Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, giáo dục sẽ tan rã chứ không chỉ đi xuống. Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cấu trúc của kỳ thi là cần thiết.
Một cột mốc không thể hủy bỏ
Kỳ thitốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) là kỳ thi bắt buộc phải có đối với bất kỳ nền giáo dục nào, mà bỏ nó nền giáo dục sẽ tan rã, chứ không chỉ đi xuống. Trên thế giới này, với những cách thức, mức độ khác nhau, ở hầu hết các quốc gia việc tốt nghiệp PTTH đều được đánh dấu với một tấm bằng, một kỳ thi.
Hiện trạng của kỳ thi của VN hiện nay là kết quả của việc tổ chức tồi, chứ không phải do chức năng tồi của một kỳ thi. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa nghĩa vụ của một kỳ thi với chất lượng của một kỳ thi, không thể thay thế một cuộc thi chưa nghiêm túc bằng việc không thi.
Nói rộng ra, cần phải phân biệt mặt tiêu cực của một nền giáo dục với một nền giáo dục tiêu cực. Thi không nghiêm túc là mặt tiêu cực của nền giáo dục, còn bỏ thi là biểu hiện của nền giáo dục tiêu cực.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.
Giáo dục phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong cả quá trình giáo dục. Đó là giáo dục nền tảng, là giáo dục con người và là bước đầu tiên trong việc tiến đếngiáo dục các nhà chuyên môn.
Video đang HOT
Nếu bây giờ một người đi học từ lớp 1 không chờ đợi, lo sợ có một kỳ thi ở điểm kết thúc của quá trình học tập, thì chất lượng học tập lập tức tan rã ngay từ lớp 1. Như vậy là “tháo cũi xổ lồng” cả đầu vào lẫn đầu ra, sẽ không còn kỷ cương giáo dục và đào tạo nữa.
Mặt khác, không nên nhầm lẫn rằng một kỳ thi có 97-98% đỗ là một kỳ thi tồi. Bởi vì kỳ thi này cần chuẩn bị cho xã hội nhiều thứ, nhiều mức độ, yêu cầu, đòi hỏi. Mức tỷ lệ tốt nghiệp cao đó cũng là một hiện thực phổ biến trên thế giới.
Nên nhớ rằng xã hội có những cấp độ nhu cầu khác nhau đối với tấm bằng phổ thông. Chúng ta đòi hỏi thống nhất mục tiêu của cả xã hội nên mới rơi vào bi kịch. Chúng ta phải cho ra lò, cung cấp cho xã hội một chứng chỉ. Còn xã hội phải đủ thông thái để sử dụng chứng chỉ đó cho những mục tiêu tiếp theo, ví dụ như tuyển đầu vào đại học.
Tại nhiều quốc gia mà giáo dục phổ thông được coi trọng, kỳ thitốt nghiệp còn trở thành tư liệu cơ bản, thành điều kiện cần, đôi khi cả điều kiện đủ để vào các trường đại học. Chẳng hạn ở Anh, tốt nghiệp PTTH (Alevel) là một mức học vấn, một danh hiệu xã hội hẳn hoi. Số môn phải thi TN tối thiểu là 4, nhưng người thi có thể đăng ký thi nhiều môn hơn để hồ sơ của họ hấp dẫn với các trường đại học.
Tú tài hay A level là một mức học vấn phổ quát trên toàn thế giới. Thi tốt nghiệpkhông phải sự ngẫu hứng của các nhà giáo dục về chuyện nó cần hay không cần. Chúng ta không thể hủy bỏ một cột mốc đánh dấu một giai đoạn học vấn mang tính nền tảng, cơ sở của toàn bộ quá trình giáo dục của một quốc gia.
Các nhà nước muốn thống nhất phải thống nhất từ giáo dục, ngôn ngữ, chữ viết. Không có tiêu chuẩn của quốc gia về giáo dục phổ thông, làm sao thống nhất được về ngôn ngữ, chữ viết. Không có những sự thống nhất đó, làm sao có quốc gia thống nhất?
