Bội thực đào tạo giáo viên
Tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu cục bộ dẫn đến việc điều hành quản lý bất cập, dự báo nhu cầu chưa chính xác, chưa có chính sách kịp thời tháo gỡ nên nhiều đơn thư, ý kiến xảy ra ở nhiều nơi… là ý kiến của các đại biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT sáng 6/8.
Tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu cục bộ đang gây khó khăn cho quản lý.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm nhằm hình thành mạng lưới đào tạo giáo viên bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nhu cầu về số lượng, cơ cấu và tăng cường năng lực giáo viên của các địa phương.
Tuy nhiên, đơn vị cũng thẳng thẳn chỉ ra, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch lại mạng lưới và xây dựng đề án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dẫn đến việc triển khai còn lúng túng, không đồng nhất.
Bộ đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên. Bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 05 tỉnh Tây Nguyên. Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GDĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ – ông Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, những năm qua ngành Nội vụ luôn đồng hành với ngành giáo dục để giải quyết vấn đề đội ngũ tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đó là tình trạng đội ngũ giáo viên nơi thừa, nơi thiếu dẫn đến việc điều hành quản lý bất cập. Các địa phương dự báo về số lượng giáo viên, học sinh trong độ tuổi đến trường chưa được chính xác; chưa có chính sách kịp thời tháo gỡ nên nhiều đơn thư, ý kiến xảy ra ở nhiều nơi.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thực hiện Nghị quyết T.Ư về việc tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trên thực tế, có một bộ phận phụ huynh sẵn sàng trả học phí cao hơn để con được học ở những trường ngoài công lập thì ở khu vực đô thị phải có tỉ lệ chuyển đổi cơ chế để giải quyết việc này. Các nước trên thế giới cũng thực hiện theo nguyên tắc là phân khúc cao sẽ xã hội hóa. Phải chăng, chúng ta giao cho cho các trường cơ chế tự chủ, Hội đồng nhân dân xem xét mức học phí, để từ học phí đó lo cho giáo viên sẽ giảm bớt gánh nặng quỹ lương.
Phó thủ tướng cũng chỉ ra vấn đề bất cập hiện nay trong đào tạo giáo viên đó là, mỗi năm có khoảng gần 20 nghìn giáo viên về hưu nhưng chỉ tiêu đào tạo sư phạm vẫn giao ở mức trên 50.000/ năm.
Video đang HOT
Hiện nay đào tạo sư phạm đang được nhà nước bao cấp nhưng chất lượng không cao, nhiều ra trường sinh viên không kiếm được việc làm. Vì vậy, Phó thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT có đề án cụ thể, các địa phương phải tính toán, đề xuất nhu cầu giáo viên trong 5-10 năm tới để đặt hàng các trường sư phạm có chất lượng tốt đào tạo giáo viên. Ngoài ra, các địa phương cũng phải trích một phần ngân sách để đào tạo lại đội ngũ giáo viên.
Theo Tiền phong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra sáng nay (6/8), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Năm học này, toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai đồng bộ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, ngành Giáo dục cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung làm rõ các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học; giải quyết vấn đề thừa/thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam , đổi mới giáo dục rất cần sự đồng thuận, chung tay của xã hội. Mọi đổi mới phải có lộ trình, không thể nóng vội, một mặt là phát huy giá trị dân tộc nhưng cũng cần tiếp cận tiên tiến của thế giới. Cần chú trọng giảm áp lực hành chính cho giáo viên, xem lại các chuẩn, tiêu chuẩn giáo viên.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng, ngành giáo dục cần phải xem xét lại những tồn tại của ngành trong thời gian qua. Trong đó, việc sắp xếp, trường lớp còn hạn chế gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh; thừa thiếu giáo viên cục bộ, nhất là giáo viên mầm non.
Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng mềm còn bất cập nên một bộ phận sinh viên, học sinh vi phạm đạo đức gây ra bức xúc trong xã hội; thậm chí, một bộ phận giáo viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh internet)
Triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Các địa phương rà soát lại hệ thống mạng lưới mầm non, yêu cầu các địa phương dành đủ quỹ đất để đầu tư xây dựng trường mầm non, để đủ trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; đẩy mạnh sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, đầu tư chú trọng các trường sư phạm trọng điểm, các trường sư phạm phải gắn kết chặt chẽ với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị, Bộ GD&ĐT rà soát, kiểm tra các trường đại học để loại bỏ những trường hữu danh vô thực. "Nếu yếu kém, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ đóng cửa những trường có chất lượng đào tạo kém chất lượng", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Đối với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu giáo trình đào tạo mới; tiếp tục rà soát lại đội ngũ phục vụ như: văn thư, y tế, bảo vệ... trong ngành giáo dục.
"Năm học 2019-2020 sẽ tạo ra chuyển biến, thay đổi căn bản giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Trước hết, đội ngũ giáo viên phải gương mẫu trong thực hiện tốt đạo đức, lối sống để làm gương cho học sinh, sinh viên", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đề nghị rà soát lại công tác chuẩn bị cho năm học mới
Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đề nghị, rà soát lại công tác chuẩn bị cho năm học mới về cơ sở vật chất, để có điều kiện tốt nhất cho học sinh tới trường. Đối với việc thừa, thiếu giáo viên, đề nghị các địa phương tiến hành rà soát lại, báo cáo tỉnh trước ngày 30/8.
Về việc thu, chi vận động, tài trợ cho giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Cần phải làm bài bản, không được tùy tiện vận dụng, tránh tình trạng lạm thu đầu năm.
Theo baohatinh
Trường ĐH Sài Gòn tuyển sinh bổ sung 2 ngành đào tạo giáo viên Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Sài Gòn vừa ra thông báo kể từ năm 2019 trường sẽ tuyển sinh thêm 2 ngành đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Thí sinh thi THPT QG 2019 Cụ thể, Trường ĐH Sài Gòn sẽ tuyển sinh ngành sư phạm Khoa học tự nhiên (mã ngành 7140247) xét tuyển theo 2 tổ hợp môn...