Bom MOP – “Kế hoạch B” với đàm phán Iran?
Trang tin Politico cho rằng nếu cuộc đàm phán hạt nhân với Iran ngày 30/6 thất bại, chính quyền Obama sẽ chuyển sang “ kế hoạch B” – dội siêu bom 15 tấn xuống các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Mỹ có thể sẽ sử dụng bom MOP nặng tới 15 tấn nếu không đạt được thỏa thuận với Iran. (Ảnh: BI)
Iran và các cường quốc đang đứng trước những lựa chọn khó khăn để tiến tới một thỏa thuận lịch sử trước hạn chót vào ngày mai, chấm dứt hơn 12 năm bất đồng về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Sau hơn 1 năm đàm phán căng thẳng, cơ hội để đạt được một thỏa thuận lịch sử giữa Iran và các cường quốc đang lớn dần khi các bên đạt được một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân tại Lausanne vào tháng 4 vừa qua.
BI dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định, nếu đàm phán thất bại, “tất cả các bên đều là người thua cuộc”. Tehran sẽ vẫn bị cô lập và nguy cơ về một cuộc đua vũ trang mới trong khu vực trở nên rõ ràng hơn, dẫn tới những hậu quả khó lường.
Giới phân tích cảnh báo rằng nếu cuộc đàm phán thất bại, có khả năng, Tehran sẽ tiếp tục làm giàu uranium với tốc độ nhanh hơn.
Các sỹ sư của Boeing chụp ảnh cùng bom MOP do hãng chế tạo. (Ảnh: BI)
Video đang HOT
Trong trường hợp xấu nhất này, phóng viên Michael Crowley của tờ Politico cho rằng chính quyền Obama sẽ phải sử dụng bom xuyên tường khổng lồ nặng 15 tấn MOP với Iran (?)
Theo ông Crowley, Mỹ đã từng diễn tập ít nhất 3 cuộc tấn công bằng máy bay ném bom B-2 tại sa mạc New Mexico. Các cuộc thử nghiệm này chứng tỏ bom MOP có khả năng tiêu diệt bất cứ địa điểm vũ khí hạt nhân nào.
Nhận xét về uy lực của bom MOP, một cựu quan chức Lầu Năm Góc sau khi xem một đoạn video thử nghiệm, cho biết quả bom với chiều dài 6 mét và nặng 15 tấn đã khiến ông “bị ám ảnh”.
Businesss Insider cho biết hiện Mỹ chưa công bố đoạn video thử nghiệm MOP. Báo trên đăng tải một đoạn clip thử nghiệm bom BLU-109 xuyên phá boong-ke, để so sánh với bom MOP.
BLU-109 chỉ chứa 243 kg thuốc nổ, bom MOP với 2.400 kg thuốc nổ có sức tàn phá lớn hơn rất nhiều.
MOP được được xem là vũ khí phi hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay khi chứa tới 2,4 tấn thuốc nổ. MOP được thiết kế để đánh sập các mục tiêu rắn, boong ke và các địa điểm nằm sâu dưới mặt đất.
Bom MOP có thể đâm thẳng xuống mặt đất với tốc độ siêu thanh sau khi được máy bay ném bom B-2 thả xuống. Quả bom sẽ tạo ra một hố sâu 61 mét trong lòng đất hoặc bê tông cốt thép dày 18,2 mét trước khi phát nổ.
Trong trường hợp các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran thất bại, Mỹ được cho là có thể khởi động một loạt cuộc tấn công bằng bom MOP vào cơ sở hạt nhân bí mật Fordow của Iran.
Fordow nằm trong lòng một ngọn núi và được cho là rất kiên cố đề đề phòng các cuộc tấn công từ trên không. Cơ sở này sở hữu các máy ly tâm có khả năng làm giàu uranium, có thể được sử dụng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Để phá huỷ cơ sở Fordow của Tehran sẽ là nỗ lực khó khăn ngay với cả bom MOP. Tạp chí Politico lưu ý rằng muốn tiêu huỷ hoàn toàn cơ sở này, Mỹ sẽ phải thực hiện nhiều phi vụ ném bom bằng B-2 thả bom MOP có hệ thống định vị vệ tinh GPS để đảm bảo bom sẽ có thể đi xuyên qua cả hai phía của ngọn núi và lớp bê tông cứng rắn của cơ sở này trước khi nổ.
