Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trường ĐH Hạ Long phải thành trung tâm đô thị đại học
Chiều 14/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về chiến lược phát triển đào tạo đại học. Bộ trưởng đặc biệt chú trọng và góp ý kiến để Trường ĐH Hạ Long trở thành trung tâm đô thị đại học.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khảo sát khu vực mở rộng của trường ĐH Hạ Long trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các Sở chức năng của tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Vũ Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm cho tỉnh thành lập trung tâm khảo thí thi năng lực tiếng Anh; xem xét cho Quảng Ninh có thể nâng chỉ tiêu tuyển sinh ngành du lịch, dịch vụ; đào tạo cấp học đại học mầm non, tiểu học để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục mầm non, tiểu học; tạo điều kiện cho giảng viên tham gia công tác học tập, huấn luyện ở nước ngoài; được tiếp cận nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp bộ; cho triển khai mô hình đề án ngoại ngữ…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Sau khi nghe ý kiến đề xuất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, trong buổi làm việc với ĐH Hạ Long, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Quảng Ninh là địa phương đang trong quá trình đổi mới, với mục tiêu trở thành một trong những đầu tàu phát triển của khu vực phía Bắc, trung tâm du lịch lớn của cả nước, khu vực, vì vậy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục – đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc thành lập Trường Đại học Hạ Long cho thấy tâm huyết, tầm nhìn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.
Trước đó Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm việc với ĐH Hạ Long (tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).
Nhận xét về sự phát triển của ĐH Hạ Long, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Hiện cả nước có 27 trường Đại học do các địa phương thành lập trên cơ sở sắp xếp lại từ các trường Cao đẳng nhưng nhìn chung hoạt động chưa hiệu quả. Đại học Hạ Long là trường rất thành công so với điểm xuất phát”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao khi thấy ĐH Hạ Long tăng dần quy mô đào tạo đặc biệt ấn tượng về đội ngũ giảng dạy. “Hình thành từ trường Cao đẳng nên các thầy, cô còn chưa phù hợp. Nhưng trong những năm qua, trình độ giảng viên đã tăng nhiều. Đây là một cố gắng rất lớn của ĐH Hạ Long”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong buổi làm việc với ĐH Hạ Long, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng trao đổi với các thầy cô một số nội dung liên quan đến tầm nhìn phát triển. Bộ trưởng cho rằng, xây dựng trường ĐH không khó nhưng phát triển và phát triển bền vững thì rất khó. Bộ trưởng chia sẻ: “Đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực, không chỉ nghiên cứu khoa học. Đại học phải là trung tâm trí tuệ để phát triển cộng đồng. Nếu phát triển tốt thì sẽ là điểm đến của các nhà khoa học trên phạm vi toàn cầu”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khảo sát khu vực quy hoạch mở rộng của ĐH Hạ Long.
Bộ trưởng mong muốn ĐH Hạ Long phải có tầm nhìn đào tạo để phát triển nhân lực không chỉ cho Quảng Ninh mà còn là nơi đào tạo, triển khai kiến thức, đổi mới sáng tạo cho cả vùng. Thị trường trong thời gian tới không chỉ giới hạn ở tỉnh. Để làm được như vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh ĐH Hạ Long phải bám sát vào nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội để đào tạo. Tránh chuyện nhu cầu cần gì trường đào tạo đó.
Gợi ý cách khắc phục những khó khăn hiện tại, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị ĐH Hạ Long thuê nhân lực chất lượng về đào tạo và học hỏi kinh nghiệm. “Chúng ta đi sau thì phải chọn lựa. Một trường đại học rất cần mở rộng nhưng phải theo lộ trình, phải tập trung vào các ngành lõi trước”, Bộ trưởng chia sẻ. Về hình thức đào tạo của ĐH Hạ Long hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhắc nhở trường đi theo hướng ứng dụng thực hành nhưng phải có nghiên cứu. “Nghiên cứu rất cần thiết, đây là công cụ để nâng cao trình độ các thầy, qua đó sẽ hỗ trợ rất tốt cho sinh viên”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng quà lưu niệm cho tỉnh Quảng Ninh.
Về 50 ha đất của ĐH Hạ Long được tỉnh Quảng Ninh quy hoạch để phát triển, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt chú trọng và tham mưu để ĐH Hạ Long trở thành trung tâm đô thị đại học trong tương lai.
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, Tỉnh luôn dành nguồn lực để đầu tư cho ngành giáo dục. Đồng chí Nguyễn Văn Đọc khẳng định: “Những ý kiến của đồng chí Phùng Xuân Nhạ đã gợi ý hướng phát triển mới cho Trường ĐH Hạ Long trong thời gian xa hơn, đồng thời gỡ những khó khăn cho Tỉnh để xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tỉnh”.
Xuân Phú
Theo GDTĐ
Trường sư phạm vẫn có sức hút
Khoảng 49% trường đại học có số trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên, 61% trường tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu
Ngày 9-8, các trường ĐH tiếp tục công bố điểm chuẩn tuyển sinh. Trái với lo lắng của nhiều người, các trường sư phạm năm nay có điểm chuẩn khá cao.
Tín hiệu đáng mừng
Theo đó, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có điểm chuẩn các ngành sư phạm toán, vật lý bằng tiếng Anh từ 21-22 điểm (vật lý) và 26,35-26,4 (toán). Một số ngành truyền thống cũng có mức điểm khiến nhiều trường mơ ước như sư phạm ngữ văn 22,3-24,75; sư phạm lịch sử từ 18,5-23,25; giáo dục công dân từ 19,5-24,5; giáo dục đặc biệt từ 19,35-23,5...
