Bồi dưỡng SGK, sao nhà xuất bản lại được kiểm tra, đánh giá giáo viên?
Các nhà xuất bản là những doanh nghiệp mà lại đứng ra kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên liệu có đúng chức năng và thẩm quyền hay không?
Theo hướng dẫn của về việc thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023, thời gian bồi dưỡng cho giáo viên dạy các lớp 3, 7 và 10 sẽ hoàn thành trước ngày 31/7/2022.
Cũng theo Công văn số 503/BGDĐT-GDTH hướng dẫn các nhà xuất bản sẽ: “Xây dựng bài tập, câu hỏi kiểm tra sau bồi dưỡng để các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định”. [1]
Thế nhưng, chúng tôi cảm thấy rất băn khoăn về sự việc này bởi các nhà xuất bản của 3 bộ sách giáo khoa là những doanh nghiệp mà lại đứng ra kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng của giáo viên liệu có đúng chức năng và thẩm quyền hay không?
Các nhà xuất bản đứng ra kiểm tra sau khi bồi dưỡng cho giáo viên(Ảnh chụp từ màn hình)
Theo Công văn số 503/BGDĐT-GDTH thì việc bồi dưỡng kiến thức sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 “được lồng ghép trong chương trình Bồi dưỡng thường xuyên, là một phần trong tổng thời lượng 120 tiết”. [1]
Sau khi các nhà xuất bản thực hiện bồi dưỡng về sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cho giáo viên thì giáo viên được yêu cầu vào địa chỉ mà các nhà xuất bản cung cấp để làm bài kiểm tra.
Có lẽ, việc giáo viên làm bài kiểm tra sau khi đã được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giảng dạy sách giáo khoa các lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cũng là điều bình thường vì lâu nay sau mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thì giáo viên cũng thường thực hiện công việc này.
Video đang HOT
Thế nhưng, việc thực hiện các bài tập, bài kiểm tra lâu nay là do đơn vị sở tại, phòng, sở giáo dục hoặc các trường sư phạm đứng ra xây dựng đề, câu hỏi và đánh giá giáo viên chứ chưa bao giờ thấy một doanh nghiệp nào lại chủ trì việc kiểm tra, đánh giá giáo viên phổ thông.
Bởi vì theo cách hiểu thông thường, doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại qua các khâu sau: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng.
Cho dù các nhà xuất bản sách giáo khoa có liên quan mật thiết với ngành giáo dục vì các doanh nghiệp này cung ứng các mặt hàng phục vụ công việc giảng dạy và học tập cho các trường học nhưng bản chất của các nhà xuất bản vẫn là các doanh nghiệp và chức năng chính của họ là kinh doanh.
Vì thế, khi các nhà xuất bản đứng ra kiểm tra, đánh giá giáo viên liệu có bất cập và phù hợp với các văn bản hướng dẫn hiện nay hay không? Để lý giải vấn đề này, chúng tôi xin bắt đầu từ những băn bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Đầu tiên là Công văn số 503/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định như sau:
“Bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 được lồng ghép trong chương trình , là một phần trong tổng thời lượng 120 tiết được quy định theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thời lượng bồi dưỡng được tính trong Chương trình bồi dưỡng theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”. [1]
Từ những hướng dẫn của Công văn số 503/BGDĐT-GDTH, chúng tôi lần tìm Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT. Tại, khoản 1, Điều 11 của Thông tư này đã hướng dẫn việc đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: “Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này”. [2]
Cũng tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT, Điều 13: Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên trong việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hướng dẫn như sau:
“1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ sau:
“Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo chất lượng và theo quy định; Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý; Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định”. [2]
Như vậy, trong một số văn bản hướng dẫn về công tác bồi dưỡng hiện nay thì không có câu chữ nào đề cập đến “nhà xuất bản” đứng ra bồi dưỡng thường xuyên và kiểm tra, đánh giá giáo viên.
Và theo cách hiểu của chúng tôi, nhà xuất bản không thể là “Cơ sở giáo dục” được bởi nhà xuất bản là một doanh nghiệp, chức năng là kinh doanh – họ không có chức năng kiểm tra, đánh giá về trình độ, khả năng của giáo viên phổ thông được.
Qua trả nghiệm của bản thân là người đã tham gia bồi dưỡng và thực hiện việc làm bài kiểm tra, người viết nhận thấy việc nhà xuất bản chủ trì việc kiểm tra, đánh giá kiến thức giáo viên mang tính hình thức và thủ tục nhiều hơn. Bởi vì, họ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ và gần như không có giáo viên nào kiểm tra, đánh giá bị xếp loại “không đạt”.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-503-bgddt-gdth-217195-d6.html
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-19-2019-TT-BGDDT-boi-duong-giao-vien-can-bo-quan-ly-co-so-giao-duc-mam-non-429270.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
Năm học 2021-2022, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Có thời điểm trên 50% giáo viên và học sinh (HS) bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh; nhiều trường, nhiều lớp phải nghỉ học để phòng, chống dịch. Nhưng với tinh thần chủ động, ngành giáo dục thành phố đã thực hiện linh hoạt các giải pháp, hoàn thành nhiệm vụ năm học với nhiều kết quả nổi bật.
Trường Tiểu học Ba Đình trao thưởng cho các em học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Xác định rõ điều này, ngành giáo dục thành phố đã đổi mới các buổi sinh hoạt chuyên đề; tổ chức các buổi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; đổi mới công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm. Cùng với đó, vấn đề đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên (CBGV), phân loại CBGV cũng được quan tâm thực hiện nhằm bố trí phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo của mỗi người. Nhờ đó, chất lượng CBGV ngày càng được nâng cao. Hiện nay, toàn ngành có 3.348 CBGV, trong đó, giáo viên mầm non đạt chuẩn 98%, trên chuẩn 86,2%; giáo viên tiểu học đạt chuẩn 97,9%, trên chuẩn 2%; giáo viên THCS đạt chuẩn 98,5%, trên chuẩn 7%.
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT thành phố chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Trong đó, tập trung vào chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua "Hai tốt". Đồng thời, huy động các nguồn lực để kiên cố hóa trường lớp và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên trong nhiều năm thành phố hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia với 5/5 trường được công nhận, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố lên 127/141 trường (đạt 90,07%). Sự đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai các phong trào thi đua của ngành gắn với những hoạt động cụ thể của các nhà trường đã mang lại nhiều kết quả nổi bật. Chất lượng giáo dục được duy trì, trong đó có nhiều nội dung dẫn đầu toàn tỉnh như: kết quả thi vào lớp 10 THPT, thành phố có điểm thi trung bình cao nhất tỉnh, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT cũng cao nhất tỉnh, toàn thành phố có 25 HS là thủ khoa, á khoa của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Trường THPT Hàm Rồng, Trường THPT Đào Duy Từ, Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường THPT Tô Hiến Thành. Thành phố có 258 HS đậu vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn, cao hơn năm học trước 33 em, tăng 11%. Ngoài ra, nhiều hội thi, cuộc thi khác được tổ chức, HS thành phố tham gia đều đạt kết quả cao nhất.
Những năm trước đây, công tác tuyển sinh ở Trường THCS Tân Sơn (phường Tân Sơn) và Trường THCS Cù Chính Lan (phường Lam Sơn) đạt chỉ tiêu rất thấp. Để xây dựng hệ thống giáo dục đồng đều, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục Trường THCS Cù Chính Lan" và phương án tổ chức dạy văn hóa cấp THCS cho HS năng khiếu thể dục, thể thao đang huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2021-2022. Dù mới sau 1 năm thực hiện nhưng đề án đã cho kết quả bước đầu rất tích cực. Trường THCS Cù Chính Lan từ chỗ hằng năm chỉ tuyển được 60% so với chỉ tiêu giao và không đầy 2 lớp với khoảng 60 HS, nhưng đến năm học 2022-2023 đã tuyển sinh được 200 HS, vượt 80 em so với chỉ tiêu được giao. Trường THCS Tân Sơn đã có nhiều khởi sắc, lần đầu tiên trong nhiều năm nhà trường đã tuyển hết số HS lớp 5 trên địa bàn phường học tại Trường Tiểu học Tân Sơn. Đặc biệt, để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố trong giai đoạn hội nhập và phát triển, Phòng GD&ĐT thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành đề án "Xây dựng Trường THCS Trần Mai Ninh thành trường trọng điểm chất lượng cao", đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục TP Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026" và nhiều kế hoạch liên quan đến giáo dục. Sau 1 năm thực hiện, số HS Trường THCS Trần Mai Ninh trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn đạt 147 em, chiếm gần 40% học sinh lớp 10 của Trường THPT Chuyên Lam Sơn... Kết quả này không chỉ thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu của đội ngũ CBGV và HS trong dạy và học, đó còn là niềm tự hào, là động lực to lớn để ngành giáo dục thành phố tiếp tục thi đua, gặt hái thêm nhiều thành tích mới.
Để sự nghiệp giáo dục của TP Thanh Hóa tiếp tục phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đồng chí Lê Thành Đồng, quyền Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa, cho biết: Trong thời gian tới, ngành giáo dục thành phố sẽ tập trung hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp, từ đó bố trí, sắp xếp các lớp học theo đúng quy định; đồng thời, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để HS tựu trường và tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Ngành giáo dục cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn cho khoảng 2.000 CBGV. Cùng với việc rà soát, đề xuất bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch đầu tư 2.000 bộ bàn ghế cho cả 3 cấp học. Sở GD&ĐT cũng chuẩn bị cấp thiết bị dạy học cho lớp 2, lớp 6 và đang xây dựng kế hoạch để cấp cho lớp 3 và lớp 7. Tuy nhiên, các trường học vẫn còn thiếu ti vi, máy chiếu, phòng học bộ môn, máy tính, các nhà trường sẽ thực hiện công tác xã hội hóa để bổ sung các thiết bị, đồ dùng cần thiết, hướng tới trang bị các phòng thông minh. Trong 5 năm tới, dự kiến mỗi năm thành phố sẽ tăng thêm từ 1.800 đến 2.300 HS nên sẽ cần thêm khoảng 240 phòng học. Phòng GD&ĐT đã phối hợp các phòng, ban liên quan, UBND các phường, xã khảo sát, thống kê cụ thể từng trường để báo cáo thành phố có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp.
Giải pháp nào để giảm 10% biên chế ngành giáo dục và tăng lương cho giáo viên? Nếu các địa phương không quyết liệt thì mục tiêu phát triển trường ngoài công lập theo Nghị quyết 35 đến năm 2025 khó hoàn thành. Thực trạng ngành giáo dục hiện nay, số lượng biên chế viên chức lớn nhưng vẫn thiếu giáo viên, về phía học sinh thì sĩ số ngày càng tăng, nếu không có những giải pháp quyết liệt...