Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Sạn’ trong SGK là không tránh khỏi(?)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, khi đổi mới thay đổi sách giáo khoa, việc xuất hiện “sạn” ở sách Tiếng Việt lớp 1, cũng như các sách giáo khoa khác không tránh khỏi thiếu sót.
Ttrong 2 ngày 28/11, 29/11, Hội thảo khoa học “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” và sinh hoạt thường niên câu lạc bộ Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam năm 2020 diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tham dự chương trình có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường; 32 Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam; cùng đại diện lãnh đạo các cấp của tỉnh Đắk Lắk…
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học vừa qua, ngành giáo dục thực hiện thành công nhiệm vụ kép và đã được xã hội, Nhà nước đánh giá cao. Năm học mới đã bắt đầu được khoảng 3 tháng, tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề không thuận lợi. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục không thể tránh được thiếu sót.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo.
“Chặng đường phía trước vẫn còn rất dài, tất cả phải thật vững vàng, có niềm tin vào đổi mới, thực hiện đường lối chủ trưởng của Đảng và Nhà nước. Chương trình giáo dục phải thật toàn diện, cần tăng cường dạy dỗ các em học sinh về đạo đức lối sống, lý tưởng cách mạng và các môn kỹ năng sống, đặc biệt phải tránh tình trạng học tủ học lệch ở các em”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Đối với khối tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo giáo viên không vì trường chuyên lớp chọn, để có thành tích mà đưa vào nhiều nội dung quá tải trong chương trình học. Thay vào đó cần cho các cháu học thêm nhiều kỹ năng sống và để các cháu có thời gian vui chơi, sinh hoạt gia đình.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Về việc có “sạn” ở sách giáo khoa lớp 1 (thuộc bộ Cánh Diều), Bộ trưởng cũng cho hay, khi đổi mới thay đổi sách giáo khoa, việc xuất hiện “sạn” ở sách Tiếng Việt lớp 1, cũng như các sách giáo khoa khác không tránh khỏi thiếu sót và qua thực tiễn mới có thể kiểm định. Vì vậy, hằng năm sách giao bao giờ cũng có chỉnh sửa và bổ sung.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, trong thời gian tới sẽ chỉnh sửa và thay thế các ngữ liệu trong sách giao khoa một cách phù hợp nhất.
Thêm sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bị "chê" một số ngữ liệu "có vấn đề"
Một số ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" được cho "có vấn đề", cần xem xét.
Một số chi tiết phi lí, đánh đố
Theo phản ánh trên mạng xã hội, một số chi tiết đưa vào làm ngữ liệu trong SGK tiếng Việt lớp 1 khá phi lí hoặc chưa chuẩn.
Chẳng hạn bài học ở trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc".
Ở đây, nhiều người đặt câu hỏi, ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng, sao lại xanh biếc?
Bài đọc trang 59 viết "chia dĩa" nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam Bộ thì "dĩa" có nghĩa là "đĩa".
Ở trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc".
Ở trang 79, tập 1, mục giải đáp câu đố có ghi :
"Con gì tên rõ là "cha"
Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa
Con gì quen vẻ già nua
Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ ".
Một số người cho rằng, dùng từ "con (vật) gì" có tên gọi "cha" (bố) dễ gây hiểu nhầm, trẻ có thể suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác rồi nói đó là cha, mẹ.
Ở câu thứ hai, tác giả viết: "Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa". Câu này rất khó hiểu, lẫn lộn Toán- Văn trong cùng một câu khi tác giả kết hợp giữa toán (có chứa chữ số), sau lại gắn với hình ảnh giả định "nhìn qua ngỡ rùa".
Điều quan trọng, học sinh hiểu được câu đố này phải có trường từ ngữ phong phú về loài rùa, ba ba... tron khi các em chỉ mới là học sinh lớp 1, mọi thứ đang cần có ngữ liệu để hình dung vấn đề tường minh, dễ hiểu.
Ở trang 115, bài đọc "Cuộc thi tài năng rừng xanh" đưa ra hàng loạt từ ngữ khó như: "ngoao ngoao", "chuếnh choáng", "niêm yết"...
Trang 147, bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 chưa có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng.
Chẳng hạn: " Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?) ".
Độc giả cho rằng, ở bài này cần có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng nên mang theo mình thường xuyên, không nên "đánh đố" như vậy.
Trao đổi với PV Dân trí , một chuyên gia ở Viện Ngôn ngữ cho biết, thoạt nhìn đã thấy một số ngữ liệu của sách này có "nhiều vấn đề". Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn trọng toàn bộ cuốn sách mới có thể phát biểu được.
Một số tác phẩm sử dụng trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" chưa ghi nguồn tác phẩm chuyển thể, phóng tác theo.
Chưa công bằng với bộ sách khác
Một điểm nữa cũng được độc giả đặt ra trên mạng xã hội, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm.
Chẳng hạn truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop - "Rùa và Thỏ", được các tác giả phóng tác lấy tiêu đề là "Thỏ và rùa" (trang 83) nhưng không ghi nguồn.
Tương tự, các truyện "Con quạ thông minh" (trang 43), "Cô chủ không biết quý tình bạn" (trang 53), "Hai người bạn và con gấu"... cũng như vậy.
Truyện "Chó sói và cừu non" là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Fontaine, nhưng tại trang 63, tiếng Việt tập 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", khi các tác giả dựa vào nội dung câu chuyện để chuyển thể sang tranh vẽ và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện, lại không hề ghi hay chú thích tên tác giả.
Tương tự, các truyện "Con quạ thông minh" (trang 43), "Cô chủ không biết quý tình bạn" (trang 53), "Hai người bạn và con gấu"... cũng như vậy.
Trao đổ với PV Dân trí sáng 25/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bà đã gửi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc, bên cạnh yêu cầu SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều chỉnh sửa, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay chưa?
"Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này vì tôi theo dõi trên báo chí, một số bộ SGK tiếng Việt lớp 1 khác cũng được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi ( trong đó có lỗi về Luật Sở hữu trí tuệ- PV ).
Nếu không nghiêm túc rà soát lại, sẽ không công bằng với các bộ SGK tiếng Việt lớp 1 khác", bà Nguyễn Thị Kim Thuý nói.
Nhiều thầy cô đã hy sinh cả tuổi xuân, hết lòng vì học sinh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 15-11 đã có cuộc gặp gỡ 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi đến các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý...