Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phụ huynh cho con chơi điện thoại ít đi, dành thời gian tập thể dục
Học sinh, sinh viên hiện nay có thể chơi điện thoại nhiều, game nhiều, làm bài tập, ôn thi nhiều, nhưng thời gian dành cho việc tập thể dục, chơi thể thao lại rất ít. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn phụ huynh, các cơ sở giáo dục cần khuyến khích học sinh tập thể dục, chơi thể thao nhiều hơn.
Ngày 23.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học. Trên tinh thần cầu thị, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ mong muốn các chuyên gia, đại biểu thẳng thắn nhìn vào những tồn tại của việc dạy học bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường, để có những “hiến kế” từng bước khắc phục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu chủ trì hội nghị.
Muốn chơi thể thao nhưng không có chỗ
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm qua đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn đó những bất bập.
Chương trình giáo dục thể chất còn khô cứng, chưa tạo hứng thú cho học sinh. Việc phát triển câu lạc bộ thể thao trường học góp phần phát hiện và nuôi dưỡng được tài năng, nhưng chưa được đẩy mạnh. Đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Còn theo TS Nguyễn Gắng – Trưởng khoa Giáo dục thể chất, Đại học Huế, để nâng cao hoạt động thể dục, thể thao trong trường học, rất cần phải xây dựng những câu lạc bộ thể thao. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay là nhiều nơi đang thiếu trầm trọng sân tập, sân chơi cho học sinh. Vì không có sân chơi, học sinh muốn tập thể dục, chơi thể thao phải ra công viên tìm chỗ.
Video đang HOT
PGS-TS Vũ Đức Thu chỉ ra nhiều tồn tại của công tác giáo dục thể chất.
PGS-TS Vũ Đức Thu – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GDĐT – thì chỉ ra một thực tế khác. Hiện nay có không ít sinh viên sư phạm môn giáo dục thể chất ra trường nhưng không xin được việc. Hoặc nếu xin được thì vẫn mang thân phận là giáo viên môn phụ, không được vào biên chế, có thể bị cắt hợp đồng bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, nhiều nơi lại có tình trạng cho giáo viên dạy kiêm nhiệm, người không có chuyên môn về giáo dục thể chất, khiến chất lượng và hiệu quả dạy học chưa cao.
Chơi thể thao giúp học sinh hạnh phúc!
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đối với bậc học phổ thông, giáo dục thể chất rất quan trọng.Nếu chăm chỉ tập thể dục, chơi thể thao, sẽ giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, qua đó học tập tốt hơn.
Ông mong muốn ngoài việc rèn luyện trên lớp, ở nhà, phụ huynh cũng nên cho con em chơi thể thao nhiều hơn.
“Phụ huynh nên cho con em chơi điện thoại ít đi, mà cần khuyến khích tập thể dục để phát triển chiều cao. Không chỉ vậy, tôi quan sát, khi chơi thể thao, trẻ sẽ vui vẻ, tinh thần phấn khởi và từ đó hạnh phúc hơn”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu, chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh:X.Tùng
Bộ trưởng cũng cho rằng giáo viên giáo dục thể chất phải đổi mới sáng tạo hơn trong cách dạy học. Ông đề nghị: “Học thể thao phải thoải mái, vui vẻ, chứ không được nặng về điểm số… Thầy cô dạy thể dục phải thực sự là những huấn luyện viên, tích cực tham gia các câu lạc bộ thể thao, để khuyến khích học sinh tham gia”.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành giáo dục cũng cho rằng, cần phải bỏ ngay tư tưởng coi giáo dục thể chất là môn phụ. Người đứng đầu cơ sở giáo dục cần sâu sát, tích cực đẩy mạnh xã hội hóa, để có những địa điểm, sân bãi cho học sinh chơi thể thao, đặc biệt là tập luyện bơi lội.
“Cần nghiên cứu có hình thức khuyến khích, nếu học sinh biết bơi sẽ được khen thưởng ra sao. Đây là cách để các em nâng cao thể chất, sức khỏe, cũng là cách bảo vệ mình”- Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tư lệnh ngành giáo dục cũng phát động phong trào tập thể dục, chơi thể thao trong nhà trường và mong toàn xã hội cùng chung tay, để có phong trào thể thao thiết thực, lành mạnh. Việc này góp phần nâng cao sức khỏe của học sinh, thực hiện tốt việc học tập rèn luyện trong nhà trường và nâng cao tầm vóc thế hệ trẻ Việt Nam.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong
Hà Nội: Nhiều trường chưa tổ chức tập thể dục cho học sinh
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn gửi các trường trong địa bàn thành phố đề nghị tăng cường công tác giáo dục thể chất.
Trong thời gian qua, việc triển khai, tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy võ cổ truyền và các hoạt động nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất đã được các nhà trường quan tâm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GĐ&ĐT.
Tuy nhiên, việc tổ chức vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, các nhà trường chưa tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên, chưa khắc phục khó khăn về diện tích sân tập, chưa vận dụng triệt để điều kiện có sẵn của nhà trường để học sinh tập luyện; việc thành lập các CLB thể thao, dạy võ cổ truyền chưa được chú trọng, tổ chức các hoạt động thể thao chưa đa dạng, chưa thực sự thu hút được học sinh.
Các trường cần tổ chức hoạt động tập thể dục thường xuyên (Ảnh: C1dinhtienhoanghp.edu.vn)
Để hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ đi vào nền nếp, đảm bảo 100% học sinh tham gia thường xuyên theo quy định, thúc đẩy phong trào tập luyện võ cổ truyền trong các nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo học sinh tham gia, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục thể chất, thể thao học đường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, Sở GD&ĐT đã ra văn bản đề nghị các nhà trường tiếp tục triển khai 4 nội dung nhằm tăng cường tổ chức tập thể dục buổi gồm: Tổ chức thực hiện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Tổ chức các CLB TDTT và dạy võ cổ truyền; Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Trong đó, lãnh đạo các nhà trường chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm tú, duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ cho tất cả học sinh trong trường. Tập thể dục buổi sáng trước 15 phút tiết đầu của buổi sáng; tập thể dục giữa giờ vào giờ giải lao sau tiết học thứ 2 của buổi học.
Tận dụng tối đa các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hiệu quả, đảm bảo 100% học sinh trong toàn trường tham gia tập luyện thường xuyên, hàng ngày. Đối với các trường có diện tích hẹp, cần sử dụng phòng học hành lang và sân trường để tổ chức cho học sinh tập luyện.
Các bài tập được sử dụng để tổ chức tập luyện cho học sinh gồm: Bài tập thể dục buổi snags, thể dục giữa giờ và bài võ cổ truyền theo tài liệu hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Có thể lòng ghép các bài nhảy dân vũ, Aerobic kết hợp trên nền nhạc tạo không khí tươi mới, hứng thú, thu hút học sinh tích cực thạ gia.
Bên cạnh đó, các trường cần tận dụng tối đa các trang thiết bị sẵn có của nhà trường, các tài liệu hướng dẫn về giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục, các hoạt động thể thao trong nhà trường theo hướng tự chọn, phát huy năng lực, sở trường, sở thích của học sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các học sinh.
Để đánh giá tình hình triển khai công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và dạy việc võ cổ truyền, Sở GD&ĐT sẽ đi kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn Thành phố.
Bạch Dương
Theo toquoc
Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; thiếu nhà tập thể dục, thể thao... Đó là thông tin tại...