Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên Thủ đô

Theo dõi VGT trên

100% giáo viên giảng dạy môn giáo dục địa phương ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT tại Hà Nội sẽ được bồi dưỡng cơ bản về kiến thức Hà Nội học

Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên Thủ đô - Hình 1

Giáo viên Hà Nội sẽ được bồi dưỡng kiến thức về Hà Nội học

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội – cơ quan thường trực đề án: Qua khảo sát giáo viên quản lý và giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông ở Hà Nội cho thấy, các trường phổ thông rất ý thức về việc cần đưa kiến thức về Hà Nội dạy lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh các cấp từ tiểu học đến THPT.

Từ năm học 2010 -2011 nội dung giáo dục nếp sống văn minh – thanh lịch cho học sinh Thủ đô đã được các nhà trường chú trọng. Cùng với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội cũng đã được đưa vào dạy thí điểm và dạy chính thức cho học sinh phổ thông.

Hình thức dạy có thể lồng ghép vào các môn học hoặc dạy riêng, hoặc dưới hình thức ngoại khóa, sân khấu hóa. Việc dạy chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên các bộ môn lịch sử, văn, giáo dục công dân… đảm nhiệm. Tuy nhiên, do mỗi trường có những cách thức dạy khác nhau nên kết quả mang lại cũng khác nhau.

Kết quả bước đầu khảo sát ở một số trường cho thấy giáo viên đảm nhận việc dạy môn học này đang rất lúng túng cả về tài liệu giảng dạy, phương pháp lên lớp và đặc biệt là do chưa có kiến thức chuyên sâu về Hà Nội trên các lĩnh vực để chủ động dạy các đối tượng học sinh khác nhau.

Việc dạy và học kiến thức Hà Nội học ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đồng bộ thống nhất về cách thức, chưa được đầu tư về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cần thiết để thuận lợi cho việc giảng dạy. Khi tiến hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc nhưng lại chưa có đội ngũ giáo viên chuyên biệt để giảng dạy.

Trên cơ sở phát huy những lợi thế sẵn có, những kết quả bước đầu đạt được trong việc phổ biến kiến thức Hà Nội cho công dân Thủ đô, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng và phát triển đề án đào tạo giáo viên môn học Hà Nội học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phạm vi thực hiện Đề án là các hoạt động có liên quan đến bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông trên phạm vi không gian là toàn thành phố Hà Nội bao gồm 30 quận, huyện, thị xã.

Nội dung của bộ môn Hà Nội học là nghiên cứu tìm hiểu về Hà Nội và mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Yếu tố cốt lõi của Hà Nội học là nghiên cứu chủ yếu về lịch sử và văn hóa Thủ đô nhưng cũng thông qua các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, chính trị, hành chính, các hoạt động kinh tế, xã hội… Kiến thức Hà Nội học là kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Hà Nội qua thời gian.

Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho đội ngũ giáo viên phổ thông là trang bị cho giáo viên kiến thức cơ bản trên mọi lĩnh vực của Hà Nội để thông qua họ truyền cảm hứng, khát vọng và tình yêu Hà Nội đến thế hệ trẻ, nhất là học sinh phổ thông, giúp các em hình thành ý thức trách nhiệm công dân với Thủ đô và đất nước.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học sẽ bám sát vào môn học Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội để cung cấp kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về Hà Nội nhằm giúp đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức để giảng dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các cấp học.

Video đang HOT

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo 100% giáo viên giảng dạy môn giáo dục địa phương ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT sẽ được bồi dưỡng cơ bản về kiến thức Hà Nội học. Mỗi trường phổ thông có 1 cán bộ quản lý được bồi dưỡng. Đến năm 2025, đảm bảo 100% sinh viên sư phạm được đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học khi tham gia học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

6 giải pháp gỡ rối cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở

Các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn.

Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục bắt đầu triển khai giảng dạy lớp đầu tiên đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nếu so với cấp tiểu học, trung học phổ thông thì cấp trung học cơ sở có nhiều thay đổi nhất và tất nhiên cũng dẫn đến những khó khăn cho cấp học này.

