Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan lấy Việt Nam làm gương để cải cách

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan thông tin xứ sở chùa vàng có 20.000 quan chức không dạy học nhưng điều hành các trường, trong khi con số này ở Việt Nam chỉ là 70.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin thừa nhận tình trạng bị các nước láng giềng bỏ xa.

“Chúng ta thậm chí không thể tạo ra một chiếc xe máy”, ông nói.

Người đàn ông này cho biết xứ sở chùa vàng đang cố gắng rút ngắn khoảng cách để đuổi kịp các nước láng giềng Đông Nam Á. Chiến lược của ông gồm việc đem lại quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường học và giáo viên để nâng cao tiêu chuẩn.

Giáo dục Thái Lan đang gặp thách thức lớn, dù là một trong những lĩnh vực được hỗ trợ ngân sách lớn nhất (khoảng 1/5 trong 2.730 tỷ bath tiền ngân sách hàng năm của Thái Lan).

Trong khi các nước tại châu Á như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đều có mặt trong top 10 của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), quốc gia này chỉ đứng thứ 54/70.

Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan lấy Việt Nam làm gương để cải cách - Hình 1

Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan lấy Việt Nam làm gương trong cải cách. Ảnh: Bloomberg.

“Chúng ta đang cách nước bạn một khoảng cách rất xa”, ông Teerakiat thông tin. Thực tế, điểm số của sinh viên Thái trong các môn Toán, Khoa học và Văn giảm mạnh kể từ cuộc khảo sát PISA năm 2012, xuống thấp hơn mức trung bình quốc tế.

“Chúng ta làm gì cũng không mang lại kết quả”, ông đề cập các nỗ lực cải cách trong quá khứ.

Học vẹt

Theo Anip Sharma – Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực giáo dục toàn cầu của Parthenon-EY – mức độ số hóa và sự thâm nhập của Internet đã khiến Thái Lan trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các công ty công nghệ thông tin.

“Song, đây không phải là nơi tuyệt vời để phát triển sản phẩm”, ông nhận định. Một trong những vấn đề lớn nhất là trình độ tiếng Anh, kỹ năng quan trọng khi thực hiện chuyển đổi trong thời đại kỹ thuật số, chưa đủ đáp ứng.

Bên cạnh đó, nhà phát triển phần mềm người Thái Panutat Tejasen tiết lộ hầu hết sinh viên tốt nghiệp bằng cách học vẹt. Họ thiếu tư duy phản biện cần thiết để phát triển những giải pháp phần mềm sáng tạo.

“Công ty của tôi trả tiền cho những người mới chỉ để họ học cách viết những chương trình phần mềm có thể sử dụng trước khi họ bắt đầu làm việc và tạo ra lợi nhuận cho công ty”, ông phàn nàn.

Doanh nghiệp của Tejasen (Art and Technology) đã thuê hơn 200 nhà thiết kế phần mềm và “mất trung bình 6 tháng lương cho mỗi nhân viên mới, những người chưa mang lại lợi ích cho công ty”.

Video đang HOT

Việt Nam tốt hơn?

Sharma của Parthenon – EY chỉ ra rằng dù nghèo hơn, những quốc gia láng giềng như Việt Nam đang làm tốt hơn Thái Lan trong việc khuyến khích tư duy mới. Lịch sử chính trị không ổn định của Thái Lan bất lợi cho việc khuyến khích cải cách hệ thống giáo dục.

“Chúng ta có 20.000 quan chức không dạy học nhưng đang điều hành các trường” – Bộ trưởng Giáo dục Teerakiat nói – “Trong khi đó, tại Việt Nam, con số này chỉ là 70″.

Ông cũng chỉ ra tham nhũng cũng là vấn đề cần được giải quyết.

“Nếu giống các chính trị gia trước đây, tôi sẽ là người đàn ông giàu nhất trong tháng này”, ông nói.

Teerakiat cho hay bộ trưởng giáo dục có quyền quyết định đối với hơn 4 tỷ bath trong vốn ngân sách giáo dục chưa được chi tiêu.

