh sống lưng" Chính quyền của Chủ tịch trẻ Kim Jong Un mới đây lại khiến Mỹ không khỏi ớn lạnh khi tuyên bố sẽ bắt siêu cường số 1 thế giới phải hứng chịu "hậu quả không thể tưởng tượng nổi". Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang thử súng Bình Nhưỡng cảnh báo Mỹ sẽ phải hứng chịu "những hậu quả không thể...