Bộ trưởng Giáo dục lý giải việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp
Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp là điều khiến ông “rất suy nghĩ” và nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và thi môn này.
Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại Quốc hội – GIA HÂN
Nêu vấn đề chất vấn Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên), đề nghị ông Sơn giải thích nguyên nhân điểm thi môn Lịch sử trong các kỳ thi thấp hơn các môn học khác, nhiều học sinh thờ ơ, thái độ học tập đối phó với môn lịch sử. Nữ đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn lịch sử.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận đến nay vẫn có thực tế là điểm thi môn lịch sử trong kỳ thi so với một số môn khác là thấp và tình trạng học sinh cũng không ham thích và học có tính chất đối phó, điểm thi thấp.
“Đây là vấn đề chúng tôi cũng rất suy nghĩ”, ông Sơn nói.
Bộ trưởng Giáo dục đánh giá môn lịch sử là một môn học rất quan trọng. Vì môn học này mang lại những hiểu biết xã hội, lịch sử, những kinh nghiệm sống, giúp cho việc tu dưỡng con người, hiểu biểu biết tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
“Đất nước chúng ta lịch sử hào hùng, có nhiều điều mà thế hệ sau tự hào, nhưng tại sao học sinh không hứng thú, điểm thi thì thấp?”, ông Sơn nêu và cho rằng, câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này.
“Việc dạy vẫn thiên về sự kiện, số liệu, theo đánh giá chưa phát huy được nhiều sáng tạo, cá tính của học sinh trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá thi vẫn thiên về kiểm tra số liệu, ngày tháng, sự kiện, chưa chú ý nhiều về tư duy, ý nghĩa của sự kiện lịch sử”, ông Sơn lý giải.
Bộ trưởng GD-ĐT: “Dạy đọc chép theo văn mẫu rất tai hại cho tình cảm chân thành của học sinh”
Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, trong thời gian sắp tới Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai việc đổi mới giảng dạy và học tập môn lịch sử.
Theo ông, trong hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa qua, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục lên phương án để đổi mới việc dạy và học môn lịch sử.
“Hướng dạy là tăng cường tính sáng tạo của học sinh, không áp đặt cách hiểu đối với lịch sử. Nếu học sinh còn điểm khác trong cảm nhận, đánh giá cần trao đổi, thuyết phục để học sinh có nhận thức đúng, không áp đặt. Thi kiểm tra thì không đánh đố bằng các con số nhớ ngày tháng, nhớ địa điểm, địa danh, sự kiện”, ông Sơn thông tin.
Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, vấn đề dạy và học môn lịch sử như đại biểu nêu là việc lớn, có tính chất chuyên môn sâu. Do đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ có những kế hoạch triển khai việc này.
Năm học 2021-2022: Tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, thực hiện hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch; phối hợp với ngành y tế xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên trong số các nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ trong Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo vừa được Bộ trưởng ban hành.
Chỉ thị nêu rõ năm học 2021-2021, toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Hoạt động khai giảng được tổ chức linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương; bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực; thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
Các nhà trường tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đối với giáo dục mầm non, không áp dụng hình thức dạy học trực tuyến này mà tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.
Để dạy trực tuyến đạt hiệu quả phải quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020-2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định nhiệm vụ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng chuẩn giáo viên; đầu tư hơn nữa cho cơ sở vật chất; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên; hoàn thiện thể chế chính sách./.
Cô giáo Nghệ An đề xuất giải pháp chấm dứt dạy, học theo văn mẫu, bài mẫu Đổi mới từ cách dạy, cách học, cách ra đề thi mới nhịp nhàng. Nếu chỉ kêu gọi cơ sở đổi mới nhưng cách ra đề của Bộ vẫn như cũ thì rất khó làm thay đổi thực trạng Tại tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học...