Nhật Bản: Hợp tác quốc phòng gây sức ép lên giới hạn Hiến pháp
Báo Nikkei Asia mới đây đã có bài phân tích về sự hợp tác quốc phòng mới giữa Nhật Bản và một số nước châu Âu, nhận định rằng “hợp tác với Anh và Italy buộc Nhật Bản phải xem xét lại các hạn chế của hiến pháp nước này đối với xuất khẩu vũ khí”.
Cách khoảng 1 giờ đi tàu từ trung tâm thành phố Tokyo, 2 tòa tháp văn phòng 5 tầng ở vùng ngoại ô yên tĩnh Akishima là trung tâm của ngành công nghiệp động cơ phản lực của Nhật Bản. Bên trong, 2.000 nhân viên của IHI, nhà sản xuất động cơ phản lực lớn nhất Nhật Bản, thiết kế mọi thứ từ turbine cho máy bay phản lực thương gia đến module quạt cho máy bay chở khách Airbus và Boeing.
Trong căn phòng được bảo vệ an ninh cao ở tòa tháp phía Tây, một dự án mới đã bắt đầu. Ở đó, những nhân viên mới được tuyển dụng đang thiết kế động cơ tàng hình tiên tiến cho một trong những dự án quốc phòng lớn nhất thời hậu chiến của Nhật Bản: Máy bay chiến đấu thế thế thứ 6. Chương trình không quân chiến đấu toàn cầu (GCAP), một dự án 3 quốc gia gồm Nhật Bản, Anh và Italy, sẽ trở thành xương sống của lực lượng không quân Nhật Bản trong tương lai.
Mô hình chiến cơ của GCAP tại một buổi trưng bày.
Với dự kiến máy bay sẽ được bàn giao vào năm 2035, các chuyên gia kỳ vọng nguyên mẫu sẽ được chế tạo vào khoảng năm 2029, các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2030 và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2031.
Trong khi đưa ra cho mình một thời gian biểu đầy tham vọng, 3 quốc gia đối tác hy vọng sẽ tạo ra máy bay chiến đấu dễ dàng hơn, đủ khả năng chi trả bằng cách chia sẻ chi phí vì máy bay phản lực quân sự tiên tiến có giá cực kỳ đắt đỏ.
Video đang HOT
GCAP, tập hợp 3 tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới gồm BAE Systems của Anh, Leonardo của Italy và
Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật Bản – là vấn đề khá nhạy cảm về mặt chính trị ở Nhật Bản. Không giống như các đối tác của mình, Nhật Bản là một quốc gia chủ yếu theo chủ nghĩa hòa bình, kể từ khi kết thúc Thế chiến II, và đã có những giới hạn hiến pháp nghiêm ngặt đối với việc sản xuất, xuất khẩu vũ khí.
Khi GCAP được công bố vào tháng 12/2022, IHI, công ty chưa từng phát triển động cơ máy bay chiến đấu trước khi ký hợp đồng làm việc với MHI trong dự án này, đã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng kỹ sư. Tuy nhiên, thay vì khó khăn trong tuyển dụng, IHI đã chào đón số lượng đơn xin ứng tuyển nhiều hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy sự kỳ thị của công chúng đối với các dự án quân sự có thể đang giảm bớt. Atsushi Sato, Giám đốc điều hành IHI giám sát hoạt động kinh doanh động cơ hàng không, vũ trụ và quốc phòng của công ty, cho biết “An ninh quốc gia gần như là tiêu đề trên báo chí mỗi ngày”.
Sato nói: “Những người trẻ tuổi từng đến với chúng tôi hy vọng chế tạo động cơ cho máy bay chở khách toàn cầu. Trước đây, có rất ít người trẻ muốn làm việc trong ngành kinh doanh quốc phòng. Bây giờ, nhiều người đã đến với chúng tôi. Họ biết rõ việc chúng tôi tham gia vào việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo”.
GCAP là dự án hàng đầu trong chính sách quốc phòng ngày càng chủ động của Chính phủ Nhật Bản, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thay đổi di sản hòa bình của Nhật Bản trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng bị đe dọa. Tháng 12/2022, cùng tháng dự án được công bố, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng trị giá 43 nghìn tỷ yên (300 tỷ USD) cho đến năm 2027, vượt kế hoạch xây dựng quốc phòng 5 năm trước đó tới 56%. Sự gia tăng này có thể sẽ đưa Nhật Bản vào top 5 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới, tăng so với vị trí thứ 9 của năm trước đó.
Cuối cùng, theo chiến lược an ninh quốc gia cũng được công bố vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản nỗ lực thay đổi thành quốc gia tự chịu trách nhiệm chính về phòng thủ quốc gia và đóng vai trò lớn hơn nhiều trong môi trường an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Và, để GCAP thành công, Chính phủ Nhật Bản sẽ cần phải xem xét lại nhiều hạn chế trong hiến pháp do Mỹ soạn thảo sau khi kết thúc Thế chiến II. Hiến pháp này đặt ra các hạn chế đối với các dự án quốc phòng trong đó Điều 9 cấm rõ ràng việc Nhật Bản triển khai lực lượng quân đội. Trong quá trình chuyển đổi hiện nay, ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản vốn chỉ quen hoạt động trong nước phải học cách cộng tác xuyên biên giới, số hóa các hoạt động và tiếp thị sản phẩm của mình trên quy mô toàn cầu.
Chính phủ cũng đang xem xét việc sửa đổi các hạn chế lâu dài đối với việc xuất khẩu vũ khí để cho phép bán máy bay ra nước ngoài. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết theo chương trình xây dựng quốc phòng 5 năm gần đây nhất, doanh số bán các mặt hàng quân sự ra nước ngoài sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu, đồng thời “có hiệu quả trong việc đảm bảo sự tăng trưởng của ngành công nghiệp quốc phòng thông qua việc mở rộng thị trường thiết bị quốc phòng”. Rào cản là việc xuất khẩu như vậy sẽ thách thức những cách diễn giải trước đây trong hiến pháp hòa bình.
Điều khiến GCAP trở nên khác thường và thách thức đối với Nhật Bản là sự cộng tác với các tập đoàn nước ngoài. Đối tác BAE và Leonardo đều có hàng thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực máy bay quân sự. GCAP trở nên thách thức hơn bởi thực tế là mục tiêu quân sự của 3 nước rất khác nhau. Nhật Bản thiên về phòng thủ, trong khi Italy và Anh đều có quân đội tấn công đã tham chiến trên khắp thế giới, gần đây nhất là chiến trường Afghanistan. Cả Anh và Italy đều muốn bán máy bay GCAP cho các nước khác để bù đắp chi phí phát triển ước tính lên tới hàng chục tỷ USD và phát triển quan hệ an ninh với các nước khác. Thế nhưng, Nhật Bản, với chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí, sẽ phải đưa ra quan điểm của mình đối với việc liệu máy bay được chế tạo bằng linh kiện của Nhật Bản có thể bán ra nước ngoài hay không.
Hãng sản xuất máy bay Airbus bàn giao 52 máy bay trong tháng Tám
Tổng số đơn đặt hàng tồn đọng chưa được thực hiện của hãng lần đầu tiên lên tới 8.000 máy bay vào cuối tháng 8/2023 sau khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng vọt kể từ sau đại dịch COVID-19.
Châu Á đã trở thành thị trường trọng điểm đối với cả Airbus. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng sản xuất máy bay Airbus đã bàn giao 52 máy bay trong tháng 8/2023, nâng tổng số máy bay bàn giao tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại lên 433 chiếc, nhà sản xuất máy bay châu Âu này vừa cho biết.
Hãng cũng đã bán được 117 máy bay, nâng tổng số máy bay bán từ đầu năm đến nay lên 1.257 chiếc, hay 1.218 sau khi bị trì hoãn.
Tổng số đơn đặt hàng tồn đọng chưa được thực hiện của hãng lần đầu tiên lên tới 8.000 máy bay vào cuối tháng 8/2023 sau khi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng vọt kể từ sau đại dịch COVID-19.
Hoạt động kinh doanh đặt mua máy bay mới của hãng trong tháng này bao gồm đơn đặt hàng đã công bố trước đó cho 75 máy bay phản lực từ Wizz Air.
Airbus đặt mục tiêu giao 720 máy bay trong năm 2023.
Cũng theo Airbus, đội bay toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên 46.560 máy bay vào năm 2042, so với mức 22.880 chiếc trước khi xảy ra đại dịch.
Dự báo của Airbus cũng cho biết, tăng trưởng ngành hàng không sẽ mạnh mẽ nhất ở châu Á, dẫn đầu là Ấn Độ và Trung Quốc./.
Đức không có kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng việc Đức tham gia chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine không nằm trong chương trình nghị sự của nước này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Theo hãng tin TASS, phát biểu trên được ông Scholz đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình RTL và Ntv bên lề Hội...