Bộ Thông tin và Truyền thông đạt được thỏa thuận với YouTube
Khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật, YouTube sẽ dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh này.
Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 6/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam có 120.000 người đăng ký làm video trên YouTube, trong đó 15.000 kênh thu tiền quảng cáo, 350 kênh có hàng triệu người theo dõi. Mỗi tháng, hàng nghìn video có nội dung xấu, độc đã bị gỡ bỏ trên các mạng xã hội. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ video xấu độc, vi phạm pháp luật trên nền tảng YouTube đã tăng từ 50% lên 90%.
Bộ TT&TT đã đạt được thỏa thuận với YouTube rằng khi cơ quan chức năng Việt Nam thông báo một kênh vi phạm pháp luật, nền tảng này sẽ dừng việc chia tiền quảng cáo với kênh đó. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất các nội dung xấu độc. Người dân và tổ chức khi phát hiện video vi phạm có thể báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở TT&TT để xử lý.
“Thời gian tới, việc này sẽ phải làm rất nghiêm”, Bộ trưởng Hùng khẳng định.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Hoàng Phong
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ làm việc với YouTube để nâng tỷ lệ thực thi pháp luật không phải là 90% mà là 100%. Bên cạnh đó, Bộ cũng phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc. “Việc này rất khó, nhưng chúng tôi cương quyết làm và tôi tin 2021 sẽ có công cụ này”, Bộ trưởng nói.
Bộ TT&TT cũng kết hợp các Bộ khác để ra hướng dẫn cách nhận diện thế nào là video vi phạm thuần phong mỹ tục, nâng cấp đường dây nóng thành trung tâm phát hiện các video xấu độc. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các Sở cũng sẽ vào cuộc và các ngành cũng cần tự xác định video xấu độc trong ngành mình. Bộ sẽ hỗ trợ công cụ để thực hiện điều đó. “Chúng ta sẽ cùng xem, cùng phát hiện, và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý”, ông Hùng nói.
Trả lời VnExpress ngày 8/10, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết thời quan qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng chục nghìn video xấu. Số lượng nội dung không lành mạnh đã giảm nhiều so với những năm trước đây, nhưng “cứ quét sạch lại có rác mới”. Vệc xử lý các nội dung như vậy được đánh giá là bài toán khó trong điều kiện tự do thông tin xuyên biên giới.
Theo ông Phúc, bên cạnh việc cơ quan quản lý phải tăng cường giám sát, cần sự phối hợp của người dùng và bộ phận quản lý của các nền tảng như YouTube vì là các nền tảng quốc tế. Bộ TT&TT đã xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, Trung tâm lưu chiểu truyền thông số quốc gia, để tìm hiểu thông tin tiêu cực trên không gian mạng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, Bộ cũng hợp tác với các công ty công nghệ quốc tế để yêu cầu xử lý các thông tin ảnh hưởng tới cộng đồng, như xóa kênh của Khá “Bảnh”, Dương Minh Tuyền…. trên YouTube. Một YouTuber khác là Nguyễn Văn Hưng cũng bị Sở TT&TT Bắc Giang xử phạt hai lần trong một tháng vì đăng video không phù hợp với thuần phong mỹ tục, bị yêu cầu xóa video và nộp phạt tổng cộng 17,5 triệu đồng.
Cách chèn logo bản quyền vào video YouTube
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn ba cách chèn logo vào video trên YouTube nhằm bảo vệ tác quyền và hạn chế người khác ăn cắp video.
Khi bạn upload một video lên YouTube, bất kỳ ai cũng có thể truy cập nó, và một vài người trong số đó có thể muốn chiếm nó làm của riêng. Tính đến hiện tại, bạn vẫn chưa có cách nào để biết ai đang sử dụng video của mình hoặc ngăn chặn điều đó. May thay, bạn vẫn có cách hiệu quả để ngăn chặn người khác ăn cắp video, cũng như bảo vệ tác quyền của mình đó là chèn logo vào video YouTube.
Video đang HOT
Sử dụng công cụ Branding của YouTube
YouTube có sẵn công cụ trực tuyến tên gọi Branding cho phép người dùng chèn logo dưới dạng dấu bản quyền (watermark) vào các video của mình.
