Boeing bỏ xa Airbus tại triển lãm hàng không lớn nhất tại Trung Đông
Vào ngày thứ 4 của Triển lãm hàng không Dubai 2023, triển lãm hàng không lớn nhất tại Trung Đông, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ nhận được đơn đặt hàng 295 máy bay, trong khi hãng đối thủ Airbus của Pháp nhận được đơn đặt hàng 86 chiếc.
Máy bay Boeing 737 trưng bày tại Triển lãm hàng không Farnborough, Anh, ngày 18/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Số đơn đặt hàng của Boeing gần gấp ba lần so với tại Triển lãm hàng không Dubai 2021 và xấp xỉ con số 356 tại Triển lãm hàng không Paris 2023. Trong khi đó, số đơn đặt hàng của Airbus giảm đáng kể so với con số 846 chiếc nhận được tại Triển lãm hàng không Paris 2023 và 408 chiếc tại Triển lãm hàng không Dubai 2021.
Vào ngày đầu tiên của triển lãm, Boeing đã nhận được đơn đặt hàng lớn là 90 chiếc máy bay thân rộng 777 từ hãng hàng không Emirates Airline của Dubai với giá niêm yết 52 tỷ USD, sau khi nhận được đơn hàng 11 tỷ USD từ công ty con của hãng này là hãng hàng không giá rẻ FlyDubai với 30 máy bay 787 Boeing Dreamliners trong lần đặt hàng đầu tiên.
Nhu cầu lớn của các hãng hàng không với máy bay thân rộng cho thấy triển vọng lạc quan của Dubai về nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trên những chuyến bay dài cũng như tầm quan trọng của thị trường Trung Đông đối với mẫu máy bay này.
Các đơn đặt hàng cho thấy vị thế của Dubai là trung tâm quá cảnh hàng đầu, với mục tiêu bảo vệ và tăng thị phần trong bối cảnh sự cạnh tranh gia tăng từ các hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Saudi Arabia.
Video đang HOT
Hãng hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức là SunExpress có đơn đặt hàng Boeing lớn thứ hai sau Emirates, với 56 chiếc máy bay thân hẹp 737-8 và 34 chiếc 737-10.
Tiếp đến là Ethiopian Airlines với 41 chiếc 737-8 và 26 chiếc 787-9 và FlyDubai với 30 chiếc 787-9, SCAT Airlines của Kazakhstan với 7 chiếc 737-8, và Royal Jordanian cùng với Royal Air Maroc, với số đơn đặt hàng tương ứng là 4 chiếc và 2 chiếc 787-9.
Trong khi đó, hãng chế tạo máy bay của châu Âu đối mặt với những lo ngại về giá và hoạt động của động cơ Rolls-Royce sử dụng cho máy bay A350 của hãng.
Đơn đặt hàng lớn nhất mà Airbus nhận được là từ AirBaltic, với 30 chiếc máy bay thân hẹp A220-300. Ethiopian Airlines đặt mua 11 chiếc máy bay thân rộng A350-900, trong khi EgyptAir mua 10 chiếc cùng loại.
Emirates ngày 16/11 đặt mua 15 chiếc A350-900, với giá 6 tỷ USD, một đơn hàng có giá trị thấp hơn nhiều so với ước tính trước đó, sau khi Chủ tịch của hãng là Tim Clark chỉ trích về giá và yêu cầu bảo dưỡng đối với động cơ Rolls-Royce được sử dụng cho máy bay A350.
Rolls-Royce khẳng định động cơ XWB-84 của máy bay A350-900 là tốt nhất về hiệu quả, độ bền và độ tin cậy.
Airbus: Lợi nhuận ròng tăng mạnh trong quý III/2023
Nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus ngày 8/11 cho biết lợi nhuận ròng trong quý III/2023 đã tăng 21% nhờ hoạt động lắp ráp và bàn giao nhiều máy bay hơn cho khách hàng.
Máy bay A350 của Airbus bay thử nghiệm tại trụ sở Airbus ở Blagnac, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Lợi nhuận ròng đã đạt 806 triệu euro (863 triệu USD), trong khi doanh thu tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái lên 14,9 tỷ euro. Airbus đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất máy bay sau khi phải thu hẹp quy mô đáng kể trong giai đoạn dịch COVID-19.
Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury cho biết trong báo cáo thu nhập rằng thu nhập trong thời gian từ tháng 1-9/2023 phản ánh số lượng máy bay thương mại được bàn giao cao hơn, máy bay trực thăng cũng ghi nhận hiệu suất tốt, cũng như các khoản phí liên quan đến việc đánh giá lại một số chương trình phát triển vệ tinh.
Giống như đối thủ Mỹ Boeing, Airbus được thanh toán khi bàn giao máy bay cho khách hàng. Hãng này đã bàn giao 172 máy bay cho khách hàng trong khoảng thời gian từ tháng 7-9/2023, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng số lượng máy bay được bàn giao cho đến nay lên tới 488 chiếc. Airbus vẫn duy trì mục tiêu giao tổng cộng 720 máy bay thương mại trong năm nay.
Trong năm 2019, hãng này đã bàn giao con số kỷ lục 863 máy bay thương mại, trước khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động đi lại trên toàn cầu.
Airbus cũng duy trì triển vọng lợi nhuận hoạt động sau điều chỉnh là 6 tỷ euro. Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến hoạt động du lịch hàng không quốc tế gần như ngừng hoạt động vào năm 2020, các hãng hàng không đã nhanh chóng quay trở lại đặt hàng máy bay mới, mà giúp tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Tổng số đơn đặt hàng của Airbus hiện có tổng cộng gần 8.000 máy bay, tăng so với con số 7.482 ngay trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã làm cản trở các kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, trong đó Airbus đã dành ra khoản phí dự phòng 400 triệu euro cho việc chậm trễ giao hàng.
Nhật Bản: Hợp tác quốc phòng gây sức ép lên giới hạn Hiến pháp Báo Nikkei Asia mới đây đã có bài phân tích về sự hợp tác quốc phòng mới giữa Nhật Bản và một số nước châu Âu, nhận định rằng "hợp tác với Anh và Italy buộc Nhật Bản phải xem xét lại các hạn chế của hiến pháp nước này đối với xuất khẩu vũ khí". Cách khoảng 1 giờ đi tàu từ...