Ông thông tin một chiến lược từ dưới lên, thứ cho phép các trường có quyền tự quyết nhiều hơn. Nguyên tắc tương tự nên áp dụng trong quá trình đào tạo giáo viên. Quy trình cũ để lại hậu quả là những giáo viên tha hóa phẩm chất.

Ông Teerakiat còn công bố một hệ thống học trình mới vào đầu tháng này, cho phép các trường đại học và cao đẳng có thể áp dụng những chương trình riêng và giáo viên tiềm năng có thể tự do lựa chọn lĩnh vực họ muốn được đào tạo.

Đồng thời, bộ trưởng cũng yêu cầu đưa ra kế hoạch thành lập bộ mới – Bộ Giáo dục Đại học.

“Thông thường, website đào tạo giáo viên chỉ có một hoặc hai lượt truy cập. Tuy nhiên, chỉ riêng ngày 11/7, trang này đón tới 28,8 triệu lượt truy cập. Thật ngạc nhiên khi bạn áp dụng và điều khiển được cơ chế thị trường, từ bỏ cơ chế kế hoạch tập trung, sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, mọi thứ sẽ hoạt động một cách thật tuyệt vời. Điều này chưa bao giờ xảy ra ở Thái Lan”, ông Teerakiat nói.

Theo Zing

Áp lực đổi mới, cải cách bủa vây thầy cô

Đổi mới giáo dục theo kiểu "ăn đong", không có kế hoạch dài hơi làm cho thầy cô "chạy theo" mệt mỏi.

Thời gian gần đây, trước sức ép của xã hội về việc phải đổi mới, cải cách giáo dục, Bộ GD&ĐT liên tục có sự thay đổi về phương pháp dạy và học, đổi mới thi cử... Tuy nhiên, sự đổi mới theo kiểu "ăn đong", không có kế hoạch dài hơi làm cho thầy cô "chạy theo" mệt mỏi.

Sự đổi mới khập khiễng

Không ít sự thay đổi giáo dục của Việt Nam dập khuôn theo nước ngoài. Và chính sự áp dụng không phù hợp với tình hình thực tế đã gây khó cho thầy cô. Đơn cử mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia.

Dù EN được UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi là mô hình có chất lượng tốt, nhưng khi áp dụng tại Việt Nam do cơ sở vật chất chưa đáp ứng, trình độ của thầy cô, tư duy của học sinh... chưa theo kịp nên kết quả thu được khá hạn chế, thậm chí phụ huynh một trường tiểu học ở Nghệ An còn kéo nhau đến trường phản đối cách dạy theo mô hình VNEN.

Áp lực đổi mới, cải cách bủa vây thầy cô - Hình 1

Thầy cô chịu nhiều áp lực từ việc đổi mới. Ảnh minh họa.

Là một giáo viên phải dạy theo mô hình VNEN, cô T. - một giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội - chia sẻ: "Sĩ số mỗi lớp ở các trường công lập thường trên dưới 50 học sinh, dạy theo mô hình VNEN với thiết kế dạy học chủ đạo là hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân, giáo viên không thể bao quát được tất cả học sinh. Vì thế, em nào tiếp thu nhanh thì theo kịp, em nào chậm dễ bị hổng kiến thức.

Cách dạy này yêu cầu giáo viên hằng ngày phải nhận xét bài vở của từng học sinh thì chúng tôi lấy đâu ra thời gian soạn giáo án, làm sổ tích lũy, sổ tay lên lớp... chứ chưa nói đến thời gian dành cho gia đình".

Cô Q. - giáo viên THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội - than phiền: "Mỗi tháng chúng tôi dạy 4-5 lớp, phải nhận xét hàng trăm học sinh theo 3 tiêu chí: kiến thức, năng lực, phẩm chất - quả là áp lực rất lớn. Thế là rảnh lúc nào, giáo viên lại phải lôi sổ ra ghi nhận xét.