Hàng loạt các môn học tích hợp được Bộ chủ trương đưa vào cấp trung học cơ sở, đó là: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Nội dung giáo dục địa phương; Nghệ thuật.

Chính vì thế, ngay từ khi triển khai giảng dạy ở lớp 6 trong năm học trước đã xảy ra nhiều bất cập trong việc thực hiện.

Tuy nhiên, những khó khăn càng nhiều hơn khi năm học này triển khai thêm lớp 7 và 2 năm học tới là lớp 8 và lớp 9.

Trước thực trạng này, ngành Giáo dục cần phải làm gì để tạo sự yên tâm cho giáo viên và các nhà trường khi phân công, sắp xếp nhân sự và những nhà giáo dạy các môn học này không còn phải lên tiếng than vãn? Giải quyết các vấn đề này có thực sự khó khăn hay không?

6 giải pháp gỡ rối cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở - Hình 1

Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn

Các môn học tích hợp đã tạo sự hoài nghi cho nhiều người trong thời gian qua

Hiện nay, ngành Giáo dục đã triển khai chương trình mới năm thứ 2 ở cấp trung học cơ sở và đến năm học 2024-2025 là hoàn tất lộ trình cuốn chiếu chương trình mới ở cấp học này.

Tất nhiên, việc Bộ chủ trương đưa môn tích hợp vào giảng dạy đến thời điểm này đã gần như hoàn tất. Bởi lẽ, chương trình tổng thể, chương trình môn học đã thông qua, sách giáo khoa thì Bộ đã thẩm định đến lớp 8 và có lẽ sách giáo khoa lớp 9 cũng đã được các nhà xuất bản đang biên soạn.

Vì thế, những công việc cơ bản đã được thực hiện và xét về mặt pháp lý thì Bộ chỉ còn thẩm định các bộ sách giáo khoa còn lại và tiến hành giảng dạy theo lộ trình.

Điều còn lại bây giờ là giáo viên dưới cơ sở vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều bởi những môn học này đang khiến cho họ thêm phần vất vả và hiệu quả giảng dạy như hiện nay khó có thể đạt được theo kỳ vọng.

Bởi lẽ, chương trình hướng tới môn học tích hợp nhưng với nhân sự hiện có, các trường đang phải bố trí dạy theo đơn môn. Vì lẽ này, khiến cho công việc thực hiện chương trình mới theo lộ trình gặp nhiều chông chênh và dẫn đến hoài nghi cho xã hội.

Nhiều người lập luận rằng môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông lúc đầu được Bộ chủ trương đưa vào môn học lựa chọn nhưng sau đó cận thời điểm triển khai lại chuyển sang môn học bắt buộc thì các môn học khác cũng có thể thay đổi như vậy.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc chuyển các môn học tích hợp về đơn môn như trước sẽ rất khó xảy ra bởi những môn học này hoàn toàn khác với môn Lịch sử. Cái khác ở đây là các môn học này đơn giản là những môn học cung cấp kiến thức phổ thông đơn thuần.

Hơn nữa, muốn góp ý được các môn học tích hợp đòi hỏi những người lên tiếng phải có chuyên môn chứ không thể lên tiếng khơi khơi được nên về cơ bản không có nhiều áp lực như môn Lịch sử vừa qua.

Vì thế, vấn đề còn lại bây giờ là Bộ cần có những giải pháp căn cơ; có những hướng dẫn phù hợp, cẩn thận trong câu chữ trong các văn bản ban hành; những tác giả môn học tích hợp và ngay cả thầy Tổng chủ biên cũng cần có những giải đáp để giáo viên và các nhà trường yên tâm thực hiện các môn học này.

Giải pháp nào cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở?

Để tiếp tục triển khai các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở một cách hiệu quả và giúp cho giáo viên yên tâm, chúng tôi cho rằng Bộ và các sở giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai và thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất: Khi chưa có giáo viên tích hợp, Bộ và các sở cần chỉ đạo cho các trường bố trí linh hoạt giáo viên giảng dạy theo đơn môn nhằm hướng tới hiệu quả giảng dạy cao nhất cho học trò.

