Bộ sưu tập NFT Tôn Ngộ Không của Trung Quốc bị tố đạo nhái
Những hình ảnh trong bộ sưu tập Bored Wukong có nhiều nét tương đồng bộ hình vượn Bored Ape Yacht Club.
Bộ sưu tập token không thể thay thế (NFT) có hình chú khỉ Tôn Ngộ Không với tên gọi Bored Wukong bị người dùng trên mạng xã hội WeChat tố đạo nhái. Bài tố cáo cho rằng Bored Wukong có nét tương đồng với bộ sưu tập NFT hình con vượn nổi tiếng Bored Ape Yacht Club (BAYC).
Bored Wukong là các bức ảnh ở dạng 2D và 3D chân dung nhân vật Tôn Ngộ Không trong bộ truyện và phim truyền hình nổi tiếng Tây du ký. Tương tự như phong cách Bored Ape, các NFT của Bored Wukong là hình chú khỉ dưới nhiều trang phục, kiểu tóc và biểu cảm khác nhau.
Bộ sưu tập Bored Wukong bị tố đạo nhái. Ảnh: SCMP.
Bức ảnh đầu tiên trong bộ sưu tập được bán vào tháng 11/2021 với giá 99 tệ (tương đương 15 USD). Một tháng sau, NFT này được mua lại với giá 1.888 tệ. Hiện tại, bức ảnh này đang được niêm yết với giá gần 9 triệu tệ trên sàn giao dịch NFTCN của Trung Quốc.
BAYC là bộ sưu tập gồm 10.000 bức ảnh hình con vượn với các phong cách khác nhau. Bored Ape trở thành cơn sốt do có nhiều người nổi tiếng sở hữu chúng như rapper Eminem, nghệ sĩ Paris Hilton. Tổng vốn hóa của bộ sưu tập này vào khoảng 2,8 tỷ USD.
Từ khi bị cáo buộc sao chép, Bored Wukong trở nên nổi tiếng hơn. Bài viết trên WeChat cho rằng tác giả của bộ NFT trên đã đạo nhái nhiều chi tiết, đặc biệt là biểu cảm của các con vượn trong BAYC. Theo SCMP, bài viết đã có 243.000 lượt xem.
Bộ sưu tập Bored Ape và một số người nổi tiếng đang sở hữu chúng.
Video đang HOT
Wang Wendong, giảng viên tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc là người đứng sau bộ sưu tập này. Ông phản biện rằng mình đã tự tay vẽ từng con khỉ để đảm bảo không bị trùng lặp trang phục hay biểu cảm.
Ông Wang cho rằng chuyện trùng hợp là lẽ thường tình, giống như vẻ ngoài của các diễn viên. “Nếu điểm qua các ngôi sao trong giới điện ảnh, mọi người sẽ thấy ai cũng có nét đẹp giống nhau”, Wang chia sẻ. Ông nghi ngờ có người đang cố tình tạo tin xấu để ghìm giá của bộ sưu tập xuống.
Các tác phẩm của Wang Wendong đang đứng hạng 2, xét về khối lượng giao dịch trên sàn NFTCN. Hầu hết tác phẩm trên sàn giao dịch này được lưu trữ trên một mạng lưới phụ của blockchain Ethereum.
Chính phủ và truyền thông tại Trung Quốc thường xuyên lên tiếng cảnh báo rủi ro khi sở hữu và giao dịch NFT. Tuy nhiên, người dân nước này rất quan tâm đến NFT. Chính phủ Trung Quốc cũng không cấm loại tài sản này và dự kiến cho ra mắt một mạng lưới blockchain để khởi tạo và quản lý các NFT trong nước.
Token không thể thay thế hay NFT là đoạn mã đại diện cho quyền sở hữu một tài sản số được lưu trữ trên mạng lưới blockchain. Giá trị của NFT dựa vào sự hiếm có và độ độc đáo. Do đặc tính của chúng, người sở hữu không thể đổi một NFT này lấy một NFT khác.
Người đứng sau bộ sưu tập NFT trị giá 2,8 tỷ USD
Bộ sưu tập NFT hình con vượn được định giá hàng tỷ USD, tuy nhiên danh tính người đứng sau chúng đặt dấu hỏi về sự minh bạch của tài sản ảo.
Trong chương trình The Tonight Show phát trên NBC cuối tháng 1, Paris Hilton xuất hiện với tư cách khách mời. Cô cùng MC Jimmy Fallon thảo luận về bộ sưu tập NFT (token không thể thay thế) có tên Bored Ape Yacht Club gồm 10.000 hình vẽ con vượn.
Một bức ảnh trong bộ sưu tập đã được Fallon mua vào năm 2021 với giá khoảng 216.000 USD, trong khi Hilton cũng mua một tấm với giá hơn 300.000 USD.
Được tạo ra bởi 4 nhân vật giấu tên, Bored Ape Yacht Club (BAYC) nhanh chóng thu hút nhiều chú ý, trở thành bộ sưu tập NFT đắt giá nhất hiện nay với bức ảnh rẻ nhất có giá 280.000 USD. Tổng vốn hóa thị trường của bộ sưu tập đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Yuga Labs, công ty đứng sau BAYC đang đàm phán với quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz để nhận khoản đầu tư 5 tỷ USD. Dù có công ty đại diện, danh tính những người tạo ra BAYC vẫn là ẩn số.
Nhiều người nổi tiếng đã mua các NFT con vượn trong bộ sưu tập BAYC.