Nhận xét quá nhiều khiến chúng tôi bí từ, không tìm ra từ ngữ sát hợp với từng học sinh dẫn tới tình trạng trùng lặp, sáo mòn và cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều nhất là: 'Em có tiến bộ', 'Em cần cố gắng'...

Giáo dục mỗi nước có một đặc thù riêng, trong khi chúng ta thường bắt chước mô hình giáo dục ở nước ngoài theo kiểu dập khuôn, máy móc nên đôi khi phản tác dụng".

Nỗi sợ làm 'chuột bạch'

Cô M. - giáo viên tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội - mệt mỏi với Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT.

"Thông tư 30 yêu cầu chúng tôi bỏ chấm điểm thường xuyên, kiểm tra đánh giá bằng nhận xét. Một lớp học trên 50 học sinh, chúng tôi phải nhận xét từng học sinh với rất nhiều mục, rất nhiều nội dung. Về nhà còn phải chấm bài lấy đâu ra thời gian nghiên cứu bổ sung, đào sâu giáo án, đọc sách để nâng cao trình độ...

Bất cập hơn là ngày thường không cho điểm, nhưng đánh giá cuối kỳ, cuối năm học lại bằng điểm số. Học sinh quen với việc cô giáo không cho điểm, đến khi làm bài kiểm tra không khỏi bỡ ngỡ.

Đã không đánh giá bằng điểm số thì cuối năm chỉ nên ghi là học sinh hoàn thành việc học tập, chứ nếu ghi vào giấy khen là: Khen thưởng toàn diện (ngầm hiểu là tương đương với học sinh giỏi), khen thưởng bộ môn (ngầm hiểu là tương đương với học sinh tiên tiến) thì chỉ là thay cách khen thưởng này bằng cách khen thưởng khác thôi" - cô M. góp ý.

Thầy T. - giáo viên THPT quận Cầu Giấy, Hà Nội - ngán ngẩm với những thay đổi như chong chóng của Bộ GD&ĐT về phương pháp thi cử.

Theo thầy T., Bộ không có kế hoạch dài hơi, mà ăn đong từng năm gây xáo trộn, lúng túng cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện. Trong khi kiểu thi chi phối quá trình dạy, nhưng Bộ cứ đầu năm thông báo sự đổi mới thì cuối năm thực hiện ngay.

Năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến phương án thi mới cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 theo hình thức thi trắc nghiệm, trừ môn Văn. Vậy là lại diễn ra tình trạng trường dạy tự luận nhưng khi thi lại thi trắc nghiệm. Chỉ còn chưa đầy một năm, nhà trường cũng chỉ luyện cho học sinh biết cách làm đề thi trắc nghiệm, còn để làm tốt học sinh phải đi luyện ở trung tâm.

Nếu có sự thay đổi thì từ khi duyệt phương án đến khi thực hiện phải kéo dài 3 năm thầy trò mới đủ thời gian thích ứng.

"Nhà trường cũng yên cầu các tổ bộ môn thay đổi cách dạy cho phù hợp với kiểu thi mới nhưng với đồng lương bèo bọt mà bắt chúng tôi năm nào cũng phải chạy theo đổi mới, vừa nhuần nhuyễn được cách này lại thay đổi cách khác thì chúng tôi chỉ thực hiện đối phó thôi.

Mỗi lần thay đổi, thử nghiệm, chúng tôi sợ lắm, vì mình và học sinh bị đem ra làm chuột bạch" - thầy T. tâm sự.

Áp lực chạy theo thành tích

Phần lớn giáo viên được hỏi đều cho rằng những tiết dự giờ, thao giảng mang tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất chất lượng dạy và học. Trừ những tiết dự giờ đột xuất, còn lại các tiết dự giờ đều được báo trước. Thế là cô trò tập dượt trước hàng tuần, thậm chí hàng tháng cho trôi chảy các khâu.

Thường để khỏi bị "cháy" giáo án, thầy, cô thường chọn những lớp khá, giỏi để "diễn", chỉ định học sinh khá, giỏi trả lời câu hỏi, thậm chí cô trò còn quy ước với nhau khi cô nhíu mày thì trò làm gì, cô nhăn trán thì trò làm gì. Ngày thường có thể dạy chay, nhưng trong những tiết dự giờ là đầy đủ dụng cụ giảng dạy, thậm chí giảng dạy theo giáo án điện tử.

Môn năm bao nhiêu tiết dự giờ từ tổ bộ môn, ban giám hiệu, phòng giáo dục đến Sở, Bộ. Ngoài ra, giáo viên còn phải tham gia các cuộc thi thao giảng để chào mừng Ngày nhà giáo, mừng Đảng, mừng xuân...

Không những thế, thầy cô còn ngán ngẩm nhất với cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp trường, cấp huyện đến cấp thành phố. Theo họ, những cuộc thi này cũng mang tính hình thức, cũng tập dượt trước giống như các cuộc dự giờ, có khác chăng là có chấm điểm và xếp loại.

Ngoài thi giáo viên dạy giỏi còn có các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách giỏi, giáo viên quản lý giỏi... Mà hầu hết các cuộc thi gần như là giáo viên bị chỉ định phải tham dự.

Cô Q. cho rằng: "Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi thực chất là những giờ diễn, cô trò là diễn viên và giám khảo là khán giả. Buồn hơn là mỗi lần đi thi, giáo viên mải lo chuẩn bị cho việc thi cử nên chểnh mảng với việc dạy trên lớp, tội cho học sinh".

Thầy T. cũng ngao ngán: "Nếu để tiết học diễn ra tự nhiên thì giám khảo sẽ không cho điểm cao. Đi thi không được giải là Ban giám hiệu nhà trường không vui vì ảnh hưởng tới thành tích. Tôi mong Bộ bỏ những cuộc thi vô bổ mà gây tốn kém này đi cho giáo viên đỡ mệt".

Ngoài những áp lực kể trên, thầy cô giáo còn chịu sức ép từ phía nhà trường phải cho học sinh điểm cao, trong khi kết quả thực tế khá thấp vì danh hiệu thi đua của trường, vì chế độ cộng điểm khi thi lên cấp, vì các trường cao đẳng, đại học xét tuyển hồ sơ.

Đấy là chưa kể sức ép từ phía xã hội, từ phía phụ huynh học sinh, nỗi buồn bởi học sinh, xã hội thiếu tôn trọng... Chính bởi sức ép đè nặng mà tình yêu nghề, lòng đam mê với nghề trong họ cứ vơi dần.

"Theo một khảo sát cách đây vài năm, tôi đã hỏi hơn 500 giáo viên ở 3 cấp với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không?

Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa". PGS.TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam).

Theo Thanh Thu / VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?
15:20:41 11/01/2025
Doãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổiDoãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổi
15:58:22 11/01/2025
Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnhCứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh
13:16:02 11/01/2025
Động thái đầy ẩn ý của Hoa hậu Kỳ Duyên giữa lúc vướng tin có tình yêu mớiĐộng thái đầy ẩn ý của Hoa hậu Kỳ Duyên giữa lúc vướng tin có tình yêu mới
14:53:04 11/01/2025
Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?
17:07:42 11/01/2025
Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!
17:11:41 11/01/2025
Tết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thânTết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thân
13:57:07 11/01/2025
Cuộc sống của Vũ Thu Phương trước khi ly hôn chồng doanh nhânCuộc sống của Vũ Thu Phương trước khi ly hôn chồng doanh nhân
14:36:53 11/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Nhật Bản công bố hàng loạt dự án tại Indonesia

Thủ tướng Nhật Bản công bố hàng loạt dự án tại Indonesia

Thế giới

19:12:55 11/01/2025
Từ năm 2017, Tokyo đã cấp hơn 189 tỷ yen tiền vay cho hai giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng Cảng Patimban, nhằm giảm bớt gánh nặng vận chuyển hàng hóa tại cảng chính của đất nước là Tanjung Priok ở Jakarta.
NSƯT Quang Thắng khoe con gái tốt nghiệp đại học, coi vợ là "nóc nhà"