Việc thanh tra, kiểm tra, dự giờ chuyên môn của cấp sở, phòng, hội đồng bộ môn trên cơ sở tư vấn, rút kinh nghiệm chứ không phải là về dự trường để "vạch lá tìm sâu", để quở trách và phê bình nhà trường và giáo viên.

Thứ hai: Bộ cần đốc thúc các địa phương triển khai nhanh chóng Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên) và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý).

Bởi lẽ, khi chương trình, sách giáo khoa các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn, không thể bào chữa được.

Một khi chưa được bồi dưỡng, chưa được hướng dẫn cặn kẽ những kiến thức mới thì việc giáo viên lên tiếng là điều hiển nhiên.

Song, việc triển khai kế bồi dưỡng theo Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT phải có chiều sâu, bồi dưỡng để giáo viên lấy kiến thức chứ không bồi dưỡng chỉ để hoàn thiện về mặt chứng chỉ.

Việc bồi dưỡng kiến thức tích hợp cho các giáo viên ở các địa phương đòi hỏi các sở giáo dục cần tham mưu tốt với các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) để bố trí nguồn tài chính và sở cần chủ động liên kết với các trường sư phạm để mở lớp nhanh chóng nhằm hoàn thiện việc bồi dưỡng cho giáo viên tích hợp.

Để tránh những xáo trộn trong năm học, các sở cần thực hiện việc bồi dưỡng vào dịp hè và đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên. Đặc biệt, kinh phí đào tạo phải do ngân sách địa phương, nhà trường chi trả.

Nếu yêu cầu giáo viên cùng đóng góp học phí sẽ tạo nên sự bất an và phản đối từ phía đội ngũ nhà giáo vì đây là chủ trương của Bộ chứ không phải nguyện vọng của giáo viên.

Thứ ba: việc bồi dưỡng kiến thức tích hợp chỉ nên tập trung vào đội ngũ giáo viên còn nhiều năm công tác, những thầy cô trên ngưỡng 50 tuổi không nhất thiết phải bồi dưỡng vì thực tế có tổ chức bồi dưỡng thì những nhà giáo này cũng rất khó lĩnh hội được những kiến thức của các phân môn khác.

Hiện nay, cấp trung học cơ sở vẫn có nhiều môn, phân môn không đòi hỏi kiến thức quá khó như môn tích hợp có thể bố trí đúng chuyên môn cho những thầy cô lớn tuổi giảng dạy các môn học này bởi thực tế những nhà giáo lứa tuổi này trong các nhà trường thường chiếm tỉ lệ rất ít.

Đó là, trong tổ Khoa học tự nhiên có môn Công nghệ lớp 7 (35 tiết/lớp/năm), lớp 8 (52 tiết/lớp/năm) và lớp 9 (52 tiết/lớp/năm) nên những trường hạng II, hạng I có tổng số tiết môn Công nghệ thường rất lớn.

Môn Lịch sử và Địa lý cũng sẽ thực hiện tương tự như vậy, những thầy cô không có khả năng dạy tốt cả môn Lịch sử và Địa lý thì nhà trường có thể bố trí dạy phân môn của mình trong Nội dung giáo dục địa phương vì 2 phân môn này có 12 tiết/ lớp/năm.

Thứ tư: trong năm học tới đây, một số trường sư phạm sẽ có lớp sinh viên tích hợp đầu tiên ra trường. Nếu được tuyển dụng luôn, những lớp giáo viên này sẽ là những người gánh trọng trách dạy chính các môn học tích hợp, các giáo viên đã tuyển dụng lâu nay có thể chuyển dần sang dạy các môn Công nghệ, Nội dung giáo dục địa phương như chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Thứ năm: công tác truyền thông của Bộ và các sở cần thực hiện liên tục để chia sẻ những trường, những cá nhân dạy môn tích hợp hiệu quả nhằm chia sẻ kinh nghiệm và cũng là cách để động viên giáo viên thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ cũng cần lắng nghe, thấu hiểu để mỗi khi giáo viên phản ánh những khó khăn, bất cập trong giảng dạy thì sẽ cùng với giáo viên tháo gỡ, tránh những phát biểu trịnh thượng làm tổn thương giáo viên dưới cơ sở.

