Bố trí lệch giờ học, sinh hoạt tập thể để phòng, chống Covid-19
Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tỉnh Kon Tum mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, địa phương lại giáp ranh với tỉnh Gia Lai, nơi đã ghi nhận 6 ca dương tính SARS-CoV-2. Do đó, chính quyền các cấp, trong đó ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh.
Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, đơn vị vừa gửi văn bản đến các phòng GD&ĐT, trường phổ thông… thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu, rà soát, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ngoài ra, tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng,…, duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định.
Sở GD&ĐT cũng đề nghị, thực hiện nghiêm túc ứng dụng “An toàn COVID” theo chỉ đạo của Sở. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm túc thực hiện khai báo y tế khi đã đến/trở về từ vùng dịch.
Tỉnh Kon Tum tái thành lập 2 chốt kiểm soát dịch COVID-19.
Đồng thời, Sở cũng yêu cầu, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang từ nhà đến trường, trong lớp học, nơi công cộng và các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc. Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Các cơ sở giáo dục thực hiện giảm, giãn số học sinh trong phòng học phù hợp các biện pháp phòng, chống dịch và điều kiện thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người. Ngoài ra, có phương án dạy học khi học sinh không học tập trung trên lớp.
Ưu tiên dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12, đẩy mạnh sử dụng phần mềm Office 365 trong công tác quản lý và dạy học trực tuyến. Tạm dừng các hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường từ ngày 1/2 cho đến khi có thông báo mới.
Sở GD&ĐT Kon Tum cũng đề nghị các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường. Phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Căn cứ tình hình dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho học sinh nghỉ học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trong trường học - ẢNH T.N
Chỉ thị yên cầu các sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở GD-ĐT.
Rà soát, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn; thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng... duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định.
Phối hợp với sở y tế và các cơ sở y tế địa phương theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời.
"Kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm", chỉ thị nhấn mạnh.
Bản tin Covid-19 ngày 28.1: Ngày nín thở vì lây nhiễm cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh
Chỉ thị nêu: căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương, sở GD-ĐT phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định việc cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên nghỉ học.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho sinh viên, học viên nghỉ học và thực hiện việc dạy và học theo hình thức trực tuyến.
Chỉ thị cũng đưa ra yêu cầu các vụ trực thuộc Bộ chủ trì, hướng dẫn việc điều chỉnh kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế.
Vụ Giáo dục thể chất chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT và bộ, ngành liên quan tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở GD-ĐT.
Những người đến các địa điểm ở Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội cần liên hệ cơ quan y tế
Ngành GD các tỉnh miền Bắc phản ứng nhanh sau ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới Ngay khi ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 mới, một số tỉnh đã quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học, hoặc hạn chế các hoạt động tham quan, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo để đảm bảo an toàn cho HS. Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet) Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho phép...