Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói về thoái vốn tại SCIC
“ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương thức thoái vốn cho từng doanh nghiệp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện. Các nhà đầu tư có đủ năng lực đều có thể tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp mà SCIC thoái vốn theo giá thị trường…”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, cho biết.
Giải đáp mối quan tâm của dư luận rằng lãnh đạo Chính phủ nói thoái vốn SCIC tại các doanh nghiệp Nhà nước không phải vì ngân sách khó khăn, nhưng lại xin bổ sung 40.000 tỷ đồng vào ngân sách Trung ương 2015-2016, trong khi Quốc hội yêu cầu lập danh mục rõ ràng về việc sử dụng nguồn vốn này, quan điểm của Chính phủ về vấn đề này là gì, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước là theo chủ trương tái cấu trúc doanh nghiệp, có lộ trình và bước đi cụ thể.
Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về định hướng sử dụng một phần số tiền thu được từ bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, đầu tư một số bệnh viện trung ương, tuyến cuối, bố trí vốn đối ứng các dự án ODA và đầu tư cho Chương trình chống ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
“Phương thức thoái vốn sẽ được thực hiện theo quy định. Lộ trình thoái vốn thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…”, ông Nên nói.
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên "phân giải" việc tăng lương tối thiểu
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, mỗi lần tăng lương thường phải qua thương lượng nhiều lần. Quan điểm tăng lương tối thiểu 10% hay 16% đang gây tranh cãi, nếu không thể thoả thuận, Hội đồng tiền lương sẽ chọn mức báo cáo Chính phủ quyết.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, mỗi lần tăng lương thường phải tổ chức thương lượng nhiều lần mới đồng thuận.
Chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/9, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận được câu hỏi về chuyện, việc bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 của Hội đồng tiền lương Quốc gia chưa thành công do đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không đồng thuận.
Nêu quan điểm về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên dẫn Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định: "Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia".
Người phát ngôn Chính phủ cũng cho biết, ngay 3/7/2013, Thủ tướng đã quyết định thành lập Hội đồng tiền lương Quốc gia, gồm 15 thành viên là đại diện của 3 bên: (1) Đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; (2) Đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ; (3) Đại diện cho Chính phủ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hàng năm, Hội đồng tiền lương Quốc gia tính toán, thương lượng và thống nhất mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị Chính phủ xem xét, quyết định.
"Qua 2 năm thực hiện cho thấy, để đạt được sự thống nhất tương đối về mức lương tối thiểu khuyến nghị Chính phủ thì Hội đồng tiền lương Quốc gia thường phải thương lượng nhiều lần (năm 2014 là 3 lần) và trong từng lần mỗi bên đều có phân tích, tính toán mức lương tối thiểu dựa trên các yếu tố có lợi hơn cho bên mình đại diện nên kết quả thường có sự chênh lệch" - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu nguyên tắc.
Bộ trưởng Nên thông tin, hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chưa đồng thuận về mức lương tối thiểu. Theo quy định, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tiếp tục thảo luận, thương lượng một lần nữa. Trường hợp vẫn chưa đạt được sự đồng thuận thì Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ chọn phương án phù hợp để báo cáo Chính phủ.
Bộ trưởng nhấn mạnh, căn cứ quy định của Bộ luật Lao động và khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016.
P.Thảo
Theo Dantri
Việt Nam gửi 8 công hàm đến Trung Quốc về vấn đề Biển Đông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông tin, Việt Nam đã gửi trực tiếp 8 công hàm đến Trung Quốc để phản đối việc nước này xâm lấn trên Biển Đông. Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 27/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên cho biết, Việt Nam quan ngại sâu...