Để sử dụng công cụ Branding, hãy sử dụng trình duyệt trên máy tính hoặc tải phiên bản dành cho máy tính của YouTube trên di động.
Bước 1: Mở trình duyệt.
Bước 2: Truy cập vào địa chỉ YouTube.com.
Bước 3: Bấm nút Sign in (Đăng nhập) ở phía trên góc phải, sau đó đăng nhập vào tài khoản.
Bước 4: Bấm lên nút ảnh đại diện cũng ở phía trên góc phải.
Bước 5: Chọn YouTube Studio.
Bước 6: Bấm nút Settings (Cài đặt) ở dưới cùng bên trái của trang YouTube Studio.
Bước 7: Tại cửa sổ cài đặt hiện ra, bạn chọn Channel (Kênh).
Bước 8: Chọn thẻ Branding (Xây dựng thương hiệu).
Bước 9: Bấm nút Choose image (Chọn hình ảnh).
Bước 10: Chọn file logo từ máy tính. File logo phải có tỷ lệ vuông, kích thước ít nhất là 150 x 150 pixel, và có dung lượng dưới 1 MB.
Bước 11: Chọn thời gian bạn muốn logo hiển thị trên video. Bạn có thể cho nó hiển thị trên toàn bộ video, ở cuối video, hoặc thời gian bắt đầu tùy chỉnh.
Bước 12: Bấm nút Save (Lưu).
Bây giờ, bạn mở video bất kỳ trên kênh YouTube của mình và bạn sẽ thấy logo phủ lên video ở góc dưới cùng bên phải của trình phát video.
Sử dụng ứng dụng bên thứ ba
Với cách kể trên, logo chỉ sẽ hiển thị khi người khác mở video trên YouTube. Nếu ai đó tải video về, dấu bản quyền sẽ biến mất. Với hai trang web dưới đây, bạn có thể chèn dấu bản quyền vĩnh viễn vào video và hoàn toàn miễn phí.
Kapwing
Kapwing là công cụ trực tuyến hỗ trợ chèn logo vào video chỉ với vài thao tác đơn giản. Nếu sử dụng tài khoản miễn phí, bạn có thể tạo video không có dấu bản quyền của dịch vụ này. Bạn có thể chèn logo vào video có độ dài lên đến 7 phút, và bạn có thể xuất bản lên đến 3 giờ video mỗi tháng. Nếu bạn muốn tạo nhiều video hơn, bạn cần trả phí 20 USD/tháng.
Bước 1: Sau khi tạo tài khoản, hãy upload video lên Kapwing.
Bước 2: Khi quá trình upload hoàn tất, bạn bấm nút Images ở trình đơn phía trên cùng.
Bước 3: Upload ảnh bạn muốn chèn vào video, sau đó thay đổi kích thước và kéo nó đến vị trí bạn muốn nó xuất hiện trong video.
Bước 4: Bấm nút Publish và tải video về.
Pixico
Pixico là một dịch vụ khác cho phép chèn logo (và các hiệu ứng khác) vào video miễn phí. Về cơ bản, quy trình chèn logo cũng tương tự như Kapwing. Chỉ có điều, dịch vụ này cần nhiều thời gian hơn để tạo (render) video, nhưng bạn có thể chọn nhận email thông báo khi quá trình tạo video hoàn tất nếu bạn không muốn đợi.
Bước 1: Tạo tài khoản miễn phí và bấm nút Add watermark.
Bước 2: Kéo và thả video vào hộp upload.
Bước 3: Khi quá trình upload video hoàn tất, hãy chọn ảnh logo bằng cách bấm nút Upload.
Bước 4: Bấm nút Render và đợi cho đến khi quá trình tạo video hoàn thành, sau đó tải nó về.
Trên đây là ba cách chèn logo vào video trên YouTube nhằm bảo vệ tác quyền và tránh người khác ăn cắp video. Hy vọng nó hữu ích với bạn. Nếu bạn biết cách nào khác hay hơn, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.
Google phát hành bản beta công khai của Recommendations AI Google vừa công bố bản beta công khai của Recommendations AI - một dịch vụ được quản lý hoàn toàn bởi AI nhằm đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa cho các cửa hàng. Recommendations AI hiện đã được triển khai dưới dạng beta công khai Theo ZDNet, Recommendations AI dựa trên công nghệ mà Google cho biết họ...