Bỏ túi bí quyết nêm nếm gia vị để món ăn thơm ngon, đậm đà
Linh hồn của món ăn là gia vị, nêm nếm đúng cách, đúng lượng sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn, đánh thức vị giác.
Vậy mỗi khi nấu nướng, bạn thường cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ chia sẻ một vài bí quyết giúp bạn có được món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị.
Ảnh: Pinterest
Đa phần các bà nội trợ sẽ nêm nếm gia vị theo cảm tính, theo kinh nghiệm nấu ăn của bản thân mà không biết rằng công đoạn này sẽ quyết định phần lớn mùi vị của món ăn. Dưới đây là những mẹo nhỏ để các bà nội trợ áp dụng khi chế biến món ăn, nhằm tăng thêm phần ngon miệng, ngon mắt.
Nêm nếm món ăn theo trình tự mặn – ngọt – thơm – cay để giúp thực phẩm đạt hương vị mong muốn sau khi nấu và món ăn được thấm trọn vẹn gia vị nhất. Ngoài ra, cách nêm này còn giúp chúng ta không bỏ sót việc nêm nêm một loại gia vị nào đó.
- Mặn: muối, hạt nêm, nước mắm…
- Ngọt: đường, bột ngọt, mật ong…
- Thơm: tỏi băm, rượu, tiêu, mè, hành tím, cùng các loại lá thơm…
- Cay: ớt, tiêu, sa tế…
- Không mùi: dầu ăn, trứng hoặc bột mì,…
Video đang HOT
Ảnh: Internet
Chúng ta thường dựa vào nhiệt độ của món ăn để nêm nếm gia vị. Đối với các món xào, súp, cháo… nên nêm gia vị (nước mắm, nước tương) khi vừa tắt bếp. Còn đối với một số món như hầm, nước dùng… thì cần nêm gia vị sớm và đun lâu để bay bớt độ nồng của những gia vị đậm mùi.
Đối với từng loại thực phẩm và tùy theo món ăn sẽ có thời gian tẩm ướp khác nhau. Thông thường:
Đối với những thực phẩm có lá mềm, dễ chín như rau cải, rau muống, bắp cải, mồng tơi… thì không nên cho muối vào quá sớm. Bởi lẽ gia vị sẽ khiến rau nhanh bị mềm, dưỡng chất dễ hòa tan trong nước, không còn màu xanh đặc trưng. Các bà nội trợ hãy đợi đến khi rau chín, bớt nước rồi mới nêm gia vị, lúc đó bạn sẽ có đĩa rau giòn ngon, màu sắc bắt mắt, nhiều dinh dưỡng.
Ảnh: Pinterest
Còn đối với các loại rau củ cứng như bí đỏ, củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, khoai lang… thì bạn hãy nêm gia vị vào sớm, khoảng tầm 2 – 3 phút sau khi chiên xào vì những loại thực phẩm này khá cứng, lâu chín nên chúng ta nên nêm nếm gia vị vào sớm để dễ ngấm vào thực phẩm và tạo hương vị thơm ngon.
Còn đối với thịt heo, gà, vịt, cá thì nên ướp muối trước khi chiên rán. Nếu hầm và luộc, thì nên nấu một thời gian rồi mới cho muối vào sau.
Ảnh: Internet
Riêng thịt heo, thịt bò xào nấu với rau thì trước khi tắt bếp 2 phút thì cho gia vị vào, như vậy rau sẽ giữ được màu xanh và thịt lợn sẽ mềm thịt, ngọt nước.
Đối với thịt bò nếu đem hầm thì cho gia vị 10 phút trước khi ninh để thịt thấm và mềm hơn. Còn nếu xào thì trước khi tắt bếp khoảng 2 phút, hãy nêm gia vị.
Ảnh: Pinterest
Sau khi nấu, bạn đừng quên nêm thêm tiêu. Mùi thơm của tiêu sẽ kích thích vị giác và khứu giác. Chúng ta có thể sử dụng tiêu dạng bột là loại hạt tiêu đã được phơi khô, sau đó đem rang chín rồi xay nhỏ, tiêu bột rất nhạy cảm với nhiệt và nhanh chóng hương vị đặc trưng. Chính vì thế, để món ăn có mùi thơm, bạn nên rắc tiêu sau khi đã trình bày ra đĩa, sẽ giúp món ăn trông hấp dẫn hơn./.
Đừng xào ngay, thêm bước này măng tây vừa xanh mướt lại giòn ngon
Muốn có đĩa măng tây xào giòn, xanh và giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng cần có bí quyết.
Măng tây xanh là loại rau cao cấp có nguồn gốc từ châu Âu mới du nhập vào nước ta những năm gần đây. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều lợi ích đối với sức khỏe, măng tây nhanh chóng trở thành loại thực phẩm được nhiều người yêu thích
Theo đó măng tây có chứa nhiều chất như: Chất xơ, protein, gluxit cũng như các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric,... đặc biệt là chất Innulin rất tốt cho đường ruột. Bên cạnh đó, có đến 1/4 khối lượng của măng tây chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như: Canxi, kali, kẽm, magiê.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra hàng loạt công dụng của măng tây như: Tốt cho thai nhi, làm đẹp da, giảm cân, ngăn ngừa lão hóa, tốt cho tim mạch, lợi tiểu, ngăn ngừa loãng xương, ung thư, ...
Có nhiều phương pháp chế biến loại rau giàu dinh dưỡng này nhưng phổ biến và dễ làm nhất là các món xào. Tuy nhiên khi xào nhiều người thường cho trực tiếp măng tây vào chảo mà không biết rằng cách làm này khiến măng mất đi giòn, lại hao hụt dinh dưỡng. Phương pháp chế biến đúng là nên thêm 1 bước chần sơ măng tây nhưng chần như thế nào thì các bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.
Chuẩn bị
-Một nắm măng tây (nên chọn mua măng tây tươi, cọng nhỏ, ngắn)
-300 gr thịt lợn (hoặc bò)
-Dầu ăn, bột cạnh, hạt nêm, muối
Cách làm:
-Loại bỏ phần thân già của măng tây, bóc lớp vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
-Đun sôi nước có thêm xíu dầu ăn và chút muối. Cho măng tây vào chần nhanh trong 1 phút rồi vớt ra thả vào bát nước lạnh. Muối và dầu ăn trong nước chần sẽ giúp măng được giữ được màu xanh và giòn hơn, nhất là sau khi được ngâm thêm nước lạnh.
-Thịt rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn
-Làm nóng dầu đến 70% rồi đổ thịt vào xào. Khi thịt sắp chín thì vớt măng ra khỏi nước, cho vào xào cùng thịt. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, đảo nhanh tay và múc măng tây xào thịt ra đĩa để thưởng thức.
Cách làm món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon giàu dinh dưỡng Chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng, giàu chất béo rất thích hợp cho những ai suy dinh dưỡng, hoặc cần tăng cân. Nguyên liệu món chân giò hầm thuốc Bắc 1 kg chân giò 1 gói thuốc bắc 1 gói nấm hương 1 củ cà rốt: 1 củ. 1 quả dừa xiêm Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, hạt nêm,... Các làm...