Bổ sung vitamin cách đơn giản
Biết tận dụng thực phẩm có sẵn để bổ sung các vitamin D, K, C giúp xương chắc khỏe là một cách thông minh, không sợ tốn tiền.
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, từng làm việc tại Bệnh viện Quân đội 108, cơ thể chúng ta có nhu cầu nhiều loại vitamin, đặc biệt là các vitamin để tạo dựng và phát triển khung xương.
Gãy xương vì thiếu hụt vitamin
Y học đã chứng minh vitamin D giữ vai trò quan trọng trong chuyển hoá canxi và xương. Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi trong ruột bằng cách tăng tổng hợp các protein chuyên chở canxi qua thành ruột.
Khi vitamin D đủ thì cơ thể có thể hấp thu tới 30% lượng canxi từ thực phẩm. Ở phụ nữ có thai và cho con bú, lượng vitamin D cao cho phép hấp thu tới 50% canxi ăn vào. Tại thận, vitamin D làm giảm bài tiết canxi và phospho, tức là giữ gìn những nguyên liệu quý giá này cho xương. Ngoài ra vitamin D còn bảo vệ khung xương thông qua tác dụng làm tăng cơ bắp và giảm nguy cơ bị ngã.
Vitamin D có nhiều trong cá hồi (nguồn ảnh: internet)
Video đang HOT
Vitamin K tác dụng chậm hơn nhưng quan trọng không kém, và hiện nay cũng được coi là một hormone giúp duy trì sức mạnh cho xương ở những người cao tuổi. Nếu Protein không có đủ vitamin K thì không có đủ điều kiện để gắn kết với canxi. Phụ nữ không được carboxyl hoá bài tiết canxi khiến xương bị rỗng, xốp.
Trong khi đó, Vitamine C là yếu tố hiệp đồng cùng men thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagene, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Vitamin C còn giúp cho protein osteocalcin và men phosphatase kiềm của xương hoạt động, giúp cho quá trình khoáng hoá xương. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ làm tăng nguy cơ gãy xương.
Rau, củ – nguồn vitamin dồi dào
Theo tiến sĩ Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các vitamin giúp chắc xương là C,D,K đều có trong thực phẩm hàng ngày và dễ tìm kiếm. Ví dụ, vitamin D có trong cá hồi, cá ngừ, sữa chua. Một khẩu phần cá hồi 100 gr chứa 360 IU vitamin D, gần bằng một nửa lượng vitamin D mà các chuyên gia khuyến cáo nên hấp thụ hàng ngày.
Sữa và đậu nành cũng bổ sung rất nhiều vitamin D. Trong sữa bò đều rất dồi dào nguồn vitamin. Bên cạnh đó, các nguồn sữa từ đậu nành, bột gạo… cũng chứa nhiều vitamin D cần thiết. Hầu hết các loại ngũ cốc đều có chứa vitamin D. Uống một ly ngũ cốc cũng có nghĩa là bạn đã nạp được 40 IU vitamin loại này.
Gan động vật chứa nhiều vitamin A, D (nguồn ảnh: internet)
Tiến sĩ Bạch Mai cũng cho biết, vitamin K chứa nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, cải chân vịt, đặc biệt là rau mùi tây. Một số thực phẩm khác như xà lách trộn bằng bắp cải tươi, mận, kiwi cũng chứa nhiều vitamin K.
Vitamin C có mặt ở phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ở thực phẩm nguồn động vật, gan và thận được xem là có nguồn vitamin C đáng kể. Phần lá của rau xanh có nhiều vitamin C hơn phần thân, nhưng thân còn giữ được 82% vitamin C trong 10 phút đun nấu, trong khi phần lá chỉ còn lại 60%.
Rau thân mềm có chứa nhiều vitamin C hơn rau thân cứng. “Rau bị héo mất nhiều vitamin C trong quá trình dự trữ hơn rau tươi. Củ mất vitamin C chậm, càng chế biến ở nhiệt độ cao lượng vitamin C mất càng nhiều”, tiến sĩ Bạch Mai cho biết.
Theo Eva
Phơi nắng thế nào mới có lợi?
Phơi nắng không những giúp cho tinh thần sảng khoái, mà còn rất có lợi cho sức khoẻ. Phơi nắng có thể bổ sung vitamin D để giúp cho việc hấp thụ canxi được tốt hơn.
Thế nhưng, phơi nắng như thế nào là đúng phương pháp?
Phơi lưng có thể trừ khí lạnh, có lợi cho việc cải thiện chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, phơi lưng khiến cho kinh lạc ở lưng được lưu thông, có lợi cho tim và phổi.
Phơi hai chân có thể trừ khí lạnh ở chân rất tốt, khiến cho đôi chân đỡ bị chuột rút và có thể giúp cho chân tăng tốc độ hấp thụ canxi, khiến cho xương thêm cứng cáp, chống xốp xương. Đối với những người mắc bệnh viêm khớp xương, phơi nắng có thể làm cho mạch máu lưu thông, giảm bớt được bệnh. Ngoài ra, trên đôi chân còn có rất nhiều huyệt. Sự kích thích của ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy hai chân nhẹ nhõm, đỡ mệt mỏi.
Ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu giúp cơ thể chúng ta hấp thụ được nhiều canxi hơn (ảnh minh họa)
Ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi càng nhiều. Có nhiều người khi phơi nắng lại đội mũ. Nên nhớ rằng ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm không nóng lắm, nên nếu mặc áo dài tay và đội mũ thì không nhận được tác dụng của ánh nắng mặt trời.
Nhiều bậc cha mẹ sợ ánh nắng sẽ làm cháy làn da non nớt của con trẻ nên thường hay độ mũ cho chúng. Thật ra, chỉ cần xác định được thời gian thích hợp để phơi nắng đỉnh đầu cho trẻ thì ánh nắng mặt trời sẽ có lợi cho sự phát triển của não bộ và xương sọ.
Phơi nắng cũng kích thích việc mọc tóc.
Mùa hè, từ 6 đến 9 giờ sáng được cho là thời gian phơi nắng tốt nhất, bởi vì lúc đó lượng tia tử ngoại còn thấp, cơ thể chúng ta hấp thụ an toàn.
Trẻ sơ sinh mỗi lần phơi nắng khoảng 15 - 30 phút (ảnh minh họa)
Lưu ý là, ở những độ tuổi khác nhau thì sức chịu đựng đối với ánh nắng mặt trời cũng khác nhau. Vì vậy, phơi nắng trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Trẻ sơ sinh mỗi lần phơi nắng khoảng 15 - 30 phút, thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên thì mỗi lần phơi khoảng từ một đến hai giờ, còn người cao tuổi thì mỗi lần chỉ khoảng 20 - 30 phút là hợp lý.
Các chuyên gia sức khoẻ còn khuyên chúng ta không nên phơi nắng qua lớp cửa kính, vì như vậy sẽ không thu được hiệu quả. Ngoài ra, cần phải áp dụng các biện pháp chống nắng như xoa kem chống nắng, đeo kính râm...
Theo Eva
Tác hại khi ăn nhiều trái cây Thật ngạc nhiên, ăn quá nhiều trái cây cũng có thể gây ra những tác hại khó lường cho sức khỏe của bạn! Trái cây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như bổ sung vitamin, chất xơ và ngăn ngừa lão hóa..., vì thế, nhiều người đã ra sức ăn để "không bổ thượng cũng bổ hạ". Tuy vậy, có...