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH
Mặt bằng chung điểm chuẩn của Trường ĐH Sư phạm TP HCM tăng từ 0,5-1 mỗi ngành so với năm ngoái. Điểm chuẩn cao nhất ở ngành sư phạm toán học và sư phạm tiếng Anh lên đến 2; các ngành ngôn ngữ Anh 23,25; sư phạm vật lý, sư phạm, ngôn ngữ Hàn Quốc cùng mức 22,75. Các ngành còn lại đều từ 17,5 điểm trở lên.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, điểm trúng tuyển của khối sư phạm đã tăng cùng mức tăng điểm sàn. Trong đó, các trường truyền thống đào tạo sư phạm có mức điểm trúng tuyển cao hơn điểm sàn là tín hiệu đáng mừng. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bên cạnh việc có thí sinh HCV toán quốc tế đăng ký xét tuyển, còn có 7 ngành lấy điểm trúng tuyển từ 20. Trường ĐH Sư phạm TP HCM có 7 ngành lấy từ 19,5-21 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất trúng tuyển và thực tế hầu hết các em trúng tuyển cao hơn mức này.
Y dược yên tâm đầu vào
Năm nay là năm đầu có điểm sàn riêng cho khối sức khỏe. Mặt bằng điểm trúng tuyển của các trường đào tạo các ngành sức khỏe tăng nhẹ và đồng đều hơn so với các năm trước. Mức điểm trúng tuyển của các trường đào tạo y khoa được rút ngắn khoảng cách, còn từ 21-26,75 điểm.
Điểm chuẩn của Trường ĐH Dược năm nay là 24,5 (cao hơn năm ngoái gần 1,5 điểm). Trường ĐH Y Dược Hải Phòng có điểm chuẩn từ 18-23,85, cao hơn năm ngoái gần 2 điểm. Điểm chuẩn ngành y khoa khối B dẫn đầu với 23,85 (tăng 1,8 điểm so năm 2018). Điều dưỡng khối B08 lấy điểm trúng tuyển thấp nhất là 18, kế đó là y học dự phòng với 18,05 điểm. Trường ĐH Y Dược, Đại học Thái Nguyên cũng lấy điểm trúng tuyển ngành y khoa là 23,6; y khoa liên thông: 21; răng hàm mặt: 23,4; dược học: 21,7; dược học liên thông: 20.
Tuy nhiên, với các trường ngoài công lập thì không phải trường nào cũng dễ tuyển sinh. Trường ĐH Lạc Hồng cho biết ở đợt xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ngành dược học chỉ có 5 thí sinh trúng tuyển. Trước đó, ở phương thức xét tuyển theo kết quả học bạ, ngành dược học tuyển được 86 thí sinh trong khi tổng chỉ tiêu là 270.
Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Kim Phụng, những trường khối lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi... vẫn buộc phải xác định điểm trúng tuyển thấp hơn mặt bằng chung vì xã hội cho là không hấp dẫn. Với nhóm ngành này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng còn cần có đầu tư, ưu đãi người học, với người lao động trong ngành và tích cực tuyên truyền để thu hút thí sinh.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cũng cho rằng đa số các trường phải xác định điểm trúng tuyển thấp còn lại là trường chất lượng thấp, chưa có uy tín để thu hút học sinh giỏi.
"Những năm qua, đa số những trường xác định điểm trúng tuyển thấp là những trường có ít sinh viên nhập học. Điều đó phản ánh sự công khai, minh bạch thông tin về chính sách chất lượng và các điều kiện bảo đảm chất lượng của các trường đã phát huy tác dụng, để người học lựa chọn những trường có chất lượng và hệ thống không ngừng cạnh tranh nâng cao chất lượng" - bà Phụng nói và cho biết một số trường kỹ thuật có điểm sàn ở tốp cao nhất như ĐH Bách khoa Hà Nội có 7 ngành lấy từ 24-27,42 điểm. Điều đó cho thấy các trường kỹ thuật đầu ngành đã cung cấp chương trình chất lượng, phù hợp bối cảnh và nhu cầu của thị trường lao động. Đa số các trường khác, ngay cả những trường còn thiếu nhiều chỉ tiêu cũng giữ mức điểm trúng tuyển không quá thấp...
"Như vậy, bên cạnh việc các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh thì với tỉ lệ 49% đơn vị tuyển sinh có trúng tuyển đủ và dư so với chỉ tiêu; 61% số đơn vị tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu khi kết thúc xét tuyển đợt 1, có thể nói công tác tuyển sinh 2019 đã gần như hoàn tất" - bà Nguyễn Thị Kim Phụng nhận định.
An toàn tuyệt đối cho học sinh
Tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 9-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, có quy trình đưa đón học sinh chặt chẽ, không để xảy ra những vụ việc tương tự như tại Trường Tiểu học quốc tế Gateway (Hà Nội).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng nhiều trường đã làm việc này rồi nhưng chưa thực sự chặt chẽ. Tới đây, phải rà soát, hướng dẫn cụ thể, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh. Nhà trường phải có quy trình đưa đón, tham quan dã ngoại, trong đó đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, người đưa đón, kết nối gia đình và nhà trường để có đầy đủ thông tin, không có lỗ hổng trong quá trình đưa đón. Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các sở GD-ĐT tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thoát hiểm, cảnh báo, ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
K.Nam
Yến Anh - Huy Lân
Theo nguoilaodong
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì sau vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón tại trường Gateway Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các Trường học phải rà soát, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các học sinh, không để xảy ra những vụ việc tương tự như tại Gateway (Hà Nội) mới đây. Sáng 9/8, tại TP Nha Trang - Khánh Hoà, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học...