Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việc đọc, chép văn mẫu rất tai hại
Trả lời chất vấn của Đại biểu về việc dạy và học môn Văn trong các nhà trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép ‘ văn mẫu’ cho học sinh học thuộc là rất tai hại.
Là Đại biểu đầu tiên chất vấn “tư lệnh” ngành giáo dục, Đại biểu Nàng Xô Vi (đoàn Kon Tum) đặt câu hỏi: “Vừa qua Bộ trưởng chỉ đạo không dùng văn mẫu trong giảng dạy môn Ngữ văn. Điều này rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xin hỏi, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để tăng cường chất lượng dạy và học môn học này”?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn. Theo Bộ trưởng, dù ngoại ngữ ngày càng có vai trò quan trọng nhưng trước hết, học sinh Việt Nam phải giỏi tiếng Việt.
“Việc giảng dạy môn Ngữ văn cần được chú trọng. Các trường cần chấm dứt việc dạy theo văn mẫu, giáo viên đọc cho học sinh chép. Việc soạn văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm, chân thành chân thực cho học sinh.
Sắp tới, ngành sẽ có điều chỉnh mang tính chuyên môn. Chấm dứt văn mẫu cũng là một trong những yếu tố làm chấm dứt việc dạy thêm học thêm” – Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn
Về tình trạng dạy thêm học thêm, Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) chất vấn, “hiện việc dạy thêm bị nghiêm cấm nhưng vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến thậm chí có học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Nhiều cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra về vấn đề này”.
Giải trình về nội dung trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã là không được, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng.
“Trong Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy và học trực tuyến đã nêu rõ số giờ dạy cho các cấp các lớp. Nếu quá giờ quy định các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến có quá giờ hay không” – Bộ trưởng nói.
Cùng tham gia chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) nêu vấn đề “trong một số Bộ SGK của Nhà xuất bản giáo dục có những bài học thiếu tính giáo dục, giải pháp khắc phục ra sao?”.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi có ý kiến của phụ huynh về chất lượng của một số bài học trong các bộ sách, Hội đồng chuyên môn của Bộ đã kịp thời trao đổi với các tác giả, nhanh chóng điều chỉnh sửa chữa nội dung trước khi sách đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ cũng đang điều chỉnh quy trình điều kiện đối với việc xuất bản SGK nhằm đảm bảo chất lượng.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục phải có trách nhiệm khi sách giáo khoa có sạn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng ) cho rằng, khi sách giáo khoa có sạn thì trách nhiệm có phần của lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Đã kịp thời điều chỉnh, sửa chữa
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - GIA HÂN
Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn) đặt vấn đề: bộ sách khoa học tự nhiên, tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số điểm thiếu tính khoa học và giáo dục. Bên cạnh đó, việc thiết kế môn học tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới đang nảy sinh tình trạng một môn học có 3 giáo viên được lên lớp, do chuyên môn giáo viên khác nhau.
Về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi có các ý kiến trong dư luận về sách giáo khoa, hội đồng chuyên môn đã trao đổi với các đơn vị, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa nội dung trước khi đến tay học sinh.
"Về lâu dài, Bộ đang điều chỉnh về quy trình, điều kiện để đảm bảo sách giáo khoa có chất lượng ngày càng cao hơn", ông Sơn nói.
Bộ trưởng GD-ĐT: "Dạy đọc chép theo văn mẫu rất tai hại cho tình cảm chân thành của học sinh"
Về dạy học tích hợp, Bộ trưởng Sơn cho biết đang thực hiện ở lớp 6. Hiện, Bộ này đã hướng dẫn các nhà trường sắp xếp sao cho 3 giáo viên của các phân môn khác nhau dạy học theo logic nội dung.
"Đơn vị nào sắp xếp theo đúng nội dung chương trình thì triển khai thuận lợi. Đơn vị nào sắp xếp cả 3 giáo viên dạy song song thì có phần lúng túng. Quá trình triển khai bộ có tập huấn cho các đơn vị. Chúng tôi tiếp tục tăng cường triển khai các môn tích hợp trong thời gian tới", ông nói.
Sách giáo khoa nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sữa chữa, khắc phục, xử lý
Chưa đồng tình với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, "phần trả lời của Bộ trưởng chưa thuyết phục".
Theo đại biểu, sách giáo khoa sai thì học sinh đã mua, đã học. Do đó, dư luận đang trông chờ sự giải quyết dứt điểm, kịp thời, minh bạch của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Đại biểu Thúy cho rằng, cần có sự trả lời trước công luận càng sớm càng tốt. Tập thể tác giả và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục.
Nữ đại biểu Đà Nẵng lập luận Bộ Giáo dục - Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sách giáo khoa, trách nhiệm trước hết là của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập. Trách nhiệm thứ hai thuộc về cơ quan tham mưu của Bộ. Thứ ba, là trách nhiệm của lãnh đạo Bộ.
"Dù việc phê duyệt sách giáo khoa là của nhiệm kỳ trước nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước là xuyên suốt. Lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và tập thể tác giả sách giáo khoa nói trên giải trình trước công luận. Nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sữa chữa, khắc phục, xử lý theo thẩm quyền", đại biểu Thúy nói.
Trả lời sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi có lỗi nào đó trong sách giáo khoa được đưa lên mạng thì tất cả mọi người cùng biết, nhưng công sức của các thầy cô trong bộ sách thì không có nhiều người biết. Dù vậy, Bộ trưởng Giáo dục ghi nhận ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy và cho biết sẽ có những chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới.
Bộ trưởng Giáo dục lý giải việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc học sinh thờ ơ, điểm thi môn lịch sử thấp là điều khiến ông "rất suy nghĩ" và nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và thi môn này. Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại Quốc hội - GIA HÂN...