Từ đam mê văn học đến bộ NFT tỷ USD
Được hàng chục người nổi tiếng sở hữu và quảng bá, BAYC trở thành tâm điểm cho các cuộc thảo luận về NFT. Những người ủng hộ cho rằng loại tài sản này sẽ cách mạng hóa nghệ thuật và thương mại, trong khi nhóm không ủng hộ nhận định đây chỉ là "bong bóng" đầu cơ, một hình thức lừa đảo
BAYC không chỉ kiếm tiền từ các đợt bán lần đầu (khoảng 2 triệu USD), mà còn thu phí bản quyền 2,5% cho các giao dịch trong tương lai. Công ty đứng sau BAYC còn hợp tác tạo ra bộ sưu tập NFT với Adidas, tổ chức concert dành cho người sở hữu NFT với sự tham gia của Chris Rock, Aziz Ansari và The Strokes.
Khi giá trị ngày càng lớn, danh tính những người tạo ra BAYC thu hút nhiều chú ý. BuzzFeed đã tiết lộ 2 trong số 4 người tạo ra BAYC gồm Greg Solano, nhà văn kiêm biên tập viên 32 tuổi và Wylie Aronow, thanh niên 35 tuổi đến từ Florida (Mỹ).
Theo hồ sơ công khai, Yuga Labs được thành lập tại Delaware với địa chỉ của Greg Solano. Hồ sơ cũng cho thấy mối liên hệ của Solano với Wylie Aronow. Nicole Muniz, CEO Yuga Labs đã xác nhận danh tính 2 người này với BuzzFeed.
Trong cuộc phỏng vấn với Rolling Stone và The New Yorker, 2 người tạo ra BAYC sử dụng các bút danh "Gordon Goner" và "Gargamel".
Nội dung trả lời phỏng vấn từ những người này trùng với thông tin của Solano và Aronow. Họ cùng ở độ tuổi 30, gặp nhau tại Florida và có niềm đam mê văn học (một người hoàn thành bằng thạc sĩ mỹ thuật về viết sáng tạo, người kia bỏ học do sức khỏe không đảm bảo).
Nghệ sĩ Paris Hilton và MC Jimmy Fallon thảo luận về BAYC trong chương trình The Tonight Show.
"Gordon Goner" và "Gargamel" quan tâm đến tiền mã hóa, muốn tạo một bộ sưu tập NFT. Họ nêu ý tưởng về những con vượn giàu có, sống trong một clubhouse dưới đầm lầy. Cặp đôi thuê những nhà thiết kế tự do để vẽ ảnh vượn, hợp tác với 2 kỹ sư để xây dựng bộ sưu tập. Danh tính của 2 kỹ sư, "Emperor Tomato Ketchup" và "No Sass", chưa được tiết lộ.
Solano, hay "Gargamel" xuất hiện trên vài website văn học với tư cách biên tập viên. Anh cũng là đồng tác giả một quyển sách về game World of Warcraft. Trong khi đó, Aronow từng trả lời phỏng vấn của Chicago Tribune về những cuốn sách được anh đọc trong tuần.
Tháng 5/2021, một công ty tiền mã hóa tên Bitmex đã đẩy Aronow vào kiện tụng khi anh mua tên miền bitmex.guru vào năm 2018. Bitmex cho rằng tên miền này dùng để lừa những người đang tìm kiếm công ty Bitmex thực. Do Aronow không xuất hiện, công tố viên quyết định chuyển quyền sở hữu tên miền.
Cần sự minh bạch từ người tạo ra NFT
Với tính bảo mật và dựa trên nền tảng phi tập trung, không nhiều tác giả công khai danh tính thật khi bán NFT mà sử dụng bút danh. Dù Solano và Aronow chưa có dấu hiệu lừa đảo, vấn đề xác thực danh tính tác giả NFT là chủ đề được nhiều người thảo luận, đặc biệt khi khả năng chủ NFT bỏ trốn với số tiền của nhà đầu tư, công bố các giao dịch giả có thể xảy ra.
Vốn hóa thị trường của BAYC đang đạt 2,8 tỷ USD.
Trong khi các quỹ đầu tư có thể tìm hiểu danh tính người đứng sau NFT, đa số nhà đầu tư và chủ sở hữu cá nhân không thể làm điều đó. "Nếu không có sự minh bạch và cởi mở, những người không thực hiện trách nhiệm giải trình như các tập đoàn lớn có thể tạo ra nhiều vấn đề", Gary Kalman, Giám đốc nhóm vận động Minh bạch Quốc tế (Transparency International) tại Mỹ cho biết.
Nhiều người cho rằng hợp đồng thông minh của blockchain có thể giúp giải quyết tình trạng này. Soona Amhaz, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào tiền mã hóa Volt Capital cho rằng một công ty sử dụng biệt danh có thể giúp nhà sáng lập tránh bị miệt thị ngoại hình, giới tính hoặc chủng tộc như những startup truyền thống, vốn cần công khai tên thật để các cơ quan chính phủ dễ quản lý.
Chủ bộ sưu tập NFT bỏ trốn với 1,3 triệu USD Dù được xác nhận danh tính, người đứng sau bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club đã bỏ trốn với số tiền 1,3 triệu USD từ nhà đầu tư. Ngày 11/1, bộ sưu tập NFT có tên Big Daddy Ape Club, dựa trên mạng lưới blockchain Solana (SOL) bất ngờ biến mất sau một thời gian mở bán. Kẻ lừa đảo đứng...