Tổ chức lại cấu trúc kỳ thi
Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cơ cấu của một kỳ thinhư vậy là cần thiết: tổ chức thi như thế nào, quan niệm về kỳ thi ra sao… Kỳ thitốt nghiệp PTTH cần được tổ chức lại, giản tiện bớt để đạt được những tiêu chí gọn nhất, nhẹ nhất và rõ ràng nhất, đáp ứng cho các kỳ vọng, mục tiêu của các nhóm xã hội.
Cấu trúc thi cần thể hiện sự khác biệt, sự đòi hỏi khác nhau của các nhóm xã hội đối với kỳ thi này. Nhóm hàn lâm cao nhất cần điều gì ở kỳ thi, nhóm các chuyên gia thực hành cần gì, nhóm những người cần một tấm bằng để “yên dạ” xã hội cần gì, v.v…
Sự tế vi trong các mục tiêu khác nhau của các nhóm, tầng nhu cầu trong xã hội là đối tượng mà ngành giáo dục và đào tạo buộc phải nghiên cứu, chứ không thể tiếp tục lảng tránh. Ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp các đề thi, mức thi, cách thi cho những nhóm nhu cầu đa dạng trong xã hội.
Bởi vậy, cái chúng ta cần là làm thế nào cấu trúc cuộc thi ấy tự nó tạo ra sự phân loại, có lợi cho toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục VN. Chẳng hạn, tạo ra sự phân loại học sinh tốt nghiệp ở các trình độ dành cho trường đại học với các cấp độ chất lượng, danh tiếng khác nhau.
Kỳ thitốt nghiệp cần trở thành tư liệu cần, chính xác để xác định đầu vào của các trường đại học. Sau đó, bản thân mỗi trường đại học sẽ có những “vũ khí”, sự sắc sảo chuyên nghiệp để tuyển chọn tiếp, đó chính là điều kiện đủ của mỗi trường. Nhiều trường đại học trên thế giới thậm chí xem kỳ thi tốt nghiệp là điều kiện cần và đủ, kể cả những trường danh tiếng.
Quá trình để đi đến mục tiêu đó, từ khi thí nghiệm cho đến lúc thành công có thể phải mất hàng chục năm. Nhưng chúng ta đừng sốt ruột đối với giáo dục, đào tạo. Trong khi chúng ta có một bộ máy mà năng lực sử dụng con người còn thấp, thì tại sao chúng ta lại tỏ ra quá sốt ruột về chất lượng đầu vào, đầu ra của giáo dục?
Theo Vietnamnet
Khuyến khích mở cơ sở giáo dục ĐH trong các doanh nghiệp lớn
Đó là một trong những nội dung chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -2020. Theo đó, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2013 - 2015, Bộ GD-ĐT đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Theo đó, triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. Quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức, nội dung liên kêt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp; huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tổ chức đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập và tuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
Chủ động đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao; chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt với nhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội.
Ảnh minh họa
Tiếp tục thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho các cơ sở giáo dục, vùng còn nhiều khó khăn, các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm. Ưu tiên các chỉ tiêu cho các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm đi học tại nước ngoài theo các đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình học bổng của nước ngoài, đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu giáo dục đủ tầm để xây dựng nền khoa học giáo dục Việt Nam, tham mưu cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách giáo dục. Ưu tiên cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về khoa học giáo dục; đầu tư nhằm nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học của các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Hoàn thành và trình Chính phủ Nghị định về phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học và triển khai thực hiện. Phát triển các chương trình đào tạo trình độ đại học theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng. Vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các đại học có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường đại học ở Việt Nam.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Ngày 29/3, Bộ GD-ĐT quyết định các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay gồm 6 môn thi. Theo đó, học sinh hệ THPT sẽ thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hoá học, Địa lý, Sinh học. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức,...