Máy bay ném bom B-2 có nhiệm vụ chuyên chở bom MOP. (Ảnh: BI)
Theo Nhật báo phố Wall, bom MOP được thiết kế để sử dụng theo cách thức tấn công phối hợp, và để thả theo cặp. Chính phủ Mỹ cho ra đời dòng vũ khí này là để phá hủy các cơ sở hạt nhân tại Bắc Triều Tiên và Iran. Quả bom đầu tiên để khai quang vị trí, dọn đường cho quả thứ hai, nâng cao khả năng xuyên phá mạnh mẽ.
Tuy vậy, mới đây Mátxcơva thông báo sẵn sàng bán các hệ thống tên lửa phòng không S-300 với tầm bắn 240 – 300 km cho Iran. Nếu thương vụ này thành công, Tehran sẽ có thể thiết lập một “vành đai bảo vệ” quanh các cơ sở hạt nhân của nước này. Đây sẽ là một thách thức với Mỹ.
MOP không phải là loại bom nặng nhất mà Mỹ từng sản xuất. Thời chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ từng chế tạo ra loại bom T-12 Cloudmaker có khối lượng lên tới 18,1 tấn, theo Business Insider.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BI, Politico, WSJ
Trung Quốc - Triều Tiên: Láng giềng bớt dần tin cậy
Từ nhiều năm qua, có lẽ chưa khi nào quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên lại không suôn sẻ như hiện tại. Ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước cách đây đã hơn 2 năm và đã công du rất nhiều quốc gia nhưng chưa đến Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xem chừng chẳng mặn mà với lời mời sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào đầu tháng 9.2015 tới - Ánh: Reuters
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì chưa thăm nước nào và xem chừng chẳng mặn mà với lời mời sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 vào đầu tháng 9. Ở khu vực biên giới giữa hai nước vừa qua xảy ra một số vụ nổ súng. Triều Tiên vẫn rất găng với Hàn Quốc trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở thành đối tác chiến lược. Trên thế giới gần như ai cũng cho rằng Bình Nhưỡng chỉ còn Bắc Kinh là đồng minh duy nhất.
Mức độ tin cậy và gắn bó trong quan hệ láng giềng đặc biệt này đang có chiều hướng suy giảm. Lý do chính là sự thay đổi lãnh đạo ở Triều Tiên và sự điều chỉnh ưu tiên chiến lược của Trung Quốc.
Về Triều Tiên, Trung Quốc hiện có quá nhiều thứ không hài lòng, thậm chí không chấp nhận. Bắc Kinh không muốn có láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng Bình Nhưỡng vẫn bám giữ, thậm chí luôn sẵn sàng tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Trung Quốc muốn tiếp tục khuôn khổ đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục cự tuyệt.
Trung Quốc cần yên ổn ở bán đảo Triều Tiên để tập trung đối phó Mỹ và đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản và các quốc gia ở Đông Nam Á thì Triều Tiên lại làm dư luận phải để ý đến Đông Bắc Á. Lợi ích không còn hài hòa khiến láng giềng dần bớt tin cậy nhau.
La Phù
Theo Thanhnien
Ông John Kerry xuất viện, sẽ tham gia đàm phán hạt nhân Iran Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xuất viện ngày 12.6 và nói rằng sẽ tham dự cuộc đàm phán hạt nhân Iran vào cuối tháng 6 này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời báo chí khi xuất viện tại Boston ngày 12.6 - Ảnh: AFP Ngoại trưởng John Kerry bị gãy chân phải khi đang đi xe đạp tại vùng Haute Savoie,...