Thứ sáu: mỗi khi Bộ ban hành văn bản cũng cần cẩn thận trong câu chữ để sau này khi đã đi vào triển khai tránh những thắc mắc từ phía cơ sở.

Chẳng hạn, Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT được Bộ ban hành năm 2021 đã hướng dẫn: " Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý" dẫn đến việc khó khăn cho Bộ sau này khi bị giáo viên bắt bẻ.

Vẫn biết, phương án nào cho các môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay cũng đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Bộ và đội ngũ nhà giáo cần cùng nhìn vào vấn đề để chia sẻ và tìm ra phương án tháo gỡ. Và, chúng tôi tin những giải pháp nêu trên sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn cho các môn học tích hợp hiện nay.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Điều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội AnĐiều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội An
14:48:08 30/12/2024
Cháu bé 5 tuổi chơi trò trốn tìm bị "yêu râu xanh" giở trò đồi bạiCháu bé 5 tuổi chơi trò trốn tìm bị "yêu râu xanh" giở trò đồi bại
14:43:18 30/12/2024
Vợ Vũ Luân tuyên bố khởi kiệnVợ Vũ Luân tuyên bố khởi kiện
16:58:06 30/12/2024
Dậy sóng hình ảnh tháo chạy của kẻ bị tố khiến Triệu Lộ Tư suýt mất mạngDậy sóng hình ảnh tháo chạy của kẻ bị tố khiến Triệu Lộ Tư suýt mất mạng
15:14:21 30/12/2024
Các ngôi sao Hàn Quốc tưởng nhớ nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju AirCác ngôi sao Hàn Quốc tưởng nhớ nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air
17:03:08 30/12/2024
1 sao nữ hé lộ nội tình chuyện "Thái tử phi" Yoon Eun Hye chịu cảnh cả nhóm cô lập, bị "cấm cửa" tại hôn lễ1 sao nữ hé lộ nội tình chuyện "Thái tử phi" Yoon Eun Hye chịu cảnh cả nhóm cô lập, bị "cấm cửa" tại hôn lễ
15:24:59 30/12/2024
Sao nữ Vbiz lên xe hoa: Danh tính chồng gây tò mò, Minh Tú và dàn sao đổ bộ đến đám cướiSao nữ Vbiz lên xe hoa: Danh tính chồng gây tò mò, Minh Tú và dàn sao đổ bộ đến đám cưới
17:00:20 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Wicked - Phim chuyển thể từ Broadway có doanh thu phòng vé cao nhất lịch sử

Wicked - Phim chuyển thể từ Broadway có doanh thu phòng vé cao nhất lịch sử

Hậu trường phim

19:48:16 30/12/2024
Ở thời điểm hiện tại, Wicked vẫn đang được giới phê bình đánh giá rất cao, thậm chí còn có thể trở thành ứng cử viên trên đường đua giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar 2025.
Hành động nhanh như cắt của tên trộm khiến chủ quán mất tiền vẫn không biết, nhiều người xem lại camera vẫn không hiểu làm cách nào

Hành động nhanh như cắt của tên trộm khiến chủ quán mất tiền vẫn không biết, nhiều người xem lại camera vẫn không hiểu làm cách nào

Netizen

19:47:30 30/12/2024
Mới đây, trên mạng xã hội liên tục chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh một vụ trộm cắp khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
"Đạo chích" mang 4 tiền án "ngựa quen đường cũ"

"Đạo chích" mang 4 tiền án "ngựa quen đường cũ"

Pháp luật

19:46:23 30/12/2024
Mang trên mình 4 tiền án trộm cắp tài sản nhưng sau khi mới ra tù, Dương Văn Dũng không chịu tu chí làm ăn mà ngựa quen đường cũ , liên tiếp gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản.
Hàn Quốc kiểm tra toàn bộ máy bay Boeing 737-800

