Bỏ trường chuyên có giúp ích cho giáo dục?
Theo TS Nguyễn Xuân Khánh, nếu trường chuyên tồn tại chỉ để biến tuổi thơ của trẻ thành những thành tích nhất thời thì đề xuất đóng cửa trường là hợp lý.
TS Nguyễn Xuân Khánh, thành viên tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu ( AVSE Global), nhà nghiên cứu công nghệ giáo dục tại Đại học Oulu, Phần Lan, chia sẻ góc nhìn về đề xuất bỏ trường chuyên.
Trước tiên, tôi phải khẳng định trường chuyên chỉ mang lại nhiều ích lợi cho giáo dục và đất nước khi nó gắn liền với bản chất mục tiêu của giáo dục.
Sự tồn tại của trường chuyên, lớp chọn góp phần tạo điều kiện phát triển nhân tài nhưng đồng thời mang lại tiêu cực với “căn bệnh” thành tích. Quan điểm về trường chuyên lớp chọn cũng khác nhau giữa các quốc gia phát triển. Như ở Mỹ, Anh, hay New Zealand, trường chuyên vẫn tồn tại trong khi Phần Lan lại không. Các trường ở quốc gia này đều có chất lượng đào tạo như nhau. Vậy yếu tố nào để đánh giá việc bỏ hay giữ trường chuyên sẽ giúp ích cho giáo dục đất nước?
TS Nguyễn Xuân Khánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trước hết, khi nhắc đến quan điểm bất đồng về trường chuyên ở các nước, mọi người thường chỉ nhắc đến giáo dục trước đại học. Mấu chốt dẫn đến bất đồng này liên quan đến quan điểm về bình đẳng trong giáo dục.
Khi giáo dục phổ thông đều được các quốc gia xem là quyền lợi của mỗi công dân, quan điểm về bình đẳng cơ hội hay bình đẳng kết quả dẫn đến tranh cãi về lợi ích của các chương trình, mô hình trường. Giáo dục đại học và sau đại học hướng đến đào tạo chuyên môn và nâng cao nên thứ hạng trường đại học được chấp nhận chung trên thế giới và quan điểm bình đẳng cơ hội chứ không phải kết quả được áp dụng chung cho các quốc gia.
Dù quan niệm bình đẳng kết quả cho giáo dục phổ thông bị nhiều người phê phán là một ý tưởng đẹp nhưng viển vông, nó vẫn được thực hiện hiệu quả ở Phần Lan, đất nước được đánh giá có nền giáo dục phổ thông hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Không như các quốc gia khác, Phần Lan không có trường chuyên ( gifted schools, grammar schools) hay trường tư nhân ( private schools) ở bậc phổ thông. Đầu tư hay đóng góp vào giáo dục phổ thông sẽ được chia đều cho tất cả trường trên cả nước để đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng nền giáo dục như nhau.
Câu hỏi đặt ra có lẽ là hệ thống giáo dục không có “trường chuyên” thì có kìm hãm sự phát triển của những trẻ có năng khiếu đặc biệt hay không tạo điều kiện tối đa cho chúng?
Phát triển của trẻ hay chất lượng giáo dục thường đi kèm với thước đo dựa trên kiến thức của trẻ và kết quả của những bài kiểm tra kiến thức. Thế nhưng, thước đo này đã lỗi thời cùng với triết lý giáo dục xoay quanh việc truyền đạt kiến thức ( Teaching as Transmission).
Trong hoàn cảnh xã hội đương đại với sự phát triển nhanh chóng và hiện diện phổ biến của công nghệ, kiến thức có thể được truy cập hay tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều so với quá khứ. Góc nhìn về giáo dục không còn đơn thuần là truyền đạt kiến thức nữa, mà quan trọng hơn cần chú trọng việc tương tác trao đổi để tạo ra kiến thức mới ( Teaching as Transaction) và thay đổi trẻ (T eaching as Transformation).
Thước đo cho sự phát triển của trẻ không còn chỉ xoay quanh số lượng kiến thức, thông tin mà trẻ ghi nhớ và thuộc lòng, mà phải xét đến những kỹ năng trẻ học được, khả năng tư duy, tự học và phát triển bản thân. Và chất lượng của giáo dục cần được đánh giá dựa trên việc trang bị những kỹ năng đó, khơi gợi sự tò mò về kiến thức, khám phá ra năng lực bản thân cũng như giúp trẻ có khả năng tự học và phát triển.
Thế nên nếu nhìn vào bản chất của giáo dục và hoàn cảnh thời đại thông tin hiện nay, hệ thống giáo dục không có “trường chuyên” vẫn giúp những trẻ có năng khiếu phát triển và tạo được điều kiện phát triển tối đa cho chúng dài hạn. Ngoài ra, việc tự do vượt cấp bậc học nếu đủ khả năng ở các nước cũng tạo điều kiện đào tạo những trẻ có năng khiếu đặc biệt.