NSƯT Quang Thắng khoe con gái tốt nghiệp đại học, coi vợ là "nóc nhà"

Sao việt

18:49:01 11/01/2025
Trên trang cá nhân, NSƯT Quang Thắng chia sẻ: Chúc mừng con tốt nghiệp đại học . Kèm theo đó là hình ảnh anh cùng bà xã ôm hoa bên cạnh con gái trong ngày tốt nghiệp.
Song Joong Ki khen vợ nấu đồ ăn Hàn ngày càng ngon

Song Joong Ki khen vợ nấu đồ ăn Hàn ngày càng ngon

Sao châu á

18:45:55 11/01/2025
Song Joong Ki đã chia sẻ chi tiết về hành trình làm cha mẹ của mình cũng như những điều ngọt ngào trong mối quan hệ của anh với vợ Katie Louise Saunders.
Nước mắt người vợ sau vụ tai nạn khiến hai cha con thương vong ở Bình Dương

Nước mắt người vợ sau vụ tai nạn khiến hai cha con thương vong ở Bình Dương

Tin nổi bật

18:35:35 11/01/2025
Đến tối 10/1, Công an TP Dĩ An (Bình Dương) đã hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi, bàn giao thi thể ông Nguyễn Nhựt B. (44 tuổi, ngụ phường Bình An, TP Dĩ An) cho gia đình lo hậu sự.
Giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo

Giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo

Pháp luật

18:17:51 11/01/2025
Một số đối tượng giả danh là cán bộ hậu cần của các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
4,5 triệu lượt xem bé gái 10 tuổi ở Thái Nguyên 'nhập vai' MC đám cưới

4,5 triệu lượt xem bé gái 10 tuổi ở Thái Nguyên 'nhập vai' MC đám cưới

Netizen

18:15:47 11/01/2025
Cách dẫn chương trình lưu loát, câu cú mạch lạc, rõ ràng của bé gái 10 tuổi khiến cả hội hôn bất ngờ. Những tràng pháo tay giòn giã đã vang lên sau khi màn nhập vai MC đám cưới của bé gái kết thúc.
"Viên ngọc thô" của rap Việt cuối cùng cũng đã biết đi flow, lyrics đỉnh cao netizen khen hết lời!

"Viên ngọc thô" của rap Việt cuối cùng cũng đã biết đi flow, lyrics đỉnh cao netizen khen hết lời!

Nhạc việt

17:45:22 11/01/2025
Nổi tiếng với cách làm nhạc vô tri không giống ai , phần lyrics của Anh Phan trong A Ă Â được nhận xét là có ý nghĩa nhất trong số các tác phẩm anh từng ra mắt.
Song Hye Kyo làm một chuyện gây sốc sau 12 năm

Song Hye Kyo làm một chuyện gây sốc sau 12 năm

Nhạc quốc tế

17:41:40 11/01/2025
Chiều 10/1, Song Hye Kyo bất ngờ đánh úp người hâm mộ khi bất ngờ phát hành bản audio ca khúc After Love trên nền tảng YouTube và Spotify.
Tài tử, minh tinh Thái Lan ngẫu hứng hát nhạc Tết, đội nón lá Việt

Tài tử, minh tinh Thái Lan ngẫu hứng hát nhạc Tết, đội nón lá Việt

Hậu trường phim

17:28:01 11/01/2025
Trưa 11/1, 2 diễn viên Tong Tong Kitsakorn và Plaifah Nutchaporn đến từ Thái Lan có buổi giao lưu truyền thông tại TPHCM.
Ngày sinh âm lịch của người có số mệnh phú quý càng già càng giàu cả đời không lo thiếu tiền

Ngày sinh âm lịch của người có số mệnh phú quý càng già càng giàu cả đời không lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

17:10:38 11/01/2025
Phụ nữ sinh vào ngày am lịch kết thúc bằng số 6 (6,16, 26) thường là người tốt số có Phật che chở. Những ngày sinh âm lịch này thường là ngày tốt lành, tinh tú chiếu rọi, cuộc sống tỏa sáng, được thần linh bảo trợ,