Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Kỳ thi THPT quốc gia là cần thiết không thể bỏ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, kỳ thi THPT quốc gia là căn cứ quan trọng để đánh giá tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng nên dịch bệnh khó khăn mấy cũng không thể bỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định kỳ thi THPT quốc gia là cần thiết – GIA HÂN
Tại phiên chất vấn chiều nay, 11.11, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phản ánh một số trường đại học tranh thủ thu hút nhiều sinh viên để có chi phí, từ đó chất lượng đào tạo không đảm bảo, sinh viên ra trường không có việc làm. “Nên chăng có yêu cầu cam kết của các trường đại học về vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường không?”, ông Hoà chất vấn.
“Tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài, gây bất ổn tâm lý xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng, tâm lý học sinh, sinh viên. Có thể đã đến lúc bỏ kỳ thi THPT quốc gia như vừa qua Bộ đã áp dụng cho một số tỉnh thành vì dịch bệnh nhiều. Vì cùng một quốc gia mà nơi thi, nơi không thì tạo ra sự không công bằng?”, đại biểu Hòa hỏi thêm.
Video đang HOT
Trả lời, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc bằng các trường đại học cam kết là khó khả thi bởi lẽ mối liên hệ mối quan hệ giữa nhà trường và bên tuyển dụng nếu có là tốt, nhưng việc tuyển dụng không nằm trong tay của nhà trường.
“Ngay cả doanh nghiệp cũng hiếm có ai dám đặt bút ký sẽ tuyển dụng bao nhiêu nhân lực. Vì vậy, giải pháp là cần tăng cường mối liên hệ liên kết giữa nhà trường, doanh nghiệp, người tuyển dụng”, ông Sơn nói.
Người đứng đầu ngành GD-ĐT cho biết, năm ngoái đã chia kỳ thi THPT thành nhiều đợt tại các tỉnh phía nam do giãn cách và có khoảng 2.000 thí sinh được đặc cách. “Kỳ thi THPT đã được luật hóa, Bộ thực hiện theo quy định của luật. Mặt khác, kỳ thi có nhiều tác dụng trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Hiện tại đây vẫn là một trong những căn cứ để các đại học, cao đẳng tuyển sinh”, Bộ trưởng Sơn giải đáp.
Theo ông Sơn, trong năm 2021-2022 và các năm tới, Bộ GD-ĐT đang lên phương án về hình thức thi linh hoạt hơn trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Căn cứ vào tình hình của các địa phương, nhóm địa phương sẽ lên kế hoạch thi linh hoạt hơn năm học vừa qua. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn để có thể thi nhiều lần hơn, thậm chí mỗi tỉnh một kế hoạch thi.
“Do tình hình mới bất đắc dĩ theo cách này nhưng tôi khẳng định việc thi THPT vẫn là cần thiết”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Tiếp sức mùa thi 'đúng, trúng, hay'
20 năm, chương trình Tiếp sức mùa thi đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để làm sao tiếp cận được đông đảo học sinh nhất, theo hướng hiệu quả nhất.
Mỗi địa phương có những cách làm mới, sáng tạo trong Tiếp sức mùa thi, làm sao để phù hợp với tình hình thực tế và hỗ trợ được nhiều nhất cho thí sinh (TS).
Nhiều đội hình hỗ trợ thí sinh và phụ huynh mỗi mùa thi đến - LÊ THANH
Anh Lâm Văn Tân, Phó bí thư Thành đoàn TP.Cần Thơ, cho biết trước năm 2015, khi TS chưa thi kỳ thi THPT quốc gia, mỗi kỳ thi tuyển sinh ĐH thì TP đều đón khoảng 50.000 lượt TS và người nhà. Để hỗ trợ hiệu quả kỳ thi của học sinh, Thành đoàn thành lập các tiểu ban tiếp sức mùa thi, thiết kế các poster, thông tin tuyên truyền tới TS.
Những năm qua, đặc thù ở chương trình Tiếp sức mùa thi ở Cần Thơ có mô hình "Liên chi hội sinh viên vùng miền", nhờ sức mạnh của công nghệ, nền tảng mạng xã hội, mô hình này cho phép kết nối sinh viên từ Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Hậu Giang... Từ đó, các sinh viên có thể hỗ trợ các TS từ công tác ôn luyện thi, chọn trường chọn ngành, tâm lý, sức khỏe mùa thi cho tới các hoạt động tiếp sức trong những ngày kỳ thi diễn ra.
Anh Nguyễn Quốc Huy, ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận, cho biết trước năm 2020 về trước, học sinh từ đảo Phú Quý phải vào đất liền để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh CĐ, ĐH. Khi đó, đội hình tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi triển khai các mô hình như taxi miễn phí, vận chuyển TS miễn phí từ bến cảng vào địa điểm thi, tổ chức nấu những suất ăn miễn phí đầy đủ dinh dưỡng cho TS, động viên tinh thần TS thi tốt.
Năm nay có kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên mà TS ở trên đảo Phú Quý được thi ngay tại trường của mình ở trên đảo, đúng với tâm tư, nguyện vọng của các phụ huynh, TS. Do đó, lần đầu tiên Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức tập huấn, hướng dẫn để đội hình 30 tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi tự tin làm nhiệm vụ trên đảo Phú Quý. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh, đội tình nguyện viên hoạt động luân phiên, làm sao để hỗ trợ tốt nhất cho các TS ở ngoài đảo.
Anh Thái Minh Sỹ, Phó bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An, Chủ tịch Hội Sinh viên Nghệ An, chia sẻ mô hình "Gia sư áo xanh", "Mỗi giảng viên, giáo viên trẻ, sinh viên hỗ trợ 1 TS" trong chương trình Tiếp sức mùa thi, hỗ trợ TS tối đa ở Nghệ An thời gian qua. Hay chương trình "Em tôi đi thi", vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ TS có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Sỹ cho biết trong mùa dịch, học sinh phải ôn tập từ xa, cần hệ thống internet, máy tính, điện thoại, đội hình này cũng hỗ trợ các em, đặc biệt là các em con của đồng bào thiểu số, con em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, trong mùa dịch, tại Nghệ An còn có đội hình hỗ trợ xe đưa đón TS diện F1, F2 nằm trong vùng cách ly đi thi...
Anh Ngô Trọng Nguyễn, Phó chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, đề xuất tăng cường những báo cáo viên, cán bộ Hội làm việc hiệu quả, chia sẻ câu chuyện hay để có thể lan tỏa kinh nghiệm thực tế của bản thân, chia sẻ kiến thức cho các bạn. Đồng thời theo anh Nguyễn, chuyển đổi số trong Tiếp sức mùa thi là tất yếu. Có thể lấy ví dụ từ việc trang bị kỹ năng số hóa cho tình nguyện viên, nhờ công nghệ, việc quản lý công việc, kiểm tra tiến độ công việc của tình nguyện viên dễ dàng, hiệu quả hơn...
Giáo dục ba chân và một... gậy Với thế chân kiềng dựa vào ba trụ cột mà giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn chưa vững thì cần thêm cái gì? Báo điện tử Hanoimoi.com.vn số ra ngày 13/05/2021 có bài: "Giáo dục và đào tạo phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực". Bài báo nêu 10 nhiệm vụ...