Trường chuyên lớp chọn có thể tạo môi trường học tập tốt cho trẻ có khả năng, nhưng nếu xét tổng thể toàn xã hội, giáo dục không còn giữ giá trị cốt lõi của nó bởi trẻ đã bị phân cấp. Trường chuyên có thể hữu ích nếu được thiết kế dựa trên những giá cốt lõi của giáo dục trên. Thế nhưng nếu trường chuyên chỉ xoay quanh thành tích các bài thi và bảng điểm, “căn bệnh” thành tích đi kèm tàn phá “cơ thể” của giáo dục còn nhiều hơn lợi ích mà trường chuyên mang lại.
Trường chuyên, lớp chọn có thể tạo điều kiện cho nhiều thành tích, kết quả cao ở các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế. Thế nhưng bao nhiêu tấm bằng khen hay giải thưởng đó sẽ được chuyển hóa thành công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ, hay thành những doanh nghiệp đa quốc gia, thành những dự án tầm cỡ quốc tế?Chỉ quen thuộc những dạng bài toán khó để đạt thành tích cao thì vẫn khó thực hiện một nghiên cứu toán học để tìm ra kiến thức mới. Chỉ thuộc lòng kiến thức chuyên sâu để có điểm thi tốt thì vẫn khó để áp dụng chúng hiệu quả vào cuộc sống và công việc sau này.
Nếu sự tồn tại của trường chuyên chỉ để chuyển đổi những năm tháng tuổi thơ của trẻ thành những tấm bằng hay giải thưởng thi đua có giá trị thành tích nhất thời cùng những áp lực nặng nề cho trẻ, thì đề xuất đóng cửa là hoàn toàn hợp lý.
Nói cách khác, trường chuyên chỉ mang lại nhiều ích lợi cho giáo dục và đất nước khi nó gần liền với bản chất mục tiêu của giáo dục: khơi gợi đam mê tìm hiểu kiến thức và trang bị hành trang, kỹ năng cần thiết để cá nhân tự phát triển theo hướng mỗi người lựa chọn.
Đề xuất bán trường chuyên: Cha mẹ ơi đừng chạy theo thành tích nữa!
Chỉ khi xóa bỏ được căn bệnh thành tích, thì cuộc đua vào chuyên mới không "đại trà" như hiện nay, khi đó trường chuyên sẽ "lọc" được tài năng thực sự
Ảnh minh họa
Hệ thống trường chuyên ở nước ta có bề dày lịch sử đến cả gần trăm năm trước. Và phải khẳng định, rất nhiều người học ở những môi trường này đã trở thành những người thành công trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Vậy tại sao nhiều người lại đặt ta câu hỏi "bán trường chuyên cho tư nhân" hay "có nên tiếp tục tồn tại trường chuyên" trong lúc này? Một phần bởi họ nhìn rõ thực tế góc khuất trong hoạt động của trường chuyên không còn giữ nguyên mục đích tốt đẹp như giai đoạn trước kia là nơi để cho những học sinh có tài năng về một môn văn hóa nào đó phát triển, mà thay vào đó nhiều người tìm mọi cách để cho con em (dù không có tài năng thực sự về môn học nào) lọt vào môi trường này.
Những điểm số hoàn hảo này đang ru ngủ các học sinh và nhiều bậc phụ huynh, làm mất động lực phấn đấu của các em.
Người thì ngay từ khi con vào lớp một, đã có định hướng rõ ràng bằng mọi giá con phải thi đỗ vào cấp 2 trường chuyên. Họ bắt đầu hành trình "ép" con học, học ngày, học đêm, học thêm đủ các lò, thậm chí có cháu cùng một môn học thêm 4-5 thầy cô giáo...
Người khác thì quan tâm đến điểm số của con bằng nhiều cách, cốt làm sao để sau 5 năm Tiểu học, học bạ chỉ dặt điểm 10. Vì nếu không có những con điểm hoàn hảo này, con họ sẽ bị loại từ "vòng gửi xe" theo quy định về tuyển sinh vào lớp 6 mà một vài trường THPT chuyên ở Hà Nội đã từng đặt ra. Rồi học sinh sẽ được cộng điểm theo các loại giải thưởng, kể cả giải thể thao đã khiến cho cuộc "săn lùng" giải thưởng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết...
Cũng vì mải mê với cuộc đua khốc liệt để vào trường chuyên như vậy, nên nhiều cháu đã không có tuổi thơ, mà suốt ngày chỉ học, và học, thậm chí đến ăn còn phải trên xe trong lúc cha mẹ đưa đi học thêm. Với cách "cày" ngày "cày" đêm như vậy, đặc biệt ở các lò luyện theo dạng đề của từng trường, nhiều cháu (dù không có tố chất thực sự) nhưng vẫn thi đỗ được vào các trường chuyên. Và con số này cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ ở các trường chuyên hiện nay.
Với cách này, cha mẹ đang ép con học theo ý chí và mong muốn của mình mà không cần biết thực lực con đến đâu. Học để cho cha mẹ được "nở mày nở mặt" với mọi người, nhưng họ không biết rằng, làm như vậy họ đang "đánh cắp" đi tuổi thơ của con mình, khi ra ngoài thì lóng ngóng, ngô ngọng thiếu kỹ năng sống, cái gì cũng không biết.
Với cách học và tuyển sinh của một số trường chuyên như hiện nay, ít nhiều đã khiến sứ mệnh tốt đẹp của hệ thống trường chuyên là để đào tạo những học sinh có năng lực vượt trội ở các môn văn hóa không còn như trước. Vì thế để mô hình trường chuyên trở lại đúng với sứ mệnh của mình, là nơi để ươm mầm, đào tạo những học sinh có năng lực vượt trội một cách tốt nhất, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và từng gia đình.
Trước hết, gia đình là nơi biết rõ nhất khả năng của con em mình. Với một đứa trẻ có khả năng vượt trội, việc vừa học và vừa tham gia các hoạt động đối với các em không quá khó khăn, nhưng đối với một đứa trẻ bình thường, đòi hỏi làm nhiều việc một lúc lại trở thành gánh nặng đối với các em. Vì vậy, nếu tư chất của đứa trẻ bình thường, không nên bằng mọi cách ép nó phải chạy đua với guồng quay vào trường chuyên, lớp chọn, tạo áp lực không cần thiết khiến trẻ mệt mỏi, chán nản với việc học và không biết học để làm gì. Để làm được việc này, cha mẹ phải gạt bỏ được tính sĩ diện, bệnh thành tích hiện đang trở thành trầm kha trong xã hội. Lắng nghe khả năng của trẻ, làm những gì phù hợp cho con mình là điều cha mẹ nên quan tâm.
Một việc không kém quan trọng nữa là ngành Giáo dục và xã hội quyết tâm xóa bỏ được căn bệnh thành tích đang trở nên phổ biến, tràn lan. Thế mới có chuyện một lớp có 43 học sinh thì có đến 42 học sinh giỏi hay trong lớp có tới 98% học sinh giỏi. Và thực tế hiện nay, ít có lớp nào mà có ít hơn 3/4 số học sinh là học sinh giỏi.
Thật khó có thể tin khi mà giờ đây không hiếm những học sinh trong học bạ chỉ toàn những con điểm 10 hoàn hảo. Những con điểm đẹp đẽ đó là cả sự "tự hào" của các bậc cha mẹ để khoe với thiên hạ con mình giỏi giang, không thua kém bạn bè, là điều kiện cần để con họ có thể đăng ký thi tuyển vào các trường chuyên.
Những con điểm đẹp đẽ còn là thành tích của nhà trường, của thầy cô khi báo cáo thi đua, nâng lương, xét thưởng. Và đó cũng là thành tích để địa phương đem ra so sánh, bình xét với các địa phương khác.
Bệnh thành tích với những con điểm 9, 10 và những tờ Giấy khen "Học sinh giỏi" khiến cho các em và gia đình ảo tưởng về khả năng của con em mình. Những con điểm hoàn hảo này đang ru ngủ các con và nhiều bậc phụ huynh, làm mất động lực phấn đấu của các em. Từ đó làm thui chột khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
Và tệ hại hơn, bệnh thành tích đã và đang gây ra những hệ quả đau lòng. Để có được thành tích, người ta tìm mọi cách để chạy trường, chạy lớp, mua điểm, chạy điểm...Những vụ gian lận như ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là những minh chứng rõ ràng nhất.
Vì thế, chỉ khi xóa bỏ được căn bệnh thành tích trong giáo dục và xã hội, thì mới mong có một môi trường giáo dục trung thực và thực chất. Khi đó, trường chuyên mới thực sự thực hiện tròn sứ mệnh của mình, là nơi để những đứa trẻ có tố chất thực sự phát huy được tài năng của mình./.
"Hạ nhiệt" tuyển sinh đầu cấp và vấn nạn "chạy trường" Hàng năm, cứ vào mùa tuyển sinh đầu cấp, chuyện thi tuyển, chọn trường lại trở lên nóng hơn bao giờ hết, nhất là tại các thành phố lớn. "Độ nóng" của cuộc chạy đua này cũng đã và đang có sự phân cấp theo các phân khúc, mức độ khác nhau. Trong đó, đua tranh khốc liệt nhất chủ yếu tập trung...