Hàn Quốc kiểm tra toàn bộ máy bay Boeing 737-800

Thế giới

19:45:44 30/12/2024
Nhiều hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc sử dụng Boeing 737-800. Trong đó, hãng hàng không giá rẻ Jeju Air khai thác số lượng máy bay này nhiều nhất với 39 chiếc trong đội bay.
Triệu Lộ Tư: Từ hot girl khỏe mạnh, xinh đẹp tới ngôi sao ốm yếu, kiệt quệ

Triệu Lộ Tư: Từ hot girl khỏe mạnh, xinh đẹp tới ngôi sao ốm yếu, kiệt quệ

Sao châu á

19:40:02 30/12/2024
Trước đây, Triệu Lộ Tư luôn xuất hiện với hình ảnh đầy năng lượng, gương mặt tròn bầu bĩnh. Việc cô nhập viện điều trị trong tình trạng sức khỏe suy kiệt khiến khán giả hâm mộ xót xa.
Không phải Chu Thanh Huyền, vợ Xuân Son mới là nàng WAG khiến sân Việt Trì xôn xao, CĐV đua nhau xin chụp ảnh cùng

Không phải Chu Thanh Huyền, vợ Xuân Son mới là nàng WAG khiến sân Việt Trì xôn xao, CĐV đua nhau xin chụp ảnh cùng

Sao thể thao

19:30:18 30/12/2024
Vợ Xuân Son xuất hiện thu hút mọi ánh nhìn trên sân Việt Trì tối ngày 29/12. Tối ngày 29/12, đội tuyển Việt Nam đấu Singapore tại bán kết lượt về AFF Cup 2024. Vợ của tiền đạo Xuân Son đưa gia đình đến cổ vũ
Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản

Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản

Tin nổi bật

19:30:11 30/12/2024
Theo sở cứu hỏa và cảnh sát, vụ cháy đã khiến một tòa nhà khung thép hai tầng rộng khoảng 300 mét vuông gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhà máy đang được vệ sinh toàn diện vào thời điểm đó và vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ nổ.
Loạt sự kiện giải trí Hàn Quốc huỷ lịch, G-Dragon - Lisa (BLACKPINK) chia buồn thảm kịch máy bay phát nổ

Loạt sự kiện giải trí Hàn Quốc huỷ lịch, G-Dragon - Lisa (BLACKPINK) chia buồn thảm kịch máy bay phát nổ

Nhạc quốc tế

19:29:03 30/12/2024
Ngoài các sự kiện, lễ trao giải lớn, các nghệ sĩ, nhóm nhạc Kpop cũng dời lịch, hạn chế đăng tải content, lịch trình quảng bá.
Vpop 2024: Anh Trai - Anh Tài chiếm ưu thế, nghệ sĩ nữ "hụt hơi" và loạt Gen Z chứng minh bản lĩnh đáng gờm

Vpop 2024: Anh Trai - Anh Tài chiếm ưu thế, nghệ sĩ nữ "hụt hơi" và loạt Gen Z chứng minh bản lĩnh đáng gờm

Nhạc việt

19:26:08 30/12/2024
Với sự đổ bộ của 2 chương trình Anh Trai, nhạc Việt 2024 vô cùng nhộn nhịp với sự trở lại ngoạn mục, hoặc bứt phá của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Nữ diễn viên nổi tiếng chống chọi bệnh hiếm với tỷ lệ mắc chỉ 3/100.000 khi đang mang bầu tháng thứ 8

Nữ diễn viên nổi tiếng chống chọi bệnh hiếm với tỷ lệ mắc chỉ 3/100.000 khi đang mang bầu tháng thứ 8

Sao âu mỹ

19:03:52 30/12/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ hình ảnh mới về con gái Ori, đồng thời tiết lộ chuyện cô được chẩn đoán có cục máu đông lớn trong não hồi tháng 2 năm nay.
Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?

Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?

Sao việt

19:00:46 30/12/2024
Mới đây, nữ diễn viên sinh năm 1982 chia sẻ khoảnh khắc đi dự đám cưới cùng bạn trai doanh nhân. Cô còn tiết lộ cuộc nói chuyện của cả hai về việc tổ chức hôn lễ.