Bộ y tế lần đầu tiên hội thảo về dinh dưỡng miễn dịch
Sáng nay (19/1), Bộ Y tế phối hợp với công ty Vita Dairy tổ chức Hội thảo Dinh dưỡng miễn dịch và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ. Hội thảo nhằm cập nhật kiến thức khoa học cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực sản khoa, nhi khoa và dinh dưỡng về tầm quan trọng của việc bổ sung kháng thể IgG cho trẻ em, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, đây là Hội thảo lần đầu tiên tại Việt Nam về dinh dưỡng miễn dịch. Thông qua các báo cáo khoa học của các chuyên gia trong nước và quốc tế người dân cũng như cán bộ y tế sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sữa non giàu kháng thể IgG trong dinh dưỡng miễn dịch, cũng như “khoảng trống miễn dịch” của trẻ cần được chăm sóc.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa non bò với các IgG (là kháng thể tự nhiên từ sữa non), có tác dụng loại bỏ các độc tố
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, hệ miễn dịch con người góp phần bảo vệ cơ thể 24 giờ mỗi ngày khỏi các tác nhân gây bệnh. Vị bác sĩ tốt nhất của mỗi chúng ta chính là hệ miễn dịch. Và sữa non chính là chìa khóa để bổ sung kháng thể IgG trực tiếp nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Đây chính là quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo của Bộ Y tế về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong thời gian tới.
Đề cập về những ảnh hưởng tích cực của sữa non giàu IgG đối với hệ miễn dịch của trẻ, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa non bò với các IgG (là kháng thể tự nhiên từ sữa non), có tác dụng loại bỏ các độc tố; ngăn chặn và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Sữa non từ bò rất hiệu quả trong việc nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá và hô hấp, từ đó giúp phát triển khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần. Để có hiệu quả hàm lượng sữa non bổ sung nên từ 3g – 7 g /ngày.
Video đang HOT
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ vượt qua khoảng trống miễn dịch, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Theo BS CKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Nhi đồng II, trên thế giới từ lâu đã nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả của dinh duõng miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hóa chất do ô nhiễm… Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm dinh dưỡng miễn dịch còn khá mới mẻ, và cho đến nay chúng ta có rất ít nghiên cứu về vấn đề này.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ vượt qua khoảng trống miễn dịch, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (bú sớm trong 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng), có chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, năng vận động thể chất, không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm các sản phẩm có chứa sữa non giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ …
Cũng tại hội thảo, Công ty Vitadairy đã trình bày ứng dụng dinh dưỡng miễn dịch vào trong sản phẩm Colosbaby. Đây là công ty đầu tiên đưa kháng thể tự nhiên sữa non chứa IgG liều chuẩn khoa học vào sản phẩm dinh dưỡng ở Việt Nam, giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, Sữa non từ bò được sản xuất bằng công nghệ đông khô, bảo tồn được IgG dạng còn hoạt tính và được nhập khẩu từ Mỹ.
Tại Hội thảo, đại diện Vita Dairy đã trao tặng hỗ trợ đơtj đầu 1.000 ly Colosbaby cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại viện Nhi Trung ương.
Theo Dân trí
Ăn muối thế nào để không bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim?
Một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện mỗi người Việt Nam sử dụng trung bình 18-22g muối/ ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Thiếu muối, cơ thể bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ. Tuy nhiên, ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư tiêu hóa, ví dụ như ung thư dạ dày.
Ở nước ta hiện nay, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
70% lượng muối ăn vào hằng ngày của người Việt là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn, hoặc do chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang trong tình trạng ăn quá nhiều muối. Đặc biệt, là khi được hỏi bản thân có ăn mặn hay không thì chỉ có khoảng 16% số người được hỏi cho rằng mình ăn mặn.
Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam đang tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hầu hết những thực phẩm chế biến sẵn chưa có dán nhãn thực phẩm nên người dân không biết hàm lượng muối cụ thể trong sản phẩm đó dùng hàng ngày gây khó khăn trong lựa chọn.
Để giảm muối trong khẩu phần ăn, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân, đặc biệt là những người nội trợ, đầu bếp tại gia đình hay nhà hàng ăn uống, hãy "Cho bớt muối khi nấu ăn - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn". Mỗi hành động nhỏ tạo thói quen sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm. Lượng muối chừng 1 thìa uống trà (2300 mg) mỗi ngày là thích hợp nhất với hầu hết mọi người.
Người dân cũng nên sử dụng các thực phẩm tươi và hãy hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: Mỳ ăn liền, rau củ muối, bim bim, giò, chả... Cùng đó, tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang; Nên đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm khi trước khi mua.
Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần trong các bữa ăn hàng ngày.
Diệu Thu
Theo Báo Dân Việt
Sau tiêm vắc xin ComBe Five: Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm càng gặp phản ứng mạnh Sau khi tiêm chủng đối với những trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp những phản ứng, điển hình đó là sốt cao sau tiêm chủng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100.000 trẻ được tiêm vắc xin ComBe Five (loại thay thế vắc xin Quinvaxem) trên cả nước. Theo ghi nhận của